Quá trưa, nó thức giấc, gió ngoài trời đã nổi lên kèm theo một chút mưa nhỏ. Không như những cơn gió mùa hạ thoang thoảng giật dờ, gió này cho người ta cảm giác thổi mãi không ngừng. Theo gió, cành phượng ngoài hiên cứ ngả hẳn đi, đung đưa sang hai bên, những tưởng gió mãi chẳng ngừng cho nó về lại vị trí cũ. Nó khẽ đưa tay mở cửa sổ ra, gió theo đó tràn vào mang theo cảm giác lành lạnh. Bất giác, nó rùng mình nổi hết gai ốc thuận tay đóng luôn cánh cửa lại. Bão lại về - Cái cảm giác chán ghét theo đó bắt đầu xuất hiện trong nó.
Men theo tay vịn cầu thang, nó xuống dưới nhà… Nó bước ra ngoài hiên với cảm giác mơ hồ, khó hiểu - Xung quanh nó, xen với tiếng gió là những âm thanh ồn ào, náo nhiệt cùng dáng vội vã, tất bật của mọi người…
Nguyên cũng bởi, mọi người quanh khu nó ở đang tấp nập chống bão. Nhìn qua, mấy bao cát mới được chuẩn bị đã nhanh chóng được chuyển lên chốc các mái hiên. Trực tiếp hơn, một vài mái hiên di động đã được hạ hẳn xuống chắn trước nhà. Những giàn ăng-ten để ngoài trời cũng nhanh chóng tìm được vị trí an toàn.
Gió lại thổi mạnh hơn, thời gian như cũng trôi nhanh hơn theo vận tốc của gió, mưa bắt đầu dày hạt. Mượn thế gió, những hạt mưa có lực hơn, quất vào mặt người đau rát. Phút chốc, khi hạt mưa mạnh mẽ hơn, con người ta bắt đầu thấy lo lắng và vội vàng hơn.
Nhà đối diện, Bác Bỉnh đã bắt đầu quát tháo thằng con vì chậm chạp. Ít phút sau, cạnh nhà, bác Hạnh cũng bắt đầu cáu gắt. Dần dần cả khu bắt đầu hô lên những tiếng thúc giục nhanh chóng. Chéo nhà, ông Lai đang nhìn nó nháy mắt cười rạng rỡ. Cười cười, nó nhìn lão gật đầu như để chào hỏi. Qua màn mưa và một con đường, nó xem xét sơ qua nhà cửa nhà lão. Quá cẩn thận, có lẽ lão đã chằng cửa, hạ cột từ lúc đài mới đưa tin. Đưa ngón cái lắc lắc, lão gật đầu ra hiệu cho nó là mọi thứ đã ổn. Nó cũng cười cười đưa ngón tay cái lên ra hiệu là đã hiểu.
Lát sau, bố nó cũng về, áo mưa nặng thêm nước, bàn tay trắng bạch vì vừa nắm vật gì quá chặt cùng do ngâm nước lâu, khuôn mặt lởm chởm hàm râu hãy còn đọng lại mấy giọt mưa, ông vừa đi chằng lại mái bờ rô ngoài xưởng cạnh nhà về. Cởi áo mưa ra, ông nhìn gió suy nghĩ một hồi rồi quay lại nhìn nó.
_ Vào nhà đi cu! Bão sắp về rồi đấy!
Nó ứng tiếng nhưng vẫn đứng đó nhìn ông. Lát sau, mấy bác hàng xóm cũng lần lượt đi sang nhà nó. Dưới mái hiên, mấy người bàn luận.
_ Gió báo bão lên hơi sớm! Bão lần này sẽ to lắm đây!
_ Bão chưa vào đã gió này! Năm nay căng đấy!
_ Bão này sợ quá cấp mười một…
_ Lúa năm nay không biết có trụ nổi không?
_ Nhà các bác chống bão xong hết chưa ạ?
_ Thôi! Về đợi bão đi! Chắc khoảng chín giờ nó mới vào.
Mấy người ra về với những ưu tư nặng trĩu, nhưng không có ai giấu đi những nụ cười của mình. Mỗi câu nói ra, tính nghiêm trọng dễ có thể nhận thấy, nhưng đi cùng nó là chút tễu cợt pha vào. Ở cái tuổi ấy, đi qua quá nửa đời người, những cơn bão mấy người từng gặp chẳng phải ít… Bão lòng, bão đời, bão của thiên nhiên,… Mấy cơn bão ấy, có mấy khi nó thiếu đi sự nghiêm trọng? Khi đã kinh qua và nhìn lại, mọi thứ cũng không hẳn khó khăn như bản thân mỗi người từng nghĩ. Vậy nên dẫu có khó khăn thế nào, họ vẫn nở nụ cười tự nhiên thoải mái. Nghiễm nhiên, ngày đó nó không biết.
Khi mấy bác hàng xóm đã về, gió cũng to hơn, mưa cũng nặng hạt hơn, trời cũng u ám hơn. Nếu không phải kim đồng hồ trong nhà đang chỉ 3 giờ 48’chiều, nó còn hoài nghi lúc đó là gần 6 giờ tối. Ý nghĩ trẻ thơ, nó nhiều lần hồ nghi là đồng hồ nhà nó chạy sai, nhưng sự thật, có lẽ cái đồng hồ chỉ chạy sai ở cấp độ giây. Vì bố nó đã chỉnh lại đồng hồ từ rất sớm để tính toán cường độ của gió bão.
Vẫn không vào nhà, nó ngây ngô ngây nhìn bố nó trầm tư rút ra một điếu thuốc châm lửa hút. Nó sợ hãi, nó sợ cơn bão,… Nhưng nhiều hơn, nó sợ bố nó sẽ lại ra ngoài. Và rồi, một lát sau, bố nó quay sang nhìn nó.
_ Vào nhà đi con! Cài cửa chặt vào! Tý nữa gió to lắm đấy!
Nó giật mình nhưng vẫn im lặng không nói gì, ông cũng không để ý tới nó lấy áo mưa mặc vào chuẩn bị rời khỏi nhà. Sợ sệt, nó hỏi.
_ Bố đi đâu vậy ạ?
Buộc lại dây áo mưa, với lấy chiếc xe đạp dựng gần đó, bố nó trả lời.
_ Bố vào nhà ông ngoại một tý, con vào nhà đi, tý bố về.
Nó vào nhà rồi đóng cửa lại, những thanh âm của bão cũng nhỏ dần, ánh sáng trong căn phòng cũng ít đi khi cánh cửa được khép hẳn. Ngồi thu mình trong một chiếc ghế ở phòng khách, nó sợ hãi, nó sợ những gì không may mắn sẽ đến. Vu vơ trong ảo cảnh, nó tưởng tượng đến những tình huống xấu có thể xảy ra.
Đang trong khi ấy, nó nghe thấy tiếng bố nó gọi cửa. Giật mình, nó chạy ra mở cửa thật nhanh. Cửa vừa mở ra, không để ý đến nó, bố nó đẩy hai em gái nó vào nhà dặn nó.
_ Chơi với em nha! Bão to quá, dì gửi hai đứa ở nhà mình.
Nó gật đầu rồi kéo hai em nó ra sau lưng, bố nó lại đi, nó đóng cửa lại tiếp tục chờ đợi. Hai em gái nó vẫn đứng đó nhìn nó sợ sệt, nó cởi áo mưa cho hai đứa rồi chỉ tay lên nhà càu nhàu.
_ Nhìn cái gì? Đi lên tầng chơi với chị Hạt đi…
Bọn nhóc sợ gương mặt cáu gắt của nó, hai đứa đẩy đẩy tay nhau đi lên nhà chơi cùng chị và em gái nó. Không phải nó muốn cáu gắt vậy, nhưng hồi đó, nó còn trẻ con, mà trẻ con thì con trai thường không chơi với con gái. Như bình thường, chỉ cần đi cùng một bạn gái cùng lớp thôi, sẽ bị cả lớp trêu chọc. Lối mòn, nó cũng dễ thành một thói quen với tất cả những người khác.
Khi bọn nhóc đã khuất, bao lấy nó lại là sợ hãi và tĩnh mịch, không phải do không gian mà là nó cảm nhận được thế. Tiếng kim đồng hồ chậm rãi di chuyển, nó nghe thấy rõ ràng tiếng thời gian đang trôi đi.
Ngoài trời, gió chầm chậm chuyển cấp. Qua những ngọn cây, những tiếng rít bắt đầu kéo dài và chói tai hơn. Mỗi lần tiếng rít kêu lên là mỗi lần nó thấy rùng mình gai lạnh. Thi thoảng trong tiếng gió lại chen ngang một âm “rầm” của cánh cửa nhà ai đó quên chưa khép. Cửa kính bắt đầu lần vần, vang lên những tiếng rùng lắc kèn kẹt nhè nhẹ. Và rồi khi trời bắt đầu tối đúng nghĩa, bố nó cũng về.
Tối hôm đó, trên tầng một, một cây nến đỏ tỏa ánh sáng vàng, cả nhà nó cùng hai đứa em gái nó ngồi quây quần bên một nồi cơm thật lớn. Nghĩ ra, chắc chỉ có bà nội nó là người vui nhất, vì tối đó mẹ nó có nấu cơm nếp lạc. Nhưng tối hôm đó chẳng ai ăn được nhiều, có lẽ do ảnh hưởng của bão nên mọi người ăn uống cũng không thật ngon.
Sau bữa cơm tối, cả nhà lại ngồi bên nhau nghe đài thông báo về cơn bão. Vốn nhỏ tuổi không hiểu gì, nó đi ngủ sớm hơn thường lệ. Mục đích, nó mong là khi nó ngủ dậy, trời đã sáng như mọi khi.
Khoảng 9 giờ tối, bão bắt đầu đổ bộ vào đất liền, rất buồn là nó cũng không ngủ được nữa. Tiếng gió gầm bắt đầu lên đến đỉnh điểm, sóng biển ngoài cửa Lạch Giang cũng dội lên ầm ào ghê gớm. Xen trong tối, thi thoảng nghe thấy tiếng tành tạch của cành cây gẫy vọng lại, đan vào đó là tiếng mấy mảnh kim loại va đập dập dềnh. Các cánh cửa nhà cũng theo gió giật mạnh, ngân lên những tiếng rầm rầm bập bềnh trầm muộn.
Nó sợ hãi kéo chăn kín hơn, hồi hộp chờ đợi những gì nó cho là kinh khủng nhất đến. Mấy phút sau, ánh đèn pin chiếu qua, bố nó ngó qua phòng nó rồi đi lên tầng trên. Sợ hãi trong đêm, nó bắt đầu cầu nguyện cho những gì tốt đẹp sẽ lại đến. Và rồi nó cũng đến thật, sau khi giấc ngủ ngây dại của trẻ thơ ập xuống trên nó.
Sáng hôm sau, nó dậy rất sớm. Gió ngoài trời đã lặng hẳn đi, chỉ còn lại một vài cơn gió bị bỏ quên thỉnh thoảng kéo mạnh cành cây tỏ vẻ bất mãn. Bước ra khỏi nhà, nó giật mình nhìn một cành phượng lớn trước nhà bị gió quật gãy. Nhìn qua, chỉ còn lại một ít vỏ bám lấy cành cây đang đong đưa nhẹ nhàng theo gió.
Hoang tàn… Khắp nơi là lá cây khô tươi lẫn lộn nằm ngổn ngang. Mưa kéo dài, những ngõ nhỏ trong làng đều ngập nước, một số người nhà ngoài đường lớn cao hơn, đang đi giúp anh em hàng xóm giăng lưới giữ lại số cá còn sót lại trong ao. Men theo những bờ ao, nhiều cây chuối bị gẫy nửa thân gập hẳn sang một bên vẻ thảm hại. Khắp làng, những lũy tre già đều trơ trụi lá, chỉ còn những cành không đầy gai góc.
Chiều đến, nước cũng rút vợi đi lộ ra cả một mạng đường bê tông trắng xám. Mưa trút quá nhiều nước, mây cũng nhẹ dần, một chút nắng vàng chậm chiếu xuống nhẹ nhàng. Khắp các con sông nhỏ, những chiếc vó di động được thả tấp nập.
Nó cũng ngẫu hứng đi theo một chú trung tuổi xem cất vó. Thú vị, nó rất thích đi xem người khác kéo cá, mặc nhiên là bọn trẻ cùng tầm tuổi nó cũng rất thích. Như những sinh hoạt đời thường, chứng kiến những hình ảnh thôn quê mộc mạc lúc ấy, ai có thể nghĩ rằng cơn bão mới chỉ vừa đi qua. Chiều đó, có đôi lúc nó hoài nghi rằng cơn bão ấy chỉ là một giấc mơ. Nhưng thực tại, nhìn cánh đồng lúa đã ngả màu đổ rạp trải dài, nó biết rằng: “Cơn bão là có thật”. Và trong nó, buổi chiều lịch sử ấy cứ thế trôi đi…
Nhẹ nhàng khép lại những mặt giấy vừa viết, nó cất cuốn hồi kí lên giá sách tự mỉm cười vu vơ. Lại lấy cuốn nhật kí, nó nhìn ra ngoài mái hiên, nắng chiều đã nhạt, mùa hạ đã lại về. Lại sắp đến mùa bão rồi… Nó thầm cảm khái cho những cơn bão…
Sắp ra trường rồi, những cơn bão mới sẽ lại ập đến. Như những cơn bão của thiên nhiên, ban đầu nó sẽ làm cho những suy nghĩ non nớt của mỗi người sợ sệt. Nhưng đi qua những tháng năm, khi đã trưởng thành lên, mỗi tin bão về không còn làm nó quá sợ hãi như trước nữa.
Giống thế, những cơn bão của trường đời, nó cũng sẽ đầy rẫy những mưa to và gió lớn. Sẽ có những run sợ và mất phương hướng làm cho con người cùng cực, khổ sở. Nhưng giống như những cơn bão của thiên nhiên, bước qua mưa gió thật nhiều, con người ta cũng sẽ quen dần và quên đi sợ hãi.
Mấy chữ cho cuốn nhật kí khép lại trên giá sách.
_ Sợ hãi đi, lo lắng đi, nhưng hãy lấy dũng khí đối mặt để quen dần với những khó khăn.
Men theo tay vịn cầu thang, nó xuống dưới nhà… Nó bước ra ngoài hiên với cảm giác mơ hồ, khó hiểu - Xung quanh nó, xen với tiếng gió là những âm thanh ồn ào, náo nhiệt cùng dáng vội vã, tất bật của mọi người…
Nguyên cũng bởi, mọi người quanh khu nó ở đang tấp nập chống bão. Nhìn qua, mấy bao cát mới được chuẩn bị đã nhanh chóng được chuyển lên chốc các mái hiên. Trực tiếp hơn, một vài mái hiên di động đã được hạ hẳn xuống chắn trước nhà. Những giàn ăng-ten để ngoài trời cũng nhanh chóng tìm được vị trí an toàn.
Gió lại thổi mạnh hơn, thời gian như cũng trôi nhanh hơn theo vận tốc của gió, mưa bắt đầu dày hạt. Mượn thế gió, những hạt mưa có lực hơn, quất vào mặt người đau rát. Phút chốc, khi hạt mưa mạnh mẽ hơn, con người ta bắt đầu thấy lo lắng và vội vàng hơn.
Nhà đối diện, Bác Bỉnh đã bắt đầu quát tháo thằng con vì chậm chạp. Ít phút sau, cạnh nhà, bác Hạnh cũng bắt đầu cáu gắt. Dần dần cả khu bắt đầu hô lên những tiếng thúc giục nhanh chóng. Chéo nhà, ông Lai đang nhìn nó nháy mắt cười rạng rỡ. Cười cười, nó nhìn lão gật đầu như để chào hỏi. Qua màn mưa và một con đường, nó xem xét sơ qua nhà cửa nhà lão. Quá cẩn thận, có lẽ lão đã chằng cửa, hạ cột từ lúc đài mới đưa tin. Đưa ngón cái lắc lắc, lão gật đầu ra hiệu cho nó là mọi thứ đã ổn. Nó cũng cười cười đưa ngón tay cái lên ra hiệu là đã hiểu.
Lát sau, bố nó cũng về, áo mưa nặng thêm nước, bàn tay trắng bạch vì vừa nắm vật gì quá chặt cùng do ngâm nước lâu, khuôn mặt lởm chởm hàm râu hãy còn đọng lại mấy giọt mưa, ông vừa đi chằng lại mái bờ rô ngoài xưởng cạnh nhà về. Cởi áo mưa ra, ông nhìn gió suy nghĩ một hồi rồi quay lại nhìn nó.
_ Vào nhà đi cu! Bão sắp về rồi đấy!
Nó ứng tiếng nhưng vẫn đứng đó nhìn ông. Lát sau, mấy bác hàng xóm cũng lần lượt đi sang nhà nó. Dưới mái hiên, mấy người bàn luận.
_ Gió báo bão lên hơi sớm! Bão lần này sẽ to lắm đây!
_ Bão chưa vào đã gió này! Năm nay căng đấy!
_ Bão này sợ quá cấp mười một…
_ Lúa năm nay không biết có trụ nổi không?
_ Nhà các bác chống bão xong hết chưa ạ?
_ Thôi! Về đợi bão đi! Chắc khoảng chín giờ nó mới vào.
Mấy người ra về với những ưu tư nặng trĩu, nhưng không có ai giấu đi những nụ cười của mình. Mỗi câu nói ra, tính nghiêm trọng dễ có thể nhận thấy, nhưng đi cùng nó là chút tễu cợt pha vào. Ở cái tuổi ấy, đi qua quá nửa đời người, những cơn bão mấy người từng gặp chẳng phải ít… Bão lòng, bão đời, bão của thiên nhiên,… Mấy cơn bão ấy, có mấy khi nó thiếu đi sự nghiêm trọng? Khi đã kinh qua và nhìn lại, mọi thứ cũng không hẳn khó khăn như bản thân mỗi người từng nghĩ. Vậy nên dẫu có khó khăn thế nào, họ vẫn nở nụ cười tự nhiên thoải mái. Nghiễm nhiên, ngày đó nó không biết.
Khi mấy bác hàng xóm đã về, gió cũng to hơn, mưa cũng nặng hạt hơn, trời cũng u ám hơn. Nếu không phải kim đồng hồ trong nhà đang chỉ 3 giờ 48’chiều, nó còn hoài nghi lúc đó là gần 6 giờ tối. Ý nghĩ trẻ thơ, nó nhiều lần hồ nghi là đồng hồ nhà nó chạy sai, nhưng sự thật, có lẽ cái đồng hồ chỉ chạy sai ở cấp độ giây. Vì bố nó đã chỉnh lại đồng hồ từ rất sớm để tính toán cường độ của gió bão.
Vẫn không vào nhà, nó ngây ngô ngây nhìn bố nó trầm tư rút ra một điếu thuốc châm lửa hút. Nó sợ hãi, nó sợ cơn bão,… Nhưng nhiều hơn, nó sợ bố nó sẽ lại ra ngoài. Và rồi, một lát sau, bố nó quay sang nhìn nó.
_ Vào nhà đi con! Cài cửa chặt vào! Tý nữa gió to lắm đấy!
Nó giật mình nhưng vẫn im lặng không nói gì, ông cũng không để ý tới nó lấy áo mưa mặc vào chuẩn bị rời khỏi nhà. Sợ sệt, nó hỏi.
_ Bố đi đâu vậy ạ?
Buộc lại dây áo mưa, với lấy chiếc xe đạp dựng gần đó, bố nó trả lời.
_ Bố vào nhà ông ngoại một tý, con vào nhà đi, tý bố về.
Nó vào nhà rồi đóng cửa lại, những thanh âm của bão cũng nhỏ dần, ánh sáng trong căn phòng cũng ít đi khi cánh cửa được khép hẳn. Ngồi thu mình trong một chiếc ghế ở phòng khách, nó sợ hãi, nó sợ những gì không may mắn sẽ đến. Vu vơ trong ảo cảnh, nó tưởng tượng đến những tình huống xấu có thể xảy ra.
Đang trong khi ấy, nó nghe thấy tiếng bố nó gọi cửa. Giật mình, nó chạy ra mở cửa thật nhanh. Cửa vừa mở ra, không để ý đến nó, bố nó đẩy hai em gái nó vào nhà dặn nó.
_ Chơi với em nha! Bão to quá, dì gửi hai đứa ở nhà mình.
Nó gật đầu rồi kéo hai em nó ra sau lưng, bố nó lại đi, nó đóng cửa lại tiếp tục chờ đợi. Hai em gái nó vẫn đứng đó nhìn nó sợ sệt, nó cởi áo mưa cho hai đứa rồi chỉ tay lên nhà càu nhàu.
_ Nhìn cái gì? Đi lên tầng chơi với chị Hạt đi…
Bọn nhóc sợ gương mặt cáu gắt của nó, hai đứa đẩy đẩy tay nhau đi lên nhà chơi cùng chị và em gái nó. Không phải nó muốn cáu gắt vậy, nhưng hồi đó, nó còn trẻ con, mà trẻ con thì con trai thường không chơi với con gái. Như bình thường, chỉ cần đi cùng một bạn gái cùng lớp thôi, sẽ bị cả lớp trêu chọc. Lối mòn, nó cũng dễ thành một thói quen với tất cả những người khác.
Khi bọn nhóc đã khuất, bao lấy nó lại là sợ hãi và tĩnh mịch, không phải do không gian mà là nó cảm nhận được thế. Tiếng kim đồng hồ chậm rãi di chuyển, nó nghe thấy rõ ràng tiếng thời gian đang trôi đi.
Ngoài trời, gió chầm chậm chuyển cấp. Qua những ngọn cây, những tiếng rít bắt đầu kéo dài và chói tai hơn. Mỗi lần tiếng rít kêu lên là mỗi lần nó thấy rùng mình gai lạnh. Thi thoảng trong tiếng gió lại chen ngang một âm “rầm” của cánh cửa nhà ai đó quên chưa khép. Cửa kính bắt đầu lần vần, vang lên những tiếng rùng lắc kèn kẹt nhè nhẹ. Và rồi khi trời bắt đầu tối đúng nghĩa, bố nó cũng về.
Tối hôm đó, trên tầng một, một cây nến đỏ tỏa ánh sáng vàng, cả nhà nó cùng hai đứa em gái nó ngồi quây quần bên một nồi cơm thật lớn. Nghĩ ra, chắc chỉ có bà nội nó là người vui nhất, vì tối đó mẹ nó có nấu cơm nếp lạc. Nhưng tối hôm đó chẳng ai ăn được nhiều, có lẽ do ảnh hưởng của bão nên mọi người ăn uống cũng không thật ngon.
Sau bữa cơm tối, cả nhà lại ngồi bên nhau nghe đài thông báo về cơn bão. Vốn nhỏ tuổi không hiểu gì, nó đi ngủ sớm hơn thường lệ. Mục đích, nó mong là khi nó ngủ dậy, trời đã sáng như mọi khi.
Khoảng 9 giờ tối, bão bắt đầu đổ bộ vào đất liền, rất buồn là nó cũng không ngủ được nữa. Tiếng gió gầm bắt đầu lên đến đỉnh điểm, sóng biển ngoài cửa Lạch Giang cũng dội lên ầm ào ghê gớm. Xen trong tối, thi thoảng nghe thấy tiếng tành tạch của cành cây gẫy vọng lại, đan vào đó là tiếng mấy mảnh kim loại va đập dập dềnh. Các cánh cửa nhà cũng theo gió giật mạnh, ngân lên những tiếng rầm rầm bập bềnh trầm muộn.
Nó sợ hãi kéo chăn kín hơn, hồi hộp chờ đợi những gì nó cho là kinh khủng nhất đến. Mấy phút sau, ánh đèn pin chiếu qua, bố nó ngó qua phòng nó rồi đi lên tầng trên. Sợ hãi trong đêm, nó bắt đầu cầu nguyện cho những gì tốt đẹp sẽ lại đến. Và rồi nó cũng đến thật, sau khi giấc ngủ ngây dại của trẻ thơ ập xuống trên nó.
Sáng hôm sau, nó dậy rất sớm. Gió ngoài trời đã lặng hẳn đi, chỉ còn lại một vài cơn gió bị bỏ quên thỉnh thoảng kéo mạnh cành cây tỏ vẻ bất mãn. Bước ra khỏi nhà, nó giật mình nhìn một cành phượng lớn trước nhà bị gió quật gãy. Nhìn qua, chỉ còn lại một ít vỏ bám lấy cành cây đang đong đưa nhẹ nhàng theo gió.
Hoang tàn… Khắp nơi là lá cây khô tươi lẫn lộn nằm ngổn ngang. Mưa kéo dài, những ngõ nhỏ trong làng đều ngập nước, một số người nhà ngoài đường lớn cao hơn, đang đi giúp anh em hàng xóm giăng lưới giữ lại số cá còn sót lại trong ao. Men theo những bờ ao, nhiều cây chuối bị gẫy nửa thân gập hẳn sang một bên vẻ thảm hại. Khắp làng, những lũy tre già đều trơ trụi lá, chỉ còn những cành không đầy gai góc.
Chiều đến, nước cũng rút vợi đi lộ ra cả một mạng đường bê tông trắng xám. Mưa trút quá nhiều nước, mây cũng nhẹ dần, một chút nắng vàng chậm chiếu xuống nhẹ nhàng. Khắp các con sông nhỏ, những chiếc vó di động được thả tấp nập.
Nó cũng ngẫu hứng đi theo một chú trung tuổi xem cất vó. Thú vị, nó rất thích đi xem người khác kéo cá, mặc nhiên là bọn trẻ cùng tầm tuổi nó cũng rất thích. Như những sinh hoạt đời thường, chứng kiến những hình ảnh thôn quê mộc mạc lúc ấy, ai có thể nghĩ rằng cơn bão mới chỉ vừa đi qua. Chiều đó, có đôi lúc nó hoài nghi rằng cơn bão ấy chỉ là một giấc mơ. Nhưng thực tại, nhìn cánh đồng lúa đã ngả màu đổ rạp trải dài, nó biết rằng: “Cơn bão là có thật”. Và trong nó, buổi chiều lịch sử ấy cứ thế trôi đi…
Nhẹ nhàng khép lại những mặt giấy vừa viết, nó cất cuốn hồi kí lên giá sách tự mỉm cười vu vơ. Lại lấy cuốn nhật kí, nó nhìn ra ngoài mái hiên, nắng chiều đã nhạt, mùa hạ đã lại về. Lại sắp đến mùa bão rồi… Nó thầm cảm khái cho những cơn bão…
Sắp ra trường rồi, những cơn bão mới sẽ lại ập đến. Như những cơn bão của thiên nhiên, ban đầu nó sẽ làm cho những suy nghĩ non nớt của mỗi người sợ sệt. Nhưng đi qua những tháng năm, khi đã trưởng thành lên, mỗi tin bão về không còn làm nó quá sợ hãi như trước nữa.
Giống thế, những cơn bão của trường đời, nó cũng sẽ đầy rẫy những mưa to và gió lớn. Sẽ có những run sợ và mất phương hướng làm cho con người cùng cực, khổ sở. Nhưng giống như những cơn bão của thiên nhiên, bước qua mưa gió thật nhiều, con người ta cũng sẽ quen dần và quên đi sợ hãi.
Mấy chữ cho cuốn nhật kí khép lại trên giá sách.
_ Sợ hãi đi, lo lắng đi, nhưng hãy lấy dũng khí đối mặt để quen dần với những khó khăn.