Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Máy thủy bình là gì?

Máy thủy bình tự động được định nghĩa là một thiết bị trắc địa với hệ thống tự động cân bằng được tích hợp với phạm vi bù là 15′ giúp cho thao tác đo đạc nhanh chóng nhằm mục đích đo chênh cao, từ số đọc trên mia < thước đo độ cao>, người ta sẽ tính ra được độ cao điểm cần dẫn tuyến.

Thiết bị này còn được hiểu là máy đo độ cao theo tia ngắm nằm ngang và  phải song song với bề mặt của bọt thủy. Với độ chính xác thấp, thiết bị này chỉ được dùng trong các mục đích xây dựng công trình < có thể kể đến khu công nghiệp, đường dẫn nước, kênh mương…>. Sai số các loại máy thông dụng thường đạt độ chính xác 1.5-2.0mm.

1. Máy thủy bình dùng để làm gì?
Chiếc máy được thiết kế với mục đích lấy cao độ của mặt bằng khu vực xây dựng để phục vụ các công tác như tính toán khối lượng đào đắp mặt sàn. Với mức độ tăng trưởng và sự phát triển số lượng của những tòa nhà cao tầng như hiện nay thì những thiết bị máy đo đạc này là vô cùng cần thiết hiện nay

Xem thêm: máy cân bằng tia laser

2. Công dụng của máy thủy bình
- Đo góc: Góc đo bàn độ ngang được thiết kế bên dưới kính mắt và dễ dàng đọc số, người dùng có thể thiết lập góc 90° hoặc đo đạc một góc bất kỳ sau khi đã bắt mục tiêu với độ chính xác góc ngang là 30′.
- Đo khoảng cách: Thiết bị máy trắc địa này có thể đo được khoảng cách không? Trải qua một quá trình tìm hiểu về nó cũng như công dụng của nó, hầu hết các kỹ sư trắc địa đều có thể thực hiện được quá trình này với những bước rất đơn giản như sau:
Khoảng cách từ tâm máy tới mia được tính theo công thức :
D = [ (a – b) x100 ]/1000 = (a – b)x0.1.
Trong đó :
D- khoảng cách từ máy tới điểm đặt mia
a  -số đọc chỉ trên
b- số đọc chỉ dưới
Các thế hệ máy thủy bình đều được thiết kế hệ thống chỉ chữ thập có khả năng lấy khoảng cách sơ bộ nhờ số đọc trên mia.
- Đo cao:
Dẫn truyền độ cao giữa các điểm
Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A ( có độ cao là H ) đến điểm B chưa biết độ cao
Bước 1: Thiết lập hoặc chuyển trạm máy thủy bình
Yêu cầu đảm bào chiều cao tia ngắm không được thấp hơn chân mia và không vượt quá chiều cao mia. Khoảng cách từ máy đến điểm A tùy thuộc vào chiều dài đoạn dẫn truyền và việc thông hướng của tia ngắm.
Đối với cấp thủy chuẩn kỹ thuật khoảng cách từ máy tới mia ( l ) không nên xa quá 120m. Khoảng chên lệch từ mia trước tới mia sau không chênh quá 5m
Đối với thùy chuẩn hạng IV khoảng cách từ máy tới mia ( l )  ≤ 80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤3m
Đối với thùy chuẩn hạng III khoảng cách từ máy tới mia ( l ) ≤80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤2m
Đối với thùy chuẩn hạng III khoảng cách từ máy tới mia ( l ) ≤80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤1.5m
Chú ý: Khi đo thùy chuẩn hạng IV trở lên bằng mia gỗ, inva phải bố trí số trạm ( n ) chẵn ( n là tổng số trạm máy trên tuyến )

Xem thêm: may thuy binh laser

Bước 2: Cân bằng máy
Nối máy thủy bình với chân bằng ốc nối vặn thật chặt, chỉnh 2 chân máy dậm chắc, cầm chân máy còn lại điều chỉnh sao cho bọt thủy tròn nằm trong vòng tròn giới hạn. Dậm chắc chân máy còn lại và điều chỉnh bằng 3 ốc  sao cho bọt thủy tròn vào dữa vòng tròn trung tâm
Bước 3: Cách đọc số trên máy thủy bình
Quay máy về điểm gốc ngắm sơ bộ vào mia nắm ở mốc A, sau đó dùng vi động ngang và ốc điều quang, thập tự sao cho hình ảnh nhìn được trên mia rõ nét nhất đọc được số đọc chỉ giữa = a. Quay máy sang điểm B ta sẽ đọc được số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b
Bước 4 Cách tính truyền độ cao bằng máy thủy bình
Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b
Vậy ta tính được độ cao của điểm B = H + ( a –b )
* Ý nghĩa của các số đọc
Số đọc chỉ giữa = ( số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới ) chia 2
KC từ máy đến mia l = (số đọc chỉ trên – số đọc chỉ dưới ) x 100 ( đvt là m )

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Những điều cần biết về xe Suzuki Ertiga

Suzuki Ertiga ra đời từ nhà máy đối tác Maruti tại Ấn Độ vào năm 2012. Không lâu sau đó, Ertiga chọn Indonesia là điểm đặt chân đầu tiên khi tiến sang khu vực Đông Nam Á. Tiếp theo là Thái Lan. Tại Việt Nam, Suzuki Ertiga được giới thiệu tại triển lãm Vietnam Motor Show 2014 sau đó được bán tại hệ thống đại lý chính hãng trên toàn quốc. Với lợi thế về giá và chất lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, tân binh trong phân khúc xe 7 chỗ gia đình này thay thế cho đàn anh APV và nằm trong phân khúc MPV cỡ nhỏ. Phân khúc MPV cỡ nhỏ này trước đây có Kia Carens, Chevrolet Vivant và Nissan Grand Livina còn bây giờ là Kia Rondo.

Tại thị trường châu Á, Suzuki Ertiga cạnh tranh trực tiếp với Toyota Avanza và Honda Mobilio trong dòng xe đô thị 7 chỗ động cơ nhỏ dưới 1,5 lít. Tất nhiên đối thủ lớn nhất mà Suzuki muốn Ertiga ngắm tới là Toyota Avanza 1.5L nhưng do ở thị trường Việt Nam, mẫu xe này không được góp mặt nên Suzuki Ertiga buộc phải “ngậm ngùi” đứng chung phân khúc với KIA Carens, dù trong thâm tâm luôn muốn dành được “mẩu bánh” mà Toyota Innova đang chiếm lĩnh.

Xem thêm: gia xe oto suzuki

Suzuki Ertiga là mẫu xe MPV cỡ nhỏ được xây dựng trên cơ sở khung gầm của mẫu hatchback Suzuki Swift. Về mặt thiết kế, Ertiga là mẫu xe 7 chỗ nhưng chúng ta nên xếp mẫu xe này vào loại xe 5+2 (tức là có 5 chỗ ngồi chính và 2 chỗ ngồi phụ chỉ phù hợp với trẻ em).

1. Ngoại thất
So với đối thủ mơ ước của mình thì Suzuki Ertiga nhỏ hơn. Xe sở hữu kích thước tổng thể chiều dài x chiều rộng x chiều cao tương ứng là 4.265 x 1.695 x 1.685 mm, chiều dài cơ sở là 2.740 mm. Mẫu xe này sở hữu ngoại hình đậm chất MPV. Đuôi xe vuông vức tạo ra không gian tối đa cho người ngồi cũng như không gian chứa đồ. Ertiga thể hiện sự quen thuộc và gần gũi với người anh em Swift bằng những đường bo tròn và thiết kế phần đầu xe nhất là cặp đèn pha và lưới tản nhiệt. Vậy nhưng nếu để ý kỹ thì khách hàng quan tâm cũng không khó để nhận ra phần cản trước của Ertiga có hình chữ X thay vì chữ V như ở Swift. Thêm vào đó, phần mái của Ertiga được nâng cao hơn, cột chữ A không sơn đen như Swift.

Xem thêm: xe tai suzuki

2. Nội thất
Nếu như màu nội thất chủ đạo của Swift là màu đen thì nội thất của Suzuki Ertiga lại là màu vàng beige cho không gian trong xe cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn. Khu vực cabin có nhiều chi tiết nhựa nhưng đáng mừng là chất lượng của chúng khá là tốt. Các chi tiết đều được bố trí hợp lý, đúng chức năng, các nút bấm được làm to tạo cảm giác thân thiện, dễ sử dụng.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Xưởng may áo đồng phục tại Hà Nội

Với lợi thế về quy trình khép kín cùng đội ngũ nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồng phục áo phông và áo thun xuất khẩu, xưởng may áo thun đồng phục tại Hà Nội chuyên nhận sản xuất các đơn hàng áo thun đồng phục cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ do xưởng may áo thun Hà Nội cung cấp bao gồm:

1/ THIẾT KẾ ĐỒNG PHỤC THEO YÊU CẦU

Đội ngũ thiết kế của chúng tôi sẽ vẽ phát thảo từ 1 đến 3 ý tưởng áo thun đồng phục để Quý khách lựa chọn, các mẫu này hoàn toàn được thiết kế theo đúng ý tưởng ban đầu và mục tiêu sử dụng của Quý khách hàng.

2/ TƯ VẤN THIẾT KẾ-CHẤT LIỆU VÀ KIỂU ÁO

Với các kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực may mặc, xưởng may áo phông Hà Nội sẽ tư vấn hoàn thiện các ý tưởng ban đầu của bạn, sao cho các phương án đồng phục đẹp mắt và giá thành tiết kiệm nhất.

3/ NHUỘM MÀU VẢI THEO HỆ MÀU PANTONE

Đối với các đơn hàng có số lượng trên 400 áo, chúng tôi cung cấp thêm dịch vụ dệt và nhuộm màu vải theo yêu cầu. Thời gian dệt nhuộm dao động từ 15-30 ngày hoặc hơn, tùy thuộc vào số lượng dệt.

4/ SẢN XUẤT ÁO MẪU (DEMO)

Áo mẫu được xưởng may sản xuất trước mỗi dự án giúp khách hàng hình dung được về sản phẩm cuối cùng mà mình nhận được trước khi xưởng may áo thun tiến hành sản xuất hàng loạt

5/ SẢN XUẤT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC SỐ LƯỢNG LỚN

Vơi năng lực chuyên biệt hóa trong lĩnh vực sản xuất áo thun đồng phục, xưởng may đồng phục áo thun Hà Nội có thể đáp ứng được các đơn hàng có số lượng từ 50-10,000 áo với chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

6/ IN-THÊU ÁO THUN ĐỒNG PHỤC

Logo, tên công ty, website được in/thêu lên đồng phục, giúp nhiều khách hàng biết đến bạn hơn.

7/ GIAO HÀNG TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

Chúng tôi miễn phí giao hàng trong phạm vi nội thành Tp. Hồ Chí Minh, đối với các tỉnh thành khác, chi phí vận chuyển tùy thuộc vào khoảng cách và thời gian giao hàng.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Tác dụng của điều hòa 2 chiều

Mùa đông lạnh giá như thế này ngoài lò sưởi ra thì dieu hoa Panasonic 2 chiều là lựa chọn tốt nhất vừa tiện lợi lại dễ sử dụng. Tại sao phải lựa chọn điều hòa Panasonic, tại sao phải chọn điều hòa 2 chiều?
Chúng ta đều biết điều hòa bình thường chỉ có công dụng làm mát, nhưng máy điều hòa 2 chiều thì có thêm một công dụng nữa là làm nóng. Ai lại muốn nóng trong nhà mình ? Làm nóng nói một cách nôm na là sưởi ấm, ở khí hậu của Việt Nam thì việc sưởi ấm không thật cần thiết, nhưng có những khi trời lạnh, bạn muốn mang lại ấm cúng trong gia đình mình thì máy điều hòa 2 chiều chính là lời khuyên tốt nhất mà thegioidienlanh mang đến cho bạn. Và nếu bạn ở miền Bắc thì máy điều hòa 2 chiều là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày đông giá.

Nói về dieu hoa nhiet do dân dụng thì Panasonic đứng hàng đầu về kiểu dáng, công nghệ, độ lạnh, độ bền và độ êm tuyệt đối. Có khá năng tiết kiệm điện vượt trội trong khi vẫn luôn duy trì cảm giác dễ chịu. Lúc khởi động, máy hoạt động ở mức công suất tối đa để nhanh chóng đạt tới nhiệt độ cài đặt. Sau khi đạt được nhiệt độ cài đặt, máy giảm công suất làm lạnh đủ để duy trì nhiệt độ đó. Về thương hiệu thì đều là hàng nhập khẩu 100% nguyên đai linh kiện từ Malaysia

Dàn tản nhiệt phải có khả năng chống lại sự ăn mòn của không khí, mưa và các tác nhân khác. Panasonic đã nâng tuổi thọ của dàn tản nhiệt lên gấp 3 lần bằng lớp mạ chống ăn mòn độc đáo.
Hẳn sẽ nhiều người sẽ nghĩ nếu cần ấm áp, chỉ cần mua lò sưởi là được, tuy nhiên có điểm mà máy điều hòa 2 chiều lợi thế hơn so với máy sưởi là máy điều hòa 2 chiều có bộ phận nhiệt để đốt cháy năng lượng, do vậy bạn chỉ cần nhấn nút trên điều khiểu thì ngay lập tức máy điều hòa 2 chiều sẽ hoạt động tùy theo ý muốn của bạn, làm mát hoặc sưởi ấm.

Chính vì giá thành điều hòa 2 chiều khá đắt nên lựa chọn mua cái nào cũng lắm khó khăn, loại hàng chất lượng cao thì lại quá nhiều tiền, cái rẻ hơn thì sợ chẳng dùng được bao lâu lại đi mua mới. Lựa chọn điều hòa Panasonic 2 chiều là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Hiện nay dòng sản phẩm điều hòa 2 chiều được chia làm hai loại cơ bản, một loại có máy nén tuyến tính biến tần inverter và một loại thông thường. Hai loại chênh lệch nhau khoảng 2 triệu. Bạn nào có dự định mua điều hòa 2 chiều mới trong mùa đông này thì nên chọn loại inverter, đây là một công nghệ được áp dụng ngày càng phổ biến, nó giúp giảm thiểu điện năng tiêu thụ vả lại vào đông sử dụng điều hòa liên tục thì chọn inverter sẽ giúp tiết kiệm điện nhiều hơn nữa.

Xem thêm: dieu hoa gia re

Chúc bạn và gia đình chọn được điều hòa như ý để có một mùa đông ấm áp cho gia đình bạn.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

HƯỚNG DẪN ĐO ĐỘ LÂM ĐỒNG MÁY THỦY BÌNH

Máy thủy bình  là máy rất nhu yếu trong sự vụ đo đạc , đặc biệt là trong xây dựng , sau đây là một số hướng dẫn về cách sử dụng máy thủy bình.
Bước 1: Đặt máy tại vịt bầu bất kỳ nhưng máy không nên thấp hơn mốc ( Mốc là một vịt bầu khăng khăng cho trước )

Bước 2: Cân máy ( Chỉnh sơ bộ bằng chân máy trước cho giọt nước vào trong mới vặn chặt lại để chỉnh 3 ốc trên máy , khi chỉnh nhớ vặn 2 ốc cùng ra hoặc cùng vào sau đó vẵn ốc còn lại )

Bước 3:   Ngắm vào MIA đọc só trên Mia ( Mia là cái cây thước cứng có ghi số đỏ trắng trên đó , có nhiều loại và nhiều hảng khác nhau , có loại Mia 5m và loại 4m là thường dụng ).  mia

Xem thêm: máy thủy chuẩn

- Khi đọc thì nhớ vận chỉnh tiêu cự và kính ngắm cho rõ nhất có thể
- Khi đọc thì nhìn thấy số trên mia ghi trên đầu chữ E đó là ngàn và hàng trăm của số đọc mia ( Thường thì cao độ sẽ đọc theo đơn vị là mm rồi sau đó sẽ được quy đổi ra m )cứ 1 khấc nhỏ đen , trắng hoặc đỏ trắng thì cộng thêm 10mm , tiế theo ta chia một khấc nhỏ ra thành 10 để đọc hàng đơn vị.
VD : nếu nhìn kỹ số đọc trên mia phia trên ta sẽ thấy cao độ ta đọc được là 1091 mm 1 , 091m

Bước 4  Cách tính cao độ cho máy thủy bình:
giả sử ký hiệu cho cái mốc chuẩn gần công trình nhất là có cao độ Mo( mm ) với Mo=1000mm:( Cái này nếu là làm nhà thì thường họ lấy cao độ là hoàn thiện nền nhà để quy ước , nếu là cầu , đường , cảng thì thường lấy theo tọa độ nhà nước nên bạn không thèm phải thắc mắc số đó ở đâu ra ).
- độc giả mia  được cố 1091 mm ( lấy giá dụ ở trên ) thì mốc này đang có cao độ là 91 mm ( Lấy 1091-1000=91 ). Để ý khi ta đọc mia và tính cao độ thì nên tính theo mm , còn khi tình xong thì phải đổi lại sang đơn vị m theo đơn vị chuẩn

-Dời mia sang vịt bầu thứ 2 có số đọc tiếp theo là 1120 thì theo cách tính như trên cao độ tại điển này sẽ là 120 mm , so sánh hai điểm ta được Cuối cùng điểm 2 thấp hơn điểm 1 là 120-91=29 mm

Xem thêm: máy cân bằng tia laser

*Cứ độc giả sô MIA từ lần 2 này trở đi mà chỉ số mia cao hơn số bạn cộng cao độ chuẩn lần đầu thì vịt bầu đó thấp hơn mốc , nếu độc giả MIA thấp hơn cố cộng mia chuẩn lần đầu thì nó cao hơn mốc. Cao hơn bao nhiêu thì bạn tự tính?

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp

Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Hướng dẫn lập và kiểm tra báo cáo tài chính theo quy định mới năm 2015” với sự tham dự của gần 200 doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính.


Đây là sự kiện do Cộng đồng 1C - công ty phần mềm kế toán ....và Công ty Centax tổ chức nhằm hỗ trợ cho các khách hàng của mình, cộng đồng kế toán viên đáp ứng đúng và đủ những thay đổi phức tạp trong chế độ năm 2015.


Bà Bùi Lệ Phương, Chuyên gia tài chính kế toán thuế Công ty Centax cho biết: Năm 2015 có khá nhiều thay đổi trong chính sách kế toán. Đầu tiên phải kể tới thông tư 200 được đưa vào áp dụng thay thế quyết định số 15 với những ảnh hưởng lớn tới nguyên tắc hạch toán cũ.
tham khảo: phần mềm quản lý bán hàng
Đặc biệt trong năm nay có khá nhiều điều luật và luật sửa đổi bổ sung một số điều về các sắc thuế mới được ban hành nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho các doanh nghiệp khi áp dụng.


Cũng theo bà Phương, mục tiêu hội thảo lần này đưa ra nhằm tập trung hướng dẫn rà soát từng tài khoản của doanh nghiệp trước khi lập báo cáo tài chính, chỉ ra những điểm cần lưu ý, hay sai sót, và những rủi ro về thuế khi lập báo cáo tài chính năm 2015. Đặc biệt, trong đó nêu rõ những khác biệt giữa các đơn vị thực hiện theo quyết định 48 và thông tư 200.


Hội thảo hướng dẫn lập BCTC do Cộng đồng 1C phối hợp tổ chức thu hút gần 300 kế toán viên 


Những thắc mắc của DN tại hội thảo đã được chuyên gia tháo gỡ
Tại hội thảo, các chuyên gia đã tư vấn những vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp, các kế toán viên đặc biệt quan tâm đến các tình huống hạch toán thuế nhà thầu; thuê tài sản cố định, cách xuất hóa đơn cho hàng khuyến mại, dịch vụ, xây dựng…


Nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo lắng và băn khoăn về chính sách mới trong luật bảo hiểm được áp dụng từ năm 2016 cũng được ban tổ chức giải đáp một cách thỏa đáng.


Được biết, Câu lạc bộ "Cộng đồng 1C" được thành lập vào tháng 6/2014 và gồm các thành viên là các khách hàng, người sử dụng hệ thống phần mềm bán hàng 1C. Đây không chỉ là sân chơi, nơi trao đổi, góp ý giữa các thành viên, giữa người sử dụng với nhà cung cấp, mà mục tiêu chính của câu lạc bộ là tổ chức những hoạt động mang lại những kiến thức, giá trị thiết thực nhằm hỗ trợ thành viên trong công việc./.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Cách giữ ấm cho bé trong ngày rét đậm

Sau khi đã đi tất, mặc quần áo ấm cho bé, chị Thảo lấy kim băng cài đính liền tất với quần, quần với áo rồi mũ lại với nhau để dù bé có cựa quậy, đạp chăn ra thì con vẫn không bị hở và nhiễm lạnh.
Có cô con gái 3 tuổi hay ho hắng, ngay khi trời trở lạnh, chị Thảo (khu đô thị Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội) đã nghĩ đủ cách để giữ ấm cho con. Mỗi sáng, trước khi đưa bé đi học, dù trường chỉ cách nhà chưa đầy 1km, chị vẫn phải bọc con kín mít. Chị mặc cho con một áo cotton thấm mồ hôi trong cùng, thêm áo len bên ngoài, tiếp một áo khoác nỉ mỏng rồi cuối cùng là một áo lông vũ to, dày. Phần dưới, cô bé được mặc một quần tất, rồi thêm chiếc quần nỉ, đi thêm tất chân trong chiếc bốt ấm.

"Phải mặc cho con nhiều lớp thế để khi vào phòng ấm rồi cô có thể cởi bớt ra cho. Dù vậy mình vẫn lo lắm, chỉ sợ lúc đưa đi thì con còn khỏe, đón về lại thấy con ho, chảy nước mũi thì xót lắm", chị chia sẻ.

Chị Thảo cho biết, không chỉ lo giữ ấm cho con khi ngủ hay lúc đi lại trên đường, chị còn lo lắng khi quan sát trên camera của trường thấy khi ngủ trưa cháu tốc hết chăn ra, mà các cô cũng không để ý. Thế là, ngay hôm sau, chị đành gửi thêm một chiếc áo len của bố để cô giáo mặc cho cháu lúc ngủ trưa.

Lo cho cậu con trai 10 tháng tuổi, từ đầu mùa đông, chị Nhạn (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đã phải sắm cho con vài bộ body ấm để khi mặc bé không bị hở bụng. "Cu cậu nhà mình đêm ngủ không chịu đội mũ, nên mẹ phải trải cái chăn ủ có mũ của con xuống rồi đặt nằm lên để che đầu cho con. Nghe kinh nghiệm của mấy bác lớn tuổi trong xóm, trước khi đi ngủ, mình lấy ít dầu tràm xoa vào lòng bàn chân, lưng, ngực con, rồi mới mặc ấm đi ngủ, trộm vía, thấy qua mấy đợt lạnh vừa rồi con vẫn ổn", chị Nhạn chia sẻ.

Chị cho biết, dù vậy, đêm chị vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.

Không chỉ vậy, mỗi lần thay đồ cho con, chị thường nhờ chồng ủi trước quần áo, để đồ bé mặc vừa khô hẳn, vừa ấm, lại diệt khuẩn.

"Thời tiết khắc nghiệt quá, mình mà không cẩn thận, con ốm như chơi, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần", chị nói.

Chị Xuyến (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng phải thử đủ cách để giúp cậu con trai 2,5 tuổi không bị nhiễm lạnh, vì cậu bé rất hay tốc chăn khi ngủ.

Chị cho biết, mùa đông năm ngoái, vì chưa có kinh nghiệm, chị cứ mặc cho con quần áo bình thường rồi để nằm giữa bố mẹ trong chăn bông cho ấm, nhưng con toàn đạp chăn ra hoặc nhoài người nằm ngang tơ hơ trên đầu bố mẹ, khiến mấy lần bị cảm lạnh, ho hắng liên tục.

"Năm nay, mình tham khảo nhiều người, đã mua túi ngủ cho con, nhưng bé nhất định không chịu chui vào. Mặc ấm cho con ngay từ đầu thì sợ bé nóng, khó chịu, mà mặc mỏng thì lo con lạnh, mình bèn lấy chiếc áo gile cỡ to hơn 2 số so với con rồi mặc ngược để giữ ấm ngực cho bé. Mấy hôm trước trời lạnh quá, mình đã tự chế túi ngủ cho con, bằng cách lấy cái chăn thu ra, khâu kín 2 mép dọc lại, kéo khóa hai bên đến cổ. Với chiếc túi ngủ rộng rãi này con nằm trong thoải mái nên không đòi cởi ra", chị Xuyến chia sẻ kinh nghiệm.

Cậu con trai đầu lòng chào đời thiếu tháng, vào đúng những ngày đầu đông, nên ngay khi con còn nằm trong lồng kính viện Nhi, anh Tùng (Phúc Thọ, Hà Nội) đã sắm ngay một chiếc máy sưởi để ở phòng bé. Thế nhưng, khi đón con về, anh phát hiện, máy sưởi không thể dùng liên tục được, nếu để gần thì bé nóng, lại gây khô da, mà để xa thì không ấm lắm, nên anh lại mua thêm một chiếc điều hòa hai chiều.

"Thế mà vẫn chưa xong đâu, điều hòa dùng nhiều cũng thấy khô lắm nên lại phải mua thêm chiếc máy tạo độ ẩm. Thế là bây giờ, để phục vụ cu con, nhà mình phải dùng đồng thời 3 thứ, khi nào thay tã, quần áo hay tắm rửa cho con thì bật máy sưởi, bình thường là để điều hòa ấm, máy tạo độ ẩm thì sử dụng thường xuyên, nhưng ngày vẫn phải hai lần mở cửa phòng cho thông không khí", anh Tùng cho biết.

Ông bố trẻ bộc bạch, vì sinh xong phải đưa con về quê luôn với ông bà cho có người chăm nên trong những ngày lạnh cóng này, không chỉ lo giữ ấm cho con, anh và gia đình còn lo "ủ" cho cả bà mẹ mới đẻ.

"Ở quê nhà không khép kín như ở Hà Nội nên vợ mình hầu như suốt ngày chỉ ở trong phòng ấm với con thôi, mỗi lần ra ngoài, chỉ là để đi vệ sinh hay rửa, là phải quấn kín mít như người ta trang bị để đi xe máy xa", anh kể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Lan, trưởng khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, sau 3 ngày nghỉ lễ, số trẻ phải vào khoa điều trị rất đông, gây tình trạng quá tải. Tuy nhiên, đa số bệnh nhi là các bé mắc hen, tái phát hen nặng hoặc trẻ nhỏ được giữ ấm quá, chứ ít trường hợp trẻ nhiễm bệnh do cảm lạnh.

Theo bác sĩ Lan, trong những đêm rét đậm này, bên cạnh việc cố gắng giữ cho con thật ấm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho con, tránh để trẻ quá nóng, ra mồ hôi rồi ngấm ngược. Với những trẻ lớn phải đi mẫu giáo, khi ra ngoài trời, bố mẹ nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
"Hiện tại đang là mùa cúm, trẻ mắc cúm dễ sinh viêm tiểu phế quản, vì thế bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé, tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn bị cúm", bác sĩ khuyến cáo.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Viết cho anh người em đã từng dành trọn yêu thương

Thời gian cứ thế mà trôi đi ngoảnh mặt lại mà đã 2 năm qua đi rồi, em đã có một cuộc sống mới tốt hơn và một cách nhìn cuộc sống khác đi. Những gì anh dạy em, em vẫn luôn ghi nhớ trong lòng rằng đừng nhìn cuộc sống bằng con mắt của bản thân hãy luôn nhìn bằng con mắt của người khác để biết mình phải làm gì để không khiến ai đó phật lòng.

Chỉ còn vài ngày nữa là tới sinh nhật của anh rồi, em cũng chẳng biết tại sao mình lại muốn viết cho anh nữa. Chúng mình đã xa nhau lâu rồi, em cũng không còn nhớ đến anh nhiều nữa. Nhưng em vẫn nhớ ngày sinh nhật của anh vẫn muốn viết cho anh một cái gì đó và mong rằng những dòng thư này mong anh sẽ đọc nó. Sẽ không phải một lá thư than vãn hay trách móc gì anh cả chỉ là bất chợt em nhớ đến anh người em đã từng giành trọn cả tình yêu của những năm tháng đầu đời.

Tình yêu em dành cho anh là chân thật và anh cũng như vậy, có nhiều người ganh tỵ với tình cảm mà anh dành cho em. Nó lớn lao và chân thành, trên thế giới này chắc không có ai bằng anh cả. Yêu anh và tất nhiên như bao cô gái khác em cũng muôn muốn chuyện tình của chúng mình sẽ đến một cái tương lai xa hơn cái gọi là tình yêu. Chẳng ai muốn phải khép lại một cuộc tình khi nó còn đang dang dở phải không anh. Vậy mà em đành phải chọn cách rời xa tình yêu mà em dành trọn tất cả chân thành.

Trước khi yêu anh em cũng đã biết trước được tình cảm của chúng mình sẽ gặp nhiều trắc trở nhưng em không ngờ có những điều trắc trở lại khó vượt qua đến thế. Nhưng không có khổ đau thì làm sao mà có được hạnh phúc phải không anh. Hạnh phúc mà em nhận được, em bằng lòng đánh đổi tất cả. Nhưng em và anh lại chẳng đến được với nhau. Mẹ anh không thích em, anh có biết khi đó em như thế nào không, cả thế giới với em như bị sụp đổ hoàn toàn. Anh vẫn vậy luôn động viên an ủi em và tìm cách thuyết phục mẹ anh. Nhưng rồi áp lực gia đình quá lớn khiến em phải chọn cách xa rời anh. Thật sự em không muốn như vậy đâu anh à. Nhưng em không muốn anh mang tội bất hiếu với bố mẹ. Em chọn cách chạy trốn chứ không muốn làm khổ anh. Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng vẹn toàn đâu anh nhỉ. Đôi khi phải đánh đổi bằng thứ đáng quý nhất để có được thứ mình muốn.


Rồi ngày đó cũng đến ngày mà anh nói sẽ làm đám cưới với một ai đó. Em buồn lắm anh có biết không? Người em yêu sẽ không còn thuộc về em nữa, Anh đã là của ai kia mất rồi. Em chợt buồn cho thân phận của mình, Em chẳng biết phải làm gì khi nghe anh báo tin đó nữa. Chỉ mong sao anh được hạnh phúc với người con gái đó.

Nhưng cuộc sống mà phải không anh đâu ai có thể nói trước được điều gì đâu. Chỉ mới đây vài tháng thôi em được tin anh hủy bỏ đám cưới. Tự hỏi anh vì sao? Tại sao quyết định đến với nhau rồi lại từ bỏ hả anh. Em muốn hỏi anh thật nhiều nhưng lại sợ anh buồn. Lúc này anh cần người để trò truyện lắm nhỉ nhưng em thì chỉ biết im lặng theo dõi từng dòng status của anh trên facebok. Nó đã khác đi rất nhiều, tâm trạng anh buồn anh chán nản nhưng vẫn là anh của ngày nào kiên cường dù có chuyện gì xảy ra.

Mạnh mẽ lên anh nhé! Em cũng không biết phải nói gì nữa cả. Em đã quen dần với việc từng ngày từng ngày quên đi anh. Quên việc anh bị đau dạ dày phải kiêng rượu và kiêng đồ cay, quên việc anh thích ăn hủ tiếu, quên việc anh thích ghi chép vào quyển sổ nhỏ và quên luôn cả ngày sinh nhật anh. Quên đi ánh mắt đượm buồn và nụ cười ấm áp của anh. Quên cả những nếp nhăn ở đuôi mắt khi anh cười tít mắt lại cái kiểu cười lúc nào cũng làm cho em cảm thấy thật dễ chịu.

Sẽ đến cái ngày em quên mọi thứ, khi mà cái em nhớ đến sẽ chỉ còn là cảm giác chứ không phải là anh. Hoặc có chăng là nghĩ đến anh nhưng sẽ thật an nhiên và bình thản. Và ngày đó em sẽ lại viết nhưng không phải cho anh mà là cho một ngày thôi nhớ!

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Câu chuyện: Cụ già ven đường

Trên một con đường mòn người ta đang làm đường dở, xe cộ đi lại đông nghịt, những giờ cao điểm đôi khi còn chẳng thấy người vì khói bụi ấy thế mà bên vệ đường, vẫn có một ông cụ nom cũng phải trên tám mươi, cụ ngồi úp mặt xuống trên cánh tay phải chỉ để "xin ăn".

Nói là xin ăn nhưng thực ra ai cho gì thì lấy đó,có khi là mấy đồng tiền lẻ, ổ bánh mỳ không, cái bánh bao...Tôi chẳng biết cụ ngồi đó từ bao lâu rồi, tôi chỉ biết khi tôi đi làm qua đó đã thấy cụ ngồi đó rất lâu rồi, nghe mấy bà hàng nước quanh đó bảo cụ ngồi "ăn xin' ở chỗ đó cũng vài năm nay rồi, sáng sớm khoảng tầm hơn sáu giờ sáng là cụ đã ra ngồi chẳng quản trời lạnh hay trời nắng, có hôm trời mưa cụ vẫn vẫn mặc cái áo mưa mỏng rồi lại ra ngồi đấy . Nghe đến đó lòng tôi như thắt lại, tim tôi như ai bóp nghẹt. Tôi bỗng nhớ đến những cuộc nhậu của những người giàu có nơi tôi đnag làm thêm cùng đám bạn của họ, họi gọi những món đắt tiền có khi tiêu tốn cả chục triệu ấy thế mà nơi mô đất ven vệ đường lại có một con người hằng ngày vẫn lầm lũi ngồi đó chỉ đợi ai đi qua cho mình vài đồng tiền lẻ đãvui lắm rồi. Hai khung cảnh đối lập của hai tầng lớp càng làm tôi thêm chua xót, tôi thấy thương cụ, thương cả chính tôi- những người nghèo khó.

Mỗi buổi sáng đi qua, tôi thấy cụ ngồi đó từ bao giờ, có khi trong chiếc nón rách đã có vài đồng tiền lẻ ai đi qua bỏ vào nhưng nhiều lần tôi chẳng thấy có đồng tiền nào trong chiếc nón rách, chẳng biết mỗi ngày cụ ngồi đó kiếm được bao nhiêu tiền nữa ?

Chỗ cụ ngồi là một mô đất cao người ta đắp lên để ngăn nước, con đường trước mặt cụ toàn là khói bụi của xe cộ, , người cụ gầy gò lúc nào cũng đội một chiếc mũ len đã tuột vài sợi chỉ sờn cũ kỹ, trước mặt cụ là chiếc nón lá rách vành. Cụ ngồi đấy , mặt cúi gằm xuống úp vào cánh tay còn lại đang giữ khư khư chiếc nón rách kia, chẳng biết là vì cụ mệt hay vì khói bụi mà cụ phải cúi mặt xuống như thế.

Giữa khói bụi mù mịt, cụ vẫn ngồi đấy, miệng cụ lúc nào cũng lẩm bẩm câu nói "làm ơn cho tôi ít đồng lẻ", khuôn mặt vẫn cúi gầm với đầy vẻ mệt mỏi...Tôi nghe người ta bảo nghèo thế thôi nhưng cụ lành lắm, có lần ngồi cả ngày được có hơn chục ngàn tiền lẻ nhưng thấy thằng bé tàn tật bán vé số đi qua, cụ cũng chẳng ngần ngại mua giúp nó tờ vé số. Có phải sống trong cùng cảnh nghèo người ta mới thấy cần phải yêu thương nhau nhiều hơn không ?

Rồi những bữa trưa chỉ là một ổ bánh mỳ không dầy tạm bợ hay là gói xôi đã mua từ lúc sáng sớm, tất cả chỉ cần nghĩ đến thôi là mắt tôi đã nhòe đi. Trên cuộc đời này sao lại có những con người đáng thương đến như thế. Tôi của nhiều năm sau nữa liệu có bị bỏ rơi trong lớp khói bụi mù mịt như ông cụ ven vệ đường này không ? Tôi bước thật vội đi qua chỗ ông cụ ngồi trong lòng không sao hết liên tưởng đến hình ảnh ấy.

Nếu như tôi không đi qua đoạn đường này liệu tôi có bao giờ biết đến một ông cụ vẫn ngày ngày ngồi bên vệ đường trong cái dáng vẻ mệt mỏi hốc hác chỉ mong kiếm được vài đồng tiền lẻ, liệu tôi có nghĩ về một tương lai mù mịt để cố gắng cho một ngày mai.

Trên khuôn mặt gầy hốc hác đôi khi lại ngước lên nhìn người qua đường rồi lại nhìn xuống chiếc nón lá rách khuôn mặt ông cụ lại thêm phần sầu não. Người đi đường mỗi lúc một đông hơn, họ chẳng có ai để ý đến ông cụ bên vệ đường trong chiếc áo len màu xanh dương đã đổi màu, ai cũng vội vã vội vã để chẳng thể nhận ra một con người nữa đang lầm lũi trong màn khói bụi của sự vô tâm đến lạnh người.

Lâu lâu lại có vài người từ quán ăn bước ra, họ ăn mặc những bộ quần áo đắt tiền, họ để lại những đồng tiền lẻ gửi xe thừa vào chiếc nón trước mặt ông cụ. Khuôn mặt già nua héo úa vui mừng, vội ngước lên nhìn người vừa đặt vào trong chiếc nón của mình vài đồng tiền lẻ rồi lẩm bẩm gì đó hình như là cảm ơn thì phải. Nhìn vào ánh mắt ông cụ lúc đó, tôi biết ông biết ơn lắm cái người vừa cho mình những đồng tiền thừa của họ, rồi cụ vội vàng nhặt những đồng tiền trước mặt vuốt thật thẳng bỏ vào trong túi áo, rồi lại cúi mặt xuống như lúc trước.

Những cơn gió lạnh mùa đông như táp thẳng vào mặt tôi đến lạnh toát ấy thế mà ông cụ vẫn ngồi co ro trên mô đất cao trong chiếc áo len cũ, nhìn hình ảnh đó làm cho tôi mỗi lần đi qua, tôi chỉ muốn chạy thật nhanh vì tôi sợ nếu tôi đi chậm lại sống mũi tôi sẽ cay cay rồi có giot nước mắt mặn chát sẽ chảy dài trên đôi gò má tôi và tôi sẽ yếu lòng mất. Tôi bỗng thấy mình vô dụng quá.

Ngày mai, nghe đài báo gió mùa đông bắc về, một tiếng thở dài khe khẽ tôi chợt nghĩ "ngày mai cụ còn ngồi đấy không?".

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Chông chênh!

Người đàn bà bạc phần. Anh mất cách nay hai tuần, bỏ chị và thằng Cu chưa đầy 6 tháng.
Cái chòi cũ nát nằm bơ vơ giữa đồng nước mênh mông. Hai ngày nay mưa không ngớt. Mưa rớt lộp độp lộp độp trên nóc lá; ếch nhái, muôn trùng kêu rinh ran; tiếng quạ quang quác lúc đều đều, lúc hỗn loạn. Mấy cột kèo cứ xiu qua, vẹo lại như muốn đổ sập. Giữa khuya, sấm chớp liên hồi đốt cháy cả nền trời đen nghẹt. Thằng Cu sợ khóc thét. Chị lồm cồm trở dậy, vén mớ tóc rồi bù qua phía sau vai. Sốt nặng lắm, chị thở không ra hơi, nghe tưng tức ở lồng ngực, hai mí mắt tưởng bị nướng quíu chặt vào nhau. Thều thào:

"Ồ, ồ, nín đi con, mẹ thương, mẹ thương nghe. Ầu ơ, ví dầu..."

Thằng Cu vừa ngủ lại là chị ngã người liền xuống phản đánh phịch, lấy hơi lên rồi thiếp đi. Trong giấc ngủ mê chị vẫn chập chờn nghe tiếng con khóc. Mà, chị dậy có nổi đâu.
Xong đêm, trời sáng muộn, nắng hửng gắt rọi qua cái lổ dột trên nóc chiếu thằng xuống mặt, nheo nheo, chị lại nghe tiếng con khóc, ồn quá, chắc là nó đói. Gồng hết sức, chị ngồi dậy, mồ hôi mồ kê xâm xấp. Vỗ hoài mà nó không chịu nín, hồi đứng lên, bước lủi thủi xuống mé sàn, tay khoát nước lia lịa rửa mặt, vén cái áo ỉ òm lau sơ. Nhà mất đàn ông, nghèo, bệnh. Hai bầu vú của chị xẹp lép, người kham khổ dòm tội. Không có đủ sữa con bú, mấy ngày nay chị chỉ biết chắc nước cơm cho nó uống đỡ. Tiền đâu mà mua sữa thêm, với lại, giữa cái đồng nước bao la mưa gió bão bùng làm sao mà tìm được miếng sữa, chợ xa, cơm gạo còn khó. Chị chưa biết tính thế nào. Trong chái bếp, cái khạp nhỏ xíu còn đúng ba lon gạo. Chị cầu trời xế chiều khỏe lại đặng đi giăng lưới, có cá đổi lấy đồ ăn, nằm vầy hoài chết đói.

Người đàn bà bạc phần. Anh mất cách nay hai tuần, bỏ chị và thằng Cu chưa đầy 6 tháng. Hai người lấy nhau ba năm mới có con. Mấy mùa trước anh len trâu với đám thằng Bảy, không biết mâu thuẫn kiểu gì mà mùa này anh bỏ. Rồi, ở nhà đi giăng lưới bắt cá kiếm sống qua ngày. Một phần cũng vì chị mới sanh em bé, anh không yên tâm bỏ hai mẹ con ở nhà. Nhìn bề ngoài chị không được đẹp, tật ở môi, nhưng bù lại rất hiền và đảm đang, anh yêu chị ở cái tính đó. Có con hai người càng quấn quýt. Người ta nói dân len trâu bậy bạ, đi tới đâu gặp gái đẹp là đè ra phành phạch, hại đời biết bao nhiêu cô. Riêng anh chỉ nghĩ đến vợ con ở nhà. Chị hiểu tính nên không bao giờ phải bận lòng. Có nghèo nhưng vui. Vậy mà, vào cái đêm hôm ấy, vẫn công việc đi gỡ lưới, anh nằm lại mãi mãi trong dòng nước lũ không tìm thấy xác. Chị chỉ kịp nhìn thấy lóe lên một tia sáng quật vào phía gốc cây khô đằng xa, âm thanh điếc tai làm cho chị điếng người, mùi khét nghẹt. Chóc, tất cả chìm vào mịt lặng, mưa bắt đầu nặng hạt. Quá nhanh, chị chưa kịp định hồn, chết trân một lúc. Rồi chị gào lên, thằng Cu sợ quá quấy la. Tiếng khóc át đi tiếng mưa, át cả tiếng sấm, chị không kêu, chỉ gào và gào. Kêu ai nghe? Chị lao xuồng ra ngoài, quờ quờ cây sào dưới nước, nước nặng quằn, chị bỏ luôn cây sào, nhảy ủm xuống. Lặng ngụp một hồi kiệt sức phải ngoi dậy. Cái xuồng nước vô đang từ từ chìm nghỉm, bất lực chị trút hơi bơi thẳng vào bờ để mặc nó chìm.

Bước lên sàn, mình mẫy ướt nhẹp,da trắng bệt vì lạnh, chị ngồi một chổ run như sấy, để thằng Cu quấy khóc tự nãy giờ. Không hiểu nó khóc vì nó biết ba nó chết hay vì cái gì mà dữ dội. Chị như mất hồn vào cõi khác, mắt nhìn chăm chăm về phía gốc cây trong tối, lâu lâu chớp sáng, cành nó lại hiện ra rõ mồn một như cánh tay chồng chị đang giơ lên cố níu. Chị ngồi như vậy cho tới sáng, nước mắt không chảy nổi. Thằng Cu khóc mệt rồi ngủ thiếp luôn.

Sáng, chị lọ mọ ra vớt xuồng. Người đàn bà chống xuồng đi kiếm xác chồng. Hai tuần rtôi, mùi khét nghẹt vẫn xồng xộc trong mũi chị mà chẳng tìm ra xác anh. Đành bỏ cuộc. Chị yếu quá, dầm mưa suốt nên mắc sốt.

Ai giúp chị đây? Xung quanh không có gì ngoài nước và nước. À, còn mấy cái cây chết đuối trụi lũi. Lúc mang bầu thằng Cu, hai vợ chồng cũng bàn nhau chuyện vô bờ. Ở ngoài này nguy hiểm quá. Ngặt nỗi không đi len, không có tiền. Anh biểu chị ráng, qua mùa lũ này anh đi xin việc, chắt mót rồi vô đó mua nhà, tính đường cho thằng Cu đi học chữ. Hai vợ chồng có còn bà con thân thích gì đâu, hồi hai bên thông gia còn sống cũng nghèo xơ. Nghèo từ đời ông tới đời cha, rồi đời cha để lại cho đời con, đời cháu... Cái chòi là tà sản lớn nhất, mà coi chừng nó cũng đòi sập. Chông chênh.

Anh đi, giấc mơ về ngôi nhà yên ổn cũng hết. Túng!

Chị hãy còn mệt đừ mà cố lấy sức chống xuồng đi giăng. Không ai giúp mẹ con chị. Bỏ con một mình chị bồn chồn. Thằng bé ưa khóc, khóc suốt, nhiều khi nó biết đời nó khổ nên nó khóc trước. Ừ, thì khóc đi, khóc cho đã đi, lớn lên không khóc nữa. Đời lận đận, khóc bao nhiêu là đủ. Thằng Cu còi trơ. Người nổi sải nhọt đầy, ăn uống thiếu thốn xanh xao yếu que như nhái. Con mình vậy, nhìn đau trong dạ, biết than ai nghe bây giờ. Than với trời hay than với nước? Trời bao la, nước bao la, cái chòi dột.

Tối, chị chống xuồng đi gỡ. Mùa lũ năm nay hẩm thiệt, cá ít ỏi, le que vài con nhỏ bằng một hai ngón tay. Người ta có máy có đăng, còn nhà chị chỉ có mấy manh lưới rách. Mang cá về chị chạy u vô vỗ con. Rồi, đem xuống bếp luộc mềm, đâm vắt ra trộn nước cơm cho con cử tối.

Giờ chị đuối lắm. Gồng gánh cả ngày, phải ngủ sớm có sức để còn lo cho con. Mà chị ngủ không được, trở qua trở lại. Khạp còn hai lon gạo, lấy tiền đâu mua thêm. Cảm giác như hai mẹ con sắp chết đói đốt cháy ruột gan. Hay là vô bờ kiếm gì phụ người ta? Vậy rồi ai giữ con? Mang nó theo có ổn không? Đang đi mà mắc mưa nó bệnh lại khổ. Thôi, dầu sao không đi cũng chết đói, đi cho rồi.

Trời chưa hửng sáng là chị đã dậy chuẩn bị. Thật ra có chuẩn bị gì nhiều, mang theo miếng vải để thằng Cu mà có đánh dầm thì quấn cho nó với cái nón lá bung gần hết vành. Tới chợ, chị lại hàng thịt, hàng gạo, hàng bông xin làm mà người ta thấy chị tả tơi, bũng rung quá không ai mướn. Cô bán cá, lúc trước hay lấy cá của chồng chị nhận ra chị, thương quá mua cho hai mẹ con ba kí gạo, cô cũng chẳng khá giả gì. Đi cả buổi, tan chợ mà không được việc để làm. Con đói, nó lại khóc, chị chạy vô nhà dân xin nước cơm bú đỡ. Khổ nghiệt.

Trời lại mưa. Mưa không biết thương hai mẹ con chị. Gió thổi mạnh, nhìn mấy gốc bạch đàng cong vòng như muốn gãy. Chóc, gãy thật, tanh tách tanh tách. Ngồi bên hàng hiên nhà người ta gió lùa vô lạnh thấu xương, chị ôm lấy con cứng ngắt. Chủ nhà xót, cho vô nhà núp đỡ. Chiều trời mới ngớt mưa. Một tay ôm con, một tay cầm nón lá che ngang, chị chạy bang bang ra xuồng. Nước mưa đầy tràn, xuồng ngập trọn trong nước. Đặt con xuống đất ướt mem, lấy nón lá che nó lại, chị lội vớt xuồng. Nghe rõ từng cái thở hồng học như sắp đứt hơi, bụng trống trơn đã có gì tiếp sức đâu.

Chiếc xuồng trôi giữa đồng nước bao la. Mưa tiếp, nhỏ thôi, chỉ có gió lớn, sấm chớp ầm ầm. Chị đâm hoảng. Thằng Cu không biết sao ngoan quá, lúc này nó lại không khóc, nằm im re. Cố bơi nhanh về chòi. Cái chòi nằm trước mặt kia. Vừa ngó xuống chèo chị thấy xuồng chao đảo, cái nón che cho con bị thổi bay mất biệt. Giông mạnh quá tưởng lật xuồng. Cố giữ thăng bằng, chị nằm xuống chính giữa ôm con.

Cơn giông qua rồi, chị bò trồi lên mũi xuồng, cầm mái định chèo tiếp. Mà, chèo làm gì nữa, cái chòi sập mất rồi, còn đâu!

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Cánh đồng

Có câu chuyện vui. À mà không biết là vui hay buồn. Rầm hay lễ gì đó nhà luộc gà cúng. Cúng xong đem bỏ cả con chứ không dám ăn.

Đầu mùa khô năm năm 2003, trời oi nóng hệt như cảnh nắng mà Nguyễn Ngọc Tư từng miêu tả. Phía trước nhà, những cánh đồng vừa gặt còn trơ gốc rạ. Dưới nắng trưa từng luồn hơi đất bốc lên, ngoằn ngoèo như những vệt nước sôi làm nhòe nhoẹt tầm mắt xa, rơm nổ lốp đốp mà sao nghe vắng lặng. Lúc đó tôi vừa lên chín. Tuổi thơ tôi gắng chặt với cánh đồng này, đến nỗi đã hơn chục năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ như in tất cả về nó: bắt cá, bắt cua, đào dế, thả diều, nướng cốm... chuyện vui kể làm sao hết. Nhưng, chuyện buồn cũng mênh mông.

Năm đó, em trai tôi mất. Mẹ tôi tìm thấy nó ở cái ao bên hong nhà, cập mé bờ ruộng. Cả gia đình như chết điếng. Nhà có hai anh em mà tôi vô tâm với nó, nhiều khi hùa theo mấy đứa trong xóm ăn hiếp nó, làm nó đau, nó khóc, chửi nó, xô nó té mà nó vẫn thương. Mới 4 tuổi đầu mà nó ngoan và lễ phép hơn tôi nhiều, ai cũng thương cũng mến. Nó thiệt đẹp trai, người ta khen nhìn giống hệt Lam Trường, còn tôi như bị bỏ ra rìa, vừa lầm lì vừa xấu tính, phá phách. Lúc nó đi cả xóm tiếc xót, bên nội bên ngoại buồn não ruột. Rồi cả mấy năm về sau, nhắc tới nó ba mẹ cũng hãy còn nhớ, hồi rưng rung nước mắt. Tới lúc biết thương nó thì trể tràng. Tội, còn quá nhỏ không thờ ở nhà được phải gửi Chùa, có mình ên trong đó, mỗi năm vô thăm chỉ một lần. Còn cái thân thì nằm lại dưới khoảng đất phía xa trên cánh đồng, nơi mà mùa khô, hơi đất lên nhìn không thấy rõ.

Lúc nó mất là lần đầu tiên mà ba tôi yếu đuối, lần đầu tiên tôi thấy mẹ và bà khóc, cũng là lần đầu tiên ba nỡ tát tôi: "Sao mày không biết giữ em???" Tôi giận ba, uất ức trong lòng, nội dỗ dành rồi dắt về với nội.

Nhà còn lại có một đứa, bao nhiêu tình thương tôi hưởng trọn. Mẹ cưng chiều tôi hơn.

Năm sau, chú Út và ba tôi hùng nhau nuôi gà. Một trại gà mấy ngàn con (không nhớ cụ thể, chỉ nhớ là nhìn đâu cũng thấy gà, đến nỗi mỗi lần giận mẹ tôi lấy cây vờn liệt vài con) được xây cất rộng rãi, đúng qui trình chăn nuôi thời đó hẳn hoi. Xuất chuồng đợt đầu, đợt hai lời nhiều nên mừng húm. Lần sau đầu tư thêm để mở rộng chuồng trại. Năm này mẹ tôi lại sắp có em bé, ba tôi mừng gấp đôi. Vậy là lo chăm chỉ làm ăn, niềm vui như hiện rõ trên gương mặt của từng thành viên trong gia đình, nỗi buồn cũ tạm lắng.

Mà, lời thì có lời, nhưng cũng khổ cái khoảng chăm sóc, mùi hôi thối, chưa kể ruồi dòi bọ từ phân bò ra lễnh nghễnh ngoài đất. Ăn uống cơm canh luôn phải coi chừng che đậy. Dùng miếng dán ruồi cũng vô tác dụng, hại ngược lại. Con chó mực ăn phải bã ruồi chết lăn lóc ngoài đồng ngó tội nghiệp.

Nhưng tất cả có được bao lâu đâu. Cuối 2003 đến 2005 dịch cúm H5N1 lan rộng, những hộ chăn nuôi như gia đình tôi linh cảm được điều gì xấu lắm. Chuyện gì đến cũng phải đến. Ba bảo mẹ và tôi về ngoại ở ít hôm. Đó thực sự là khoảng thời gian khủng hoảng nhất và tồi tệ nhất mà gia đình tôi phải trải qua. Xong xuôi mọi chuyện ở nhà ba vào rước mẹ con tôi về, chiều còn nhậu với ông ngoại và mấy cậu, đến tối ba mẹ cải nhau. Thằng bé như tôi chỉ biết ngồi khóc. Ba mẹ nhắc lại chuyện thằng em, rồi hai người cũng nghẹn không nên lời. Mẹ không chịu về, ba thì say, vẫn quyết cõng tôi đi. Đoạn đường từ nhà ngoại về đến nhà tôi gần một tiếng, đá sỏi còn nhấp nhô, tối đen như mực, chân ba liu xiu không vững, chắc ba mỏi dữ, tôi nửa tỉnh nữa thiếp đi trên lưng ba.

Sáng hôm sau khi tôi thức dậy tôi đã nằm trên giường của mình, ba còn ngủ. Đi ra ngoài sân, bên hong, sau vườn, lông gà còn rớt đầy mà thoáng không thấy một con, yên lặng mà sao nghe trĩu lòng. Cả ngày nhìn mặt ba buồn rầu tôi cũng lủi thủi không nói không rằng với ai, không thèm đi chơi với mấy đứa con nít trong xóm. Nghe người ta kể chôn gà cũng ở cánh đồng trước mặt. Gà thì nằm dưới lớp đất dày nhưng tôi vẫn nhìn thấy được, rất rõ cái chổ mà công sức của ba, của mẹ, của chú tôi bị vùi lấp. Ba và chút Út xót gà lời qua tiếng lại, đâm mâu thuẫn. Cũng trong cái mùa khô cháy da cháy thịt.

Có câu chuyện vui. À mà không biết là vui hay buồn. Rầm hay lễ gì đó nhà luộc gà cúng. Cúng xong đem bỏ cả con chứ không dám ăn.

Mấy tháng trôi qua, rồi đâu cũng lại vào đấy. Tạm gác chuyện buồn, ba lên Sài Gòn làm, ở trên đó đồng lương thong thả hơn có thể lo cho mẹ tôi sắp sinh em.

Cứ mỗi cuối tuần tôi mang ghế ra trước cửa, lật ngã ngang đặng ngồi trên vành ghế. Ngó phía xa cánh đồng có một con lộ lớn, từ con lộ có một bờ đất đấp dài nối tới liền nhà tôi. Ba hay về theo đường đó. Ba mua bánh bò, bánh tiêu, bánh bao, hoặc đôi khi là thịt quay, đồ chơi cho tôi. Nhà chưa có điện thoại toàn nghe ké hàng xóm nên ba ít gọi về, chờ lâu không thấy thì biết phải tuần sau mới gặp. Nhà đương vách lá, ngồi chờ miết nhá nhem tối, mấy con dơi chộn rộn làm sột soạt trong vách rớt xuống vài tàn rụng lẫn cả phân, bất cẩn có con còn bị rơi té phành cánh ra bay kêu chút chít. Mẹ bảo vào nhà coi chừng muỗi mới chịu kéo ghế vô.

Đêm mà mẹ sắp sinh, mẹ trở mình kêu tôi dậy. Đẻ đây là đứa thứ ba nên không còn đau nặng, mẹ nói lát nội sẽ xuống ngủ với tôi, giờ mẹ đi kêu xe ôm chở mẹ vô bệnh viện. Mẹ tự đi.Tôi ở nhà như vậy, nhà gần trường, đi học về thì ghé nội ăn cơm. Ba tôi cùng bà ngoại ở bệnh viện nuôi mẹ. Hôm ba dẫn tôi vào thăm em, tôi háo hức lắm. Mà nhìn thằng em tôi thấy ngộ quá chừng, hỏi mẹ "Ủa sao nó nhăn như con khỉ vậy mẹ?"

Giờ nó mười tuổi rồi, bằng tôi lúc vào thăm nó. Nó thì không may mắn như tôi, tuổi thơ của nó gắng với khu chợ, gắng với máy tính. Cánh đồng này xa xôi với bọn trẻ con thời nó.