Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Đặc điểm tranh cử Tổng thống Mỹ 2016: Ai thắng cũng đều đặc biệt

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Năm nay đánh dấu nhiều điểm đặc biệt trong cuộc đua đến Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ được xem là người quyền lực nhất trên thế giới. Không chỉ lãnh đạo một siêu cường, tổng thống Mỹ còn là Tổng tư lệnh của lực lượng quân đội hùng mạnh nhất toàn cầu. Dưới đây là những đặc điểm về quy trình lựa chọn nhân vật quyền lực này và những điều đặc biệt của năm nay.

1.Ai có thể trở thành tổng thống?

Về lý thuyết, chỉ cần công dân Mỹ được “sinh bằng cách tự nhiên”, ít nhất 35 tuổi, thường trú tại Mỹ ít nhất 14 năm sẽ được tranh cử tổng thống.

Trên thực tế, gần như tất cả các tổng thống Mỹ từ năm 1933 trở lại đây đều từng là thống đốc, thượng nghị sĩ hoặc cấp tướng 5 sao. Không những thế, ứng viên phải được Đảng đề cử và được truyền thông quốc gia chú ý, theo BBC.

Trong cuộc bầu cử năm 2016, có ít nhất 10 thống đốc hoặc cựu thống đốc, 10 người đã hoặc đang là thượng nghị sĩ tham gia tranh cử. Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ chỉ được chọn một ứng viên đại diện tranh cử.

2.Vòng loại chọn 2 ứng viên vào chung kết

Vào tháng 2/2016, vòng bầu cử sơ bộ được tổ chức cả trong và ngoài nước Mỹ để chọn ra các đại biểu tham gia Đại hội đảng toàn quốc vào tháng 7.

Các đại biểu của mỗi đảng cam kết ủng hộ cho một ứng viên nhất định để đảng đó đề cử chạy đua vào Nhà Trắng. Người nào được nhiều đại biểu ủng hộ nhất sẽ trở thành ứng viên Tổng thống của đảng đó.

Tháng 7/2016, đảng Dân chủ nhất trí chọn bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ. Còn đảng Cộng hòa đề cử ông Donald Trump, một tỷ phú bất động sản ở New York.

Hai ứng viên Phó Tổng thống là ông Tim Kaine, Thượng nghị sĩ bang Virginia, của đảng Dân chủ và ông Mike Pence, Thống đốc bang Indiana, của đảng Cộng hòa.

3.Những tranh cãi và bê bối suốt cuộc đua

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump liên tục gây ra những tranh cãi và những phát ngôn gây xôn xao dư luận. Ông mô tả người nhập cư Mexico là những “kẻ hiếp dâm và tội phạm”. Ông phát ngôn thiếu lịch sự đối với nhiều người, từ thẩm phấn, Hoa hậu hoàn vũ, nhà báo Fox News,… Ông Trump bị nhiều bê bối bủa vây như cáo buộc trốn thuế suốt 18 năm và nhiều nghi vấn quanh quỹ từ thiện Trump.

Đầu tháng 10 xuất hiện một đoạn băng ghi lời ông Trump bình luận tục tĩu về phụ nữ hồi năm 2005 đã khiến ông bị nhiều người tẩy chay và tố cáo ông. Sau đó Đảng Cộng hòa bị chia rẽ sâu sắc về việc này. Trước làn sóng “tẩy chay”, Trump đã phải xin lỗi, và cho rằng “những lời này không phản ánh con người tôi”.

Còn bà Clinton cũng chịu nhiều áp lực, đặc biệt là bê bối email cá nhân và những ghi vấn về số tiền quyên góp cho Quỹ Clinton. Bà Clinton còn đối mặt với những câu hỏi về tình hinh sức khỏe.

4.Ba cuộc tranh luận trực tiếp

Hai ứng viên Tổng thống đã trải qua 3 cuộc tranh luận trực tiếp, còn ứng viên Phó tổng thống đối mặt trực tiếp 1 lần.

  • Điểm nhấn của tranh luận lần 1:
    Trong khi Hillary Clinton tấn công Donald Trump vì ủng hộ sự sụp đổ của thị trường nhà đất, trốn thuế, phân biệt chủng tộc và thường xuyên công kích phụ nữ thì ông Trump xoáy sâu về việc bà sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ, cáo buộc trách nhiệm về sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
  • Điểm nhấn của tranh luận lần 2:
    Cả bà Clinton và ông Trump không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để bới móc, công kích nhau về những bê bối cá nhân. Ông Trump dành thời gian chống chọi với những chỉ trích xung quanh nhận xét khiếm nhã của mình về phụ nữ, còn bà Clinton bị “tấn công” ở vụ lùm xùm email và cả vụ bê bối tình dục xấu hổ của cựu tổng thống Bill Clinton.
  • Điểm nhấn của tranh luận lần 3:
    Đầu tiên, hai ứng viên tập trung vào chính sách nhưng cuộc tranh luận bắt đầu nảy lửa khi bà Clinton né tránh câu hỏi liên quan tới Wikileaks để chuyển sang tấn công ông Trump về mối quan hệ của ông với nước Nga. Khi đó, ông Trump trở lại với phong cách mà ông đã thể hiện trong các cuộc tranh luận trước đó. Ông gọi bà Clinton là kẻ dối trá, là “bù nhìn” của Nga.
    Ông Trump cũng cho rằng những phụ nữ cáo buộc ông tấn công tình dục chỉ để nổi tiếng và là con rối bị giật dây trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
    Đỉnh điểm đáng chú ý nhất của cuộc tranh luận là sự khước từ trả lời câu hỏi của ông Trump khi nhà báo Chris Wallace hỏi liệu ông có ủng hộ kết quả bầu cử dù ai thắng. Ông Trump từ chối khẳng định. Điều này đã đi ngược lại những truyền thông lâu đời của “một cuộc chuyển giao quyền lực ôn hòa” ở Mỹ, việc người chiến thắng được công nhận và chúc mừng bởi đối thủ.

Cán cân chiến thắng được dư luận chung đánh giá là nghiêng về Hillary Clinton. Các cuộc thăm dò sau mỗi lần tranh luận cho thấy ứng viên Dân chủ dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa, thậm chí cách biệt tới 2 con số.

5.Quy trình vòng chung kết

Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào thứ Ba ngay sau thứ Hai đầu tiên trong tháng 11. Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống mà họ dùng phiếu phổ thông để chọn các “đại cử tri” trong bang, những người ủng hộ ứng cử viên mà họ muốn trở thành Tổng thống.

Số lượng đại cử tri mỗi bang tỉ lệ thuận với dân số. California, bang có dân số lớn nhất, có 55 đại cử tri. Ngược lại, Delaware, bang có dân số nhỏ nhất, chỉ có 3 đại cử tri.

Tổng số đại cử tri từ 50 bang là 538. Muốn trở thành tổng thống, ứng cử viên phải giành tối thiểu một nửa, tức là 270 phiếu đại cử tri. Người giành phần lớn phiếu phổ thông của một bang sẽ thu về toàn bộ phiếu đại cử tri của bang.

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ của Tổng thống bắt đầu vào trưa ngày 20/1 của năm kế sau cuộc bầu cử. Tổng thống mới sẽ bắt đầu chương trình nghị sự chính sách kỹ lưỡng sau khi nhận bàn giao từ Tổng thống mãn nhiệm.

6.Chi phí bầu cử kỷ lục

Theo thông cáo báo chí mới đây của Nhóm nghiên cứu của Trung tâm CRP (Trung tâm nghiên cứu các đóng góp cho các chính trị gia), chi phí cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 có thể là cao nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cụ thể, các ứng cử viên và các đảng phái toàn liên bang đã và đang chi tới hơn 6,6 tỷ USD cho các chiến dịch tranh cử của mình.

Ứng viên Hillary Clinton và đối thủ Donald Trump đã chi ra hơn 1,13 tỷ USD, nhiều hơn 100 triệu USD so với chi phí mà các ứng cử viên tổng thống năm 2012 đã bỏ ra.

7.Ai thắng cũng đều đặc biệt

Nếu ông Trump chiến thắng thì đây sẽ là Tổng thống già nhất trong lịch sử Mỹ (71 tuổi). Kỷ lục này hiện do ông Ronald Reagan nắm giữ khi nhậm chức lúc 70 tuổi.

Nếu bà Clinton thắng, đây sẽ là Tổng thống già thứ 2 nhưng lại là nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ.

Dương Lương tổng hợp

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2fp9VAj
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét