Australia đang xem xét tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông với Indonesia, một động thái có thể khiến Trung Quốc thấy nóng mặt.
Theo Sydney Morning Herald (SMH), Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết ông đã đề xuất với người đồng cấp Australia tại Bali vào tuần trước về việc hai quốc gia tuần tra chung trên Biển Đông để “mang lại hòa bình” và chống đánh bắt cá bất hợp pháp .
“[Chúng tôi] không có ý định phá vỡ mối quan hệ [với Trung Quốc]. Nó được gọi là tuần tra hòa bình, nó mang lại hòa bình. Đó là về bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trong khu vực của nhau.”
Hôm nay (1/11), Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết rằng đề nghị tuần tra chung của Indonesia là “phù hợp với chính sách của chúng tôi về việc thực hiện quyền tự do hàng hải.”
“Điều đó là phù hợp với luật pháp quốc tế và sự ủng hộ của chúng tôi đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”, bà Bishop nói với Đài ABC của Australia.
Australia đang ở trong tình thế giằng co giữa Hoa Kỳ – đồng minh quan trọng nhất và Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất. Mặc dù Australia đang cố gắng cân bằng hai mối quan hệ này, nhưng họ khó tránh khỏi chỉ trích trích từ Trung Quốc, đặc biệt khi Canberra đã tiến hành các chuyến bay giám sát trên các đảo tranh chấp và ủng hộ các bài tập tự do hàng hải của Washington trên Biển Đông.
“Australia và Indonesia đều rất cân bằng về cách tiếp cận đối với các cuộc tranh chấp về đất đai, hải đảo và các cấu trúc khác ở Biển Đông . Chúng tôi không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại đây, chúng tôi không đứng về bên nào.”, SMH trích lời bà Bishop.
Tuy nhiên, việc Indonesia tuần tra chung với Australia khả năng sẽ được coi là hành động khiêu khích với Trung Quốc, trừ khi Jakarta cũng tuần tra chung với Bắc Kinh, theo bà Connie Rahakundini Bakrie, chuyên gia quốc phòng tại Đại học Indonesia.
“Nếu điều này không được thực hiện, mà chỉ có tuần tra chung với Australia, nó sẽ được xem như là phản đối Trung Quốc. Chúng tôi sẽ thành ra khiêu khích vì việc này có nghĩa là Indonesia đang chọn phe”, bà nói.
Ngược lại, bà Melda Kamil Ariadno, một chuyên gia luật quốc tế của Đại học Indonesia, cho biết một tuần tra chung sẽ tăng cường an ninh ở Biển Đông, vốn là một tuyến đường hàng hải quốc tế.
Bà Ariadno nhận định: “Khu vực này không thể được tuyên bố một chiều là thuộc về một quốc gia nào. Trung Quốc sẽ thấy rằng họ không thể làm gì ngoại trừ việc thảo luận về Quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) càng sớm càng tốt.”
Mai Lan
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2eW5Wa3
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét