Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

‘Biết ơn’ là chìa khoá kéo dài tuổi thọ và tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lòng biết ơn có liên quan đến sức khỏe của cơ thể chúng ta. Trong đó, cảm xúc biết ơn có thể làm hạ huyết áp, làm con người ngủ sâu giấc hơn, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.

Người mang sự biết ơn trong lòng có xu hướng ít buồn phiền và cũng không dễ dàng tổn thương bởi sự bình tĩnh đáng kinh ngạc cũng như khả năng chịu đựng áp lực trong mọi hoàn cảnh. Đôi khi có những nhân tố cảm xúc cản trở chúng ta biết ơn, và điều ta cần làm là khắc phục chúng. Nhưng làm cách nào đây?

Năm 2014, nhà tâm lý học Thomas Gilovich của Đại học Cornell đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh “Greater Good Gratitude Summit”. Ông cho rằng, chướng ngại lớn nhất của lòng biết ơn là phương thức được lập trình của bộ não người. Chúng ta thường nhớ rất rõ những gì đã cản trở chúng ta, nhưng lại thường bỏ lỡ những thời khắc đẹp mà cuộc sống ban tặng. “Bởi vì trong cuộc sống, con người luôn có những mục tiêu phấn đấu hay có những vấn đề trước mắt phải giải quyết, làm chúng ta có xu hướng tập trung khắc phục khó khăn hơn là thưởng thức những điều tốt đẹp. Việc này đối với cuộc sống vật chất chúng ta là tốt, nhưng cũng làm cho ta không ý thức được điều thực sự cần trên con đường dẫn tới thành công.”

Đi tìm những điều tốt đẹp

Susan Fox là một nhà nghệ thuật và là một luật sư đã về hưu. Bà thường có thói quen nhớ và viết ra nhật ký lòng biết ơn của mình.

Có nghiên cứu phát hiện rằng, nếu như trước khi đi ngủ bạn dành ra 15 phút viết ra những điều mình biết ơn, bạn sẽ ngủ ngon hơn và trong lòng bỗng chốc sẽ dâng trào hạnh phúc.

biet on1

“Những nỗi sợ hãi trong chúng ta mỗi lúc một nhiều”, bà Fox chia sẻ. “Nhưng khi ngồi lại và nghĩ về những điều ta biết ơn, những điều tốt đẹp sẽ trở lại quanh ta, xua đi những nỗi sợ hãi ấy. Bạn sẽ cảm nhận được rằng không phải tất cả đều đã trở thành quá khứ. Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều, từ nhỏ bé đến những điều to lớn hơn, và đều là tốt đẹp cả.”

Từ năm 1997, trong mỗi trang nhật ký biết ơn của bà Susan Fox đều có 5 điều biết ơn. Gần đây khi đọc lại những trang nhật ý đó, bà không khỏi xúc động. “Rất nhiều sự việc tôi đều không nhớ rõ ràng, nhưng khi đọc lại những gì mình viết, tôi có thể cảm nhận chúng giống như chúng vừa mới xảy ra ngày hôm qua vậy.”

Bà nói rằng nỗ lực biết ơn của chúng ta sẽ lưu giữ mọi thứ theo góc độ chính đáng nhất.

Giáo sư Đại học UCD (university of California, Davis), Robert Emmons từng nói: “Lòng biết ơn giúp ta gia tăng sức ảnh hưởng của mình trong các mối quan hệ dù là phức tạp nhất”.

Hãy biết ơn vì chúng ta nhận được lòng tốt trước khi nhận biết được chúng

Biết ơn giúp chúng ta cảm nhận được sự thiện lương và hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Các nghiên cứu về xã hội học đã cho thấy, lòng biết ơn có thể thúc đẩy đạo đức xã hội một cách mạnh mẽ.

Tại UCD có một lớp học mang tên “Quá trình cảm xúc: 21 ngày học cách biết ơn”. Có rất nhiều khán giả đã được truyền cảm hứng và họ cũng muốn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu, người ta phát hiện rằng lòng biết ơn còn có tác dụng rất tích cực tới việc vận hành kinh doanh. Nó giúp người ta có trách nhiệm trong công việc và khích lệ họ làm tốt hơn.

Stephanie Walkenshaw làm việc trong lĩnh vực truyền thông đại chúng và là mẹ của 2 đứa trẻ. Ba năm trước, cô đã gặp phải nguy hiểm đến sinh mạng, nhưng nhờ sống mỗi ngày với lòng biết ơn, hiện nay cuộc sống của cô luôn ngập tràn hạnh phúc.

Vào lần sinh hạ đứa con thứ hai, Stephanie bị chảy máu không ngừng. Cô phải nhập viện trong nhiều ngày, và rồi tình trạng trở nên rất tệ. Cô kể lại: “Thời gian đó thật kinh khủng! Mẹ tôi ngồi đó và sợ hãi cùng cực… Bà nhìn khuôn mặt trắng bệch không còn chút máu của tôi và lo sợ. Môi tôi lúc đó thâm sì như người sắp chết. Bà nghĩ rằng tôi có thể ra đi bất cứ lúc nào”

Và rồi điều may mắn đã xảy ra. Lúc đó bác sĩ phát hiện ra cô có một khối u rất lớn ở trong tử cung, có thể là do thời gian mang thai khiến khối u đó phát triển nhanh hơn. Sau khi lấy khối u đó ra thì máu đã ngừng chảy.

Trong quá trình phục hồi, cô trở về nhà và lại xảy ra một vấn đề nữa. Mỗi lần ngủ dậy và xuống giường, cô thấy chóng mặt vô cùng. Có vài lần cô ngã xuống và hôn mê trong nhiều giờ liền. “Các bác sĩ bảo tôi phải truyền máu gấp”.

Họ chẩn đoán cô đã bị mất tới 1/4 lượng máu trong cơ thể. Sau khi truyền máu, cuối cùng cô đã có thể trở về nhà.

“Trải qua lần thâp tử nhất sinh này, tôi mới cảm nhận sự sống có tư vị gì. Mẹ tôi tới giờ vẫn luôn xúc động khi nhắc đến chuyện này.”

Stephanie luôn thấy biết ơn những người đã hiến máu cho cô. “Lòng biết ơn kết nối con người với nhau. Đó không phải là một sự giao thiệp. Nó vượt qua thời gian, cũng không có giới hạn, cũng tuyệt nhiên không phải là một dạng nhiệm vụ bắt buộc. Nhưng trong thâm tâm tôi luôn có sự biết ơn, cho tới tận giờ”.

Câu chuyện của Stephanie đã cho chúng ta cảm nhận được một hiện thực: Con người ai cũng có lúc gặp rắc rối hoặc khó khăn, và họ không thể lúc nào cũng một mình vượt qua được những vấn đề đó. Cuộc sống luôn tồn tại sự giúp đỡ lẫn nhau. Vậy nên con người chúng ta luôn cần nuôi dưỡng lòng biết ơn như nuôi dưỡng một cái cây tâm hồn vậy. Nếu như ai ai cũng có thể nhìn vào nội tâm, sống với những điều tích cực và tốt đẹp quanh mình, thì thế giới này sẽ thật tuyệt đẹp biết bao.

Biên dịch Minh Xuân

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2gEHRFN
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét