Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Người tiểu bậy, vứt rác nơi công cộng sẽ bị phạt 3 triệu đồng

Mới đây chính phủ vừa ra Nghị định mới 155/2016/NĐ-CP về nâng mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/2/2017 và thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Vấn đề tè bậy, vức rác ngoài đường xảy ra từ lâu, mặc dù trước đây có nghị định 179/2013/NĐ-CP xử phạt đối những hành vi như thế nhưng chưa cải thiện khiến người dân bức xúc từ lâu.

 tebay2-bb-baaac8tu3e-0042

Ảnh minh họa.

Theo Nghị định mới, mức phạt những hành vi như vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định, tiểu bậy, vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi sẽ tăng không dưới 10 lần so với mức phạt cũ. Cụ thể như sau, theo điều 20:

– Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng (quy định cũ 300.000-400.000 đồng) với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị.

– Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng (quy định cũ 1 triệu-2 triệu đồng) với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt về mọi vi phạm.

  • Bên cạnh đó, đối các khu công nghiệp, tái chế… nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị phạt từ 5-500 triệu đồng. Trong đó, mức xử phạt cao nhất từ 400-500 triệu sẽ được áp dụng cho hành vi không trang bị hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
  • Riêng về vấn đề bảo vệ môi trường biển, đối với hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn, nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên… sẽ bị phạt từ 250 – 500 triệu đồng.
  • Đặc biệt, phạt tiền từ 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền tối đa 5 triệu đồng. Trưởng công an xã có quyền phạt tối đa 2.500.000 đồng. Chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền phạt tối đa 500.000 đồng…

Ngoài phạt tiền, các mức phạt khác là cảnh cáo và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mới đây, theo thông tin dẫn từ Tri Thức Trẻ, UBND TP Hà Nội đã thống nhất lắp đật 1.000 nhà vệ sinh công cộng. Trước Tết Nguyên đán 2017, khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng sẽ được ưu tiên lắp đặt ở các quận nội thành, điểm du lịch.

Tại một cuộc hội thảo hồi giữa tháng 11, một lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, Việt Nam còn 5 triệu người phóng uế bừa bãi. Còn theo thông tin từ Ngân hàng Thế Giới, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 780 triệu USD do vệ sinh môi trường kém.

Mai Nhi (TH)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2g9PZjB
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét