Thị trường phim của Trung Quốc là một trong những thị trường bị hạn chế nhất trên thế giới, mặc dù các cuộc đàm phán lại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể khai mở thêm thị trường này.
Trước đây, Trung Quốc chỉ cho phép 20 phim nước ngoài được vào chiếu ở Trung Quốc trong một năm. Tuy nhiên, để tránh những phàn nàn được gửi tới WTO về hạn chế này, họ đã tăng mức hạn ngạch lên 34 phim trong một thỏa thuận với WTO vào năm 2012. Thỏa thuận đó hết hạn trong tháng 2 và phải được đàm phán lại.
Hoa Kỳ có thể sẽ không chấp nhận mức hạn ngạch hiện nay, khi họ là nước xuất khẩu phim quan trọng nhất vào Trung Quốc, còn dòng vốn đầu tư của Trung Quốc đang rót vào ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ.
Nhà kinh tế William Yu từ Trung tâm Dự báo Anderson của Đại học California ở Los Angeles cho biết: “Tôi tin rằng chính quyền Trump sẽ quan ngại nhiều hơn so với chính quyền trước đây về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào các doanh nghiệp Mỹ.”
Các cuộc đàm phán WTO có thể ẩn chứa những hàm ý lớn, Hollywood muốn có cơ hội phát triển, còn Trung Quốc thì tính vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường phim lớn nhất thế giới, theo hãng tư vấn quốc tế PwC.
“Các hãng phim cần tiền để làm phim,” ông Jesse Weiner, luật sư của một công ty giải trí có trụ sở tại Los Angeles, cho biết. “Các nơi [khác] đã ‘cạn tiền’, và bây giờ điểm nóng [Hollywood này] đang kiếm được tiền từ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, những bộ phim muốn lọt vào danh sách 34 phim được phép chiếu ở Trung Quốc phải có được sự chấp thuận của Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc.
Các kiểu nội dung có thể khiến bộ phim bị loại bỏ bao gồm những tình tiết mô tả tích cực về nước Mỹ hay tôn giáo, và phê bình chính quyền Trung Quốc.
Ngược lại, việc mô tả nước Mỹ một cách tiêu cực, hay tôn vinh chính quyền Trung Quốc, có thể giúp một bộ phim được phép chiếu ở Trung Quốc.
Những ví dụ về việc sửa đổi phim có thể thấy từ việc thay thế Paris bằng Thượng Hải – một thành phố thịnh vượng của tương lai, trong bộ phim Kẻ Xuyên Không – Looper (2012), cho đến việc quảng bá cho chính quyền Trung Quốc như là người bảo vệ của Hồng Kông trong bộ phim bom tấn “Transformers: Kỷ nguyên Hủy diệt” do Trung Quốc và Hollywood hợp tác sản xuất vào năm 2014 .
Các hãng phim [Mỹ] có thể phù hợp với hạn mức 34 bộ phim bằng việc đồng sản xuất với các hãng phim Trung Quốc, và cho phép cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc chỉnh sửa kịch bản trước khi bắt đầu sản xuất. Điều đó cũng mang lại cho các hãng phim nước ngoài được hưởng 43% doanh thu bán vé, tốt hơn 25% theo thỏa thuận hiện hành của WTO. Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ hy vọng rằng tỷ lệ này sẽ tăng lên sau các cuộc đàm phán hiện nay.
Trung Quốc rót tiền vào Hollywood
Trong khi Hollywood xoay xở với cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã rót tiền đầu tư vào ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ.
Một ví dụ hàng đầu là Tập đoàn Vạn Đạt Đại Liên (Dalian Wanda Group), một tập đoàn lớn của Trung Quốc, kinh doanh mọi thứ, từ bất động sản thương mại cho đến các hoạt động giải trí phim ảnh. Chủ tịch Tập đoàn Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) cho biết họ sẽ có nhiều khoản đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.
Tập đoàn này đã bước vào giai đoạn cuối của một giao dịch trị giá 1 tỉ USD, nhằm mua lại [công ty giải trí Mỹ] Dick Clark Productions, mặc dù The Wrap đưa tin hôm 20/2 rằng những người trong cuộc tưởng rằng vụ giao dịch này đã thất bại do những thách thức trong việc xin phép chính phủ Trung Quốc chấp thuận về mức giá. Công ty Dick Clark Productions quản lý giải Quả cầu Vàng và cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America).
Tập đoàn Vạn Đạt cũng sở hữu hệ thống rạp chiếu phim của công ty AMC Entertainment và hãng phim Hollywood Legendary Entertainment. Nhưng ông Vương cho biết ông vẫn muốn mua 1 trong 6 hãng phim lớn của Hollywood, bao gồm: Twentieth Century Fox, Warner Bros, Paramount Pictures, Columbia Pictures, Universal Pictures, hay Walt Disney Pictures.
Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2016 tăng gần gấp 3 lần so với kỷ lục trước đó của nó, lên đến hơn 50 tỷ USD, theo một báo cáo vào tháng 1 của Học viện Doanh nghiệp Mỹ.
Các doanh nghiệp Trung Quốc và các nhà đầu tư khác đang mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, vì rủi ro cao của nền kinh tế trong nước, ông Yu nói.
Chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất một quá trình đánh giá mạnh mẽ hơn, để giải quyết các tiêu chuẩn kép được áp dụng cho các doanh nghiệp Mỹ ở các nước như Trung Quốc.
Điều đó có thể bao gồm cách thức mà chính quyền Trung Quốc kiểm soát nghiêm ngặt nội dung của những bộ phim và chương trình truyền hình Mỹ được phép chiếu ở Trung Quốc.
Những giá trị Mỹ
Một lý do mà chính quyền Trung Quốc hạn chế phim nước ngoài, là bởi vì họ cho rằng sự gia tăng các giá trị phương Tây sẽ gây nguy hiểm cho sự kiểm soát của họ đối với đất nước.
Một nghiên cứu của ông Yang Gao từ trường Đại học Quản lý Singapore [SMU], được công bố vào tháng 11 năm 2016, phát hiện rằng các sinh viên trường Đại học Bắc Kinh, những người xem các chương trình truyền hình Mỹ, bị lôi cuốn bởi các nhân vật “trung thực về cảm xúc và ý kiến của họ”.
“Đây đúng là nơi mà truyền hình Mỹ mang đến các giá trị văn hóa của mình: Họ cung cấp một ‘cửa sổ’ nhìn ra một thế giới mà các cuộc đời dường như ít bị kiểm soát hơn và ít chịu gánh nặng hơn,” ông Yang đã viết.
Sự hợp tác sản xuất lớn nhất cho đến nay là bộ phim “Tử chiến Trường Thành” (The Great Wall),” với diễn viên chính Matt Damon, và được sản xuất bởi các hãng phim Legendary Entertainment, Atlas Entertainment, hãng phim Le Vision Pictures của Trung Quốc, và Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc. Bộ phim này được công chiếu tại Mỹ vào ngày 17 tháng 2.
“Tôi không thấy có nhiều ảnh hưởng. Họ sẽ luôn luôn tồn tại,” ông Yu nói.
Sarah Lê, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Phạm Duy tổng hợp
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2mNqAvY
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét