Các nước thành viên NATO tại Châu Âu đang nỗ lực để đạt được mục tiêu giành 2% GDP của mỗi nước cho ngân sách quốc phòng, nhưng vẫn chưa nhất trí được về việc liệu mỗi nước có cần phải đáp ứng mục tiêu này hay không.
Trang tin Euro News cho biết vấn đề chi tiêu quân sự lại được đem ra chất vấn khi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đến thăm Estonia ngày 1/3.
Ông Gabriel cho biết nước Đức đồng ý cần đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng, nhưng đặt câu hỏi rằng liệu các nước Châu Âu có chấp nhận việc Berlin tăng chi tiêu hàng chục tỷ Euro cho quân sự để đạt mục tiêu 2% GDP của mình cho NATO.
“Đức cần phải làm nhiều hơn, điều đó không cần bàn cãi”, Ngoại trưởng Gabriel nói. “Nhưng chúng ta cũng phải xem liệu Châu Âu có muốn một nước Đức đầu tư 60 tỷ Euro mỗi năm vào quân đội Đức,” ông nói trước các phóng viên.
“Đây là quyền tối thượng về phòng thủ ở Châu Âu, và tôi nghĩ các nước láng giềng của chúng tôi sẽ không muốn thấy điều đó”, ông Gabriel nói.
Đức hiện đang giành số tiền bằng 1,2% GDP cho ngân sách quốc phòng.
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chỉ trích cam kết chi tiêu của các nước đồng minh trong liên minh quân sự NATO, gây áp buộc họ phải có “tiến bộ thực sự” trong chi tiêu quốc phòng.
Ngoại trưởng Đức cho rằng đúng là Châu Âu phải chấp nhận điều đó lần này khi Mỹ đã đỡ gánh nặng chính về quốc phòng cho Châu Âu, dù GDP của Châu Âu và Mỹ là tương đương.
Năm 2014, NATO đã nhất trí quay lại mức cam kết chi tiêu quốc phòng bằng 2% GDP của mỗi nước sau sự trỗi dậy của Nga bằng vụ can thiệp vào Ukraine và sau những biến động ở Trung Đông và Bắc Phi.
Cho đến nay, trong số 28 nước thành viên NATO mới có Mỹ, Anh, Ba Lan, Hy Lạp và Estonia đáp ứng được mục tiêu trên.
Dù vậy, Ngoại trưởng Đức Gabriel cho rằng chỉ mỗi chi tiêu cho quốc phòng thôi không đủ để đảm bảo an ninh trên thế giới ngày nay.
“Tôi nghĩ chúng ta cần phải cân nhắc đến một vài khía cạnh khác, bắt đầu với thực tế là tôi không tin rằng an ninh của Châu Âu có thể được đảm bảo chỉ bằng chi tiêu quốc phòng. Hầu hết các cuộc chiến tranh và khủng hoảng người tị nạn mà chúng ta đang đối mặt không thể được giải quyết chỉ bằng tăng chi tiêu cho thiết bị, mà còn phải bằng cách bảo vệ con người khỏi nghèo đói và chiến tranh,” ông nói.
Hạo Nhân
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lC1Kit
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét