Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Phát hiện chấn động: Bằng chứng về sự sống 4 tỷ năm trên trái đất

Theo kênh BBC News, các nhà khoa học vừa phát hiện cái mà họ gọi là hoá thạch của một số sinh vật sống có thể là sớm nhất trên Trái Đất, vì nó cho thấy sự sống đã bắt đầu sau khi Trái Đất hình thành chỉ vài trăm triệu năm.

Những cấu trúc đó có hình dáng giống dạng ống, dạng sợi, hoặc như cục bướu, được phát hiện trên các cổ thạch ở Canada, có niên đại từ 3,77 tỷ đến 4,28 tỷ năm.

Đó là một thời điểm không lâu sau khi trái đất hình thành, và cách xa hàng trăm triệu năm so với những gì hiện đang được chấp nhận là bằng chứng cổ xưa nhất về sự sống từng được tìm thấy trên Trái Đất.

Dominic Papineau – người đã phát hiện ra hóa thạch tại một khu vực ở Quebec

Các nhà khoa học tại Trường Đại học London (Anh) công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Nature. Với tuyên bố về sự sống lâu đời như vậy, phát hiện này đang gây tranh cãi, nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định rằng đây là những bằng chứng sớm nhất về sự sống trên Trái Đất và họ có thể trả lời bất kỳ nghi ngờ nào.

Các vật thể sống được các nhà khoa học phát hiện ở Quebec có chiều rộng chỉ bằng 1/10 so với sợi tóc con người, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, và có chứa một lượng đáng kể chất haematie – một dạng oxit sắt hay sắt rỉ. Đây được cho là tàn tích của một loại vi khuẩn từng sống dưới nước quanh các lỗ thông thuỷ nhiệt và dựa vào các phản ứng hoá học để tích luỹ chất sắt làm năng lượng.

Những cấu trúc hình khối sắt và sợi được phát hiện này có điểm tương đồng với các vi sinh vật hiện đại. Ảnh: Matthew Dodd/BBC

Matthew Dodd, nhà khoa học đã phân tích các cấu trúc tại Đại học London, tuyên bố rằng khám phá này sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc sự sống.

“Phát hiện này sẽ trả lời những câu hỏi lớn nhất mà nhân loại đã đặt ra, đó là: Chúng ta từ đâu đến và tại sao chúng ta ở đây?”

“Nếu những hoá thạch từ các mỏm đá này thực sự cách đây 4,28 tỷ năm, chúng ta sẽ sớm biết được sự sống phát triển như thế nào sau khi đại dương hình thành cách đây 4,4 tỷ năm”, ông Matthew Dodd nói, cho biết những gì con người trước đây biết về các dạng sự sống lâu đời nhất là rất khiêm tốn.

BBC cho biết các cấu trúc hóa thạch được bao bọc trong các lớp thạch anh trong cái gọi là Nuvvuagittuq Supracrustal Belt (NSB) – tức là một đoạn của đáy đại dương cổ đại, trong đó có chứa một số đá núi lửa và đá trầm tích lâu đời nhất được giới khoa học biết đến.

Khối đá màu đỏ giàu chất sắt và silic này chứa hóa thạch của các sinh vật sống cổ xưa nhất. Ảnh: Dominic Papineau/BBC

Theo lịch sử sự sống, trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm, và hóa thạch về sự sống cho đến nay được tìm thấy cách đây 3,7 tỷ năm. Hóa thạch về loài động vật chân đốt đầu tiên được tìm thấy có niên đại 570 triệu năm, loài cá đầu tiên 530 triệu năm, loài cây đầu tiên 475 triệu năm.

Hạo Nhân

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lu6yWh
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét