Tỷ phú Lý Gia Thành thường công khai ủng hộ một ứng viên cho vị trí lãnh đạo Hồng Kông trước mỗi cuộc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính của thành phố này. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, ông Lý lại có vẻ ngại ngần đưa ra ý kiến cá nhân.
Bốn ứng cử viên đều là những người bạn cũ của ông Lý. Ông Lý giải thích trong một cuộc họp báo vào ngày 19/2 rằng, việc chọn người này sẽ có thể “làm mất lòng người khác”.
Sự ngại ngùng của ông Lý là điều bất thường. Ông Lý trong quá khứ từng không ngần ngại ủng hộ người thua cuộc trong cuộc bầu cử trước đây – ông Henry Tang, thay vì Trưởng đặc khu hiện thời Lương Chấn Anh.
Có lẽ ông Lý Gia Thành đang do dự bởi vì ông vẫn chưa biết phe cánh nào trong chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát giới lãnh đạo Hồng Kông trong bốn năm qua. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tiền nhiệm của ông là Giang Trạch Dân đang cùng tham gia vào một cuộc chiến quyền lực, ông Giang thì muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ như trước đây, còn ông Tập thì tìm cách giành lại quyền lực của ông trong nhiều lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Ông Lý Gia Thành (Ảnh: Getty)
Lập trường của ông Tập là ông phải là người nắm quyền kiểm soát tuyệt đối chính trường Trung Quốc. Quan điểm này càng được củng cố trước thực tế là ông Tập nắm vai trò “chủ tịch” của nhiều tổ chức điều hành chính sách chủ chốt trong chính quyền Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân vẫn có khả năng thao túng chính trường Trung Quốc trong suốt triều đại của ông Hồ Cẩm Đào và trở thành phe đối lập của ông Tập Cận Bình đến ngày nay.
Ở Trung Quốc, cuộc tranh giành quyền lực giữa chính quyền ông Tập Cận Bình và phe cánh ông Giang được thể hiện thông qua cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập, và nỗ lực trả đũa của các quan chức chưa bị thanh trừng thuộc phe ông Giang, trong đó có bộ máy tuyên truyền và an ninh quốc gia.
Hiện nay, phe ông Giang đang dần suy yếu ở Trung Quốc đại lục, và nhiều quan chức nổi bật trong nhóm 200 quan chức cấp cao bị thanh trừng vì tội tham nhũng đều được biết là những người ủng hộ ông Giang.
Trong khi đó, ông Tập gần đây đã khẳng định quyền kiểm soát tối cao của ông đối với quân đội và bản thân ông cũng giữ vị trí lãnh đạo “hạt nhân”, hai bước quan trọng để quyết định quyền lực của một lãnh đạo Đảng.
Đối với Hồng Kông, dấu hiệu về sự thay đổi chính trị ở Bắc Kinh cũng đã thể hiện ra vào nửa cuối năm 2016.
Vào tháng 8 năm ngoái, tờ báo Sing Pao đã bắt đầu tấn công các quan chức hàng đầu của Hồng Kông và Trung Quốc vốn có mối quan hệ mật thiết với ông Giang Trạch Dân. Tờ báo này đăng một loạt các bài bình luận được giật tít đầy khiêu khích, kèm theo các hình ảnh minh họa đầy sắc thái. Đây là một động thái khác thường của một trang tin ủng hộ Bắc Kinh.
Một tháng sau, Văn phòng xử lý các vấn đề của Hồng Kông và Macao, cơ quan quản lý Hồng Kông của Bắc Kinh, đã bị các nhà điều tra chống tham nhũng chỉ trích là“buông lỏng quản lý” và không “tuân theo các chủ trương, chính sách của Đảng.”
Đến tháng 12, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã khiến các nhà quan sát bất ngờ sau khi tuyên bố ông sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 2. Trước đó một tháng, Đại Kỷ Nguyên đã có bản tin độc quyền cho biết ông Lương rút lui khỏi chính trường Hồng Kông.
Vào cuối tháng 1, giới truyền thông Hồng Kông đưa tin ông Trương Đức Giang, người giám sát Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh, tuyên bố rằng cựu Chánh thư ký Hồng Kông Carrie Lam là sự lựa chọn của Bắc Kinh cho vị trí Trưởng Đặc khu. Ông Trương đã không bình luận gì về ba ứng cử viên khác, gồm có cựu Bộ trưởng Tài chính John Tsang, thẩm phán đã nghỉ hưu Woo Kwok-hing, và chính trị gia ủng hộ Bắc Kinh Regina Ip.
Thông thường các ứng viên nhận được sự ủng hộ của chính quyền Bắc Kinh thì sẽ chiến thắng trong cuộc tranh cử. Bởi vì ban bầu cử gồm 1.200 thành viên là những cử tri đoàn xã hội và kinh doanh vốn tự điều chỉnh bản thân theo các lợi ích của Bắc Kinh.
Nhưng việc nhận thức được lợi ích của Bắc Kinh trong cuộc tranh giành giữa các phe phái khiến những người bỏ phiếu ủng hộ Bắc Kinh phải rất nỗ lực.
Vào ngày 14/2, công cụ phát ngôn của nhà nước Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo đã chỉ trích các cán bộ tạo bè kết phái” trước khi nghỉ hưu nhằm duy trì tầm ảnh hưởng của họ sau này – bình luận này được cho là nhằm vào ông Trương Đức Giang, bởi ông Trương sẽ nghỉ hưu trong năm nay.
Vài ngày sau, tờ Sing Pao công bố một loạt các bài báo rất quan trọng nhằm vào bà Carrie Lam và ông Trương. Trong đó, ông Trương được mô tả là “kẻ hiểm ác của quốc gia” vì cố gắng thao túng cuộc bầu cử ở Hồng Kông năm nay. Kể từ khi các bài báo này được công bố, nhân viên của Sing Pao đã bị những nhân vật đáng ngờ theo dõi và đe dọa, và họ đã phải đề nghị cảnh sát Hồng Kông bảo vệ sự an toàn của họ.
Trong khi đó, một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận trong giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh rằng “các quan chức có liên quan” ngưỡng mộ công việc của cựu Bộ trưởng Tài chính và cũng là ứng cử viên Trưởng đặc khu hành chính John Tsang, đồng thời cũng có mối quan hệ tốt với cựu thẩm phán Woo Kwok-hing. Ông Tsang hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò công chúng cho vị trí Trưởng Đặc khu.
Ông Lý Gia Thành đã công khai nói rằng việc Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử của Hồng Kông chỉ là “tin đồn”. Tuy nhiên, ông Lý cũng tin tưởng vào quyết tâm của ông Tập Cận Bình trong việc duy trì chính sách “một quốc gia, hai chế độ” giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, việc ông Lý ngần ngại trong việc đưa ra ý kiến về ứng viên cho vị trí Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông cho thấy ông này đang theo dõi chặt chẽ định hướng chính trị của chính quyền Bắc Kinh. Là một doanh nhân sắc sảo, ông Lý hiểu rằng việc ủng hộ cho một phe cánh yếu thế không phải là một canh bài có lợi.
Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Tâm Minh tổng hợp
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lkDuph
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét