Năm 1996, với album The Vienna I love (Thành Viên tôi yêu) và album thu trực tiếp In concert, André Rieu chính thức được giới truyền thông và các nhà phê bình phong là “Ông hoàng hiện đại của valse – Modern king of waltz”.
Những gì ông và dàn giao hưởng Johann Strauss II của ông làm được trên sân khấu là đem lại một niềm hạnh phúc quá lớn cho một lượng khán giả khổng lồ. Và người ta không thể không trầm trồ mỗi khi xem lại Second Waltz…
Second waltz của Dmitry Shostakovic- điệu nhạc khiến người ta không ngừng tự hỏi sao nó lại quyến rũ và làm người ta cảm thấy hạnh phúc đến thế….
Andre Rieu và dàn nhạc giao hưởng Johann Strauss II của ông đã làm nên điều kỳ diệu với Second Waltz
Những điệu nhảy dặt dìu không thể cưỡng lại…: Andre Rieu đã đem lại niềm hạnh phúc quá lớn
Một khung cảnh dạ vũ hoàng gia ngày xưa, các nữ nhạc công trong các bộ váy phồng màu pastel bằng satin lung linh, những điệu valse đẹp không thể cưỡng lại. Andre Rieu đã thực sự biến không gian của ông thành một không gian cổ tích thực sự.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của Reuters, Rieu đã phải thanh minh: “Tôi chưa khi nào yêu cầu khán giả khiêu vũ giữa các lối đi như thế, nhưng họ đã làm vì họ cảm thấy niềm vui từ điều ấy. Mọi người thường hỏi liệu tôi có bị phân tâm khi khán giả khiêu vũ lúc đang chơi bản Dòng sông Danube xanh? Câu trả lời là hoàn toàn không. Thật tuyệt khi sự việc trở nên sống động như vậy. Thường thì khi tôi chơi một bản valse, hầu hết khán giả bắt đầu đứng lên cùng nhảy và mỉm cười thích thú”.
Nghệ sĩ vĩ cầm đồng thời là nhạc trưởng người Hà Lan, mà sự nghiệp cống hiến trọn vẹn cho điệu nhảy valse, đã luôn có những buổi diễn vòng quanh thế giới với số lượng khán giả khổng lồ. Không chỉ có thế, điều đặc biệt nhất mỗi khi ông nâng tay kéo cây vĩ cầm kỳ diệu của mình, khán giả khó mà có thể ngồi yên tại ghế, mà hạnh phúc xếp ghế ngồi lại để cùng tay trong tay dặt dìu bên nhau giữa các lối đi của người hâm mộ ở hầu hết buổi diễn của ông.
Dàn nhạc của Andre Rieu như bước ra từ những câu chuyện cổ tích với các nữ nhạc công và ca sĩ mặc váy phồng màu pastel bằng satin lung linh đủ màu sắcTrong danh sách các nghệ sĩ lưu diễn thành công nhất thế giới năm 2008 của Pollstar thì Rieu đứng hạng 8 với doanh thu 76,9 triệu USD. Điều này thật đáng nể vì ông không diễn dòng nhạc thị trường, vốn là dòng nhạc dễ dàng đem lại một lượng khán giả lớn hơn nhiều so với dòng nhạc bác học.
Dậy lên làn sóng yêu nhạc valse ở bất cứ nơi đâu ông tới và tác phẩm tuyệt đẹp Second waltz của Dmitry Shostakovich
Album From Holland with love phát hành năm 1994 ở Hà Lan đã gặt hái được thành công ít người ngờ đến: là xúc tác làm dậy lên làn sóng yêu nhạc valse ở một quốc gia nhỏ bé Hà Lan. “CD ấy thật sự là một đột phá đối với tôi. Một trong những tác phẩm có trong CD là Second waltz, một bản valse rất giàu hình ảnh. Sự thật thì nó có tên Waltz No. 2 lấy từ Tổ khúc Jazz No. 2 của Dmitry Shostakovich, nhưng nó sẽ không bao giờ thành một hit nếu vẫn giữ nguyên cái tên ấy.”
Thế là Marjorie, người bạn đời và là tình yêu vĩ đại của Rieu, đã đổi nó thành Second waltz và chuyện tiếp theo đã diễn ra như hiện thấy. From Holland with love mau chóng đứng đầu top 100 ở Hà Lan. Hơn thế, album còn đứng trong top 10 trong hơn một năm!” – Rieu hồi tưởng.
Đến năm 1996, với album The Vienna I love và album thu trực tiếp In concert, André Rieu chính thức được giới truyền thông và các nhà phê bình phong là “Ông hoàng hiện đại của valse – Modern king of waltz”. Một lần nữa, các bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia đã phải nghiêng mình chào đón ông, kể cả việc vì vậy mà phải “hắt hủi” một trong những tượng đài lớn của làng âm nhạc thế giới là Madonna. Cùng năm này André Rieu được trao Giải thưởng âm nhạc thế giới (World Music Award) ở Monte Carlo.
Mời quý độc giả thưởng thức sức hút lạ kỳ của Andre Rieu và dàn nhạc giao hưởng Johann Strauss II của ông với tác phẩm tuyệt đẹp Second Waltz:
Vẻ đẹp của Second waltz lại một lần nữa được tái hiện qua các bộ phim kinh điển
Bộ phim Anna Karenina – phiên bản mới nhất năm 2012 của đạo diễn người Anh Joe Wright – dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Đại văn hào Nga Leo Tolstoi (1828-1910), đã sử dụng bản nhạc Second Waltz khiến bộ phim thêm rực rỡ. Nữ diễn viên người Anh Keira Knightley trong vai Anna Karenina, cô cũng đã từng thành công vang dội trong vai cô gái quí tộc nghèo Lizzie (Elizabeth Bennet ) trong bộ phim Pride & Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến) phiên bản năm 2005 , dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Anh Jen Austen (1775-1817).
Vẻ đẹp của second waltz được tái hiện qua các bộ phim kinh điểnTác giả dựng video nói trên, vì nhung nhớ một thời quá khứ, đã dàn dựng công phu từ các cảnh quay của bộ phim The Leopard của đạo diễn Luchino Visconi năm 1963, bộ phim Anna Karenina của đạo diễn Maurizio Millenotti năm 1997, bộ phim Anna Karenina của đạo diễn Joe Wright năm 2013, Fanfan & Alexandre của Alexandre Jardin năm 1993, Chiến tranh và Hòa bình…Có thể thấy những diễn viên nổi tiếng như Audrey Hepburn, Sophie Marceau, Keira Knightley… đều hóa thân vào những mệnh phụ quyền quý ngày xưa trong điệu valse tuyệt đẹp.
Anne Karerina: Sean Bean và Sophie MarceauVà không có gì có thể đẹp hơn với nhịp điệu sôi động dặt dìu của Second waltz.
Mời độc giả thưởng thức:
Hà Phương Linh
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lBn9s3
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét