Chúng ta thường cho rằng “rẻ đi đôi với chất lượng kém”. Nhưng nếu biết giá tiền của các vật dụng làm nên những kĩ xảo chuyên nghiệp trong nhiều bộ phim bom tấn dưới đây, bạn sẽ phải thốt lên kinh ngạc.
Đó là những vật dụng nào vậy? Chúng ta hãy tìm hiểu nhé!
7. Bước chân của khủng long bạo chúa trong bộ phim Công viên kỷ Jura là tiếng gảy dây đàn Ghi-ta
Ai là fan hâm mộ của bộ phim Công viên kỷ Jura cũng không thể phủ nhận công sức và sự tỉ mỉ mà Steven Spielberg đã bỏ ra để có những thước phim sống động và li kỳ nhất.
Một trong những chi tiết thú vị, rùng rợn, khó quên trong phim là cảnh chiếc cốc nước gợn sóng dữ dội, báo hiệu cho khán giả thời điểm nghẹt thở khi con khủng long bạo chúa T-Rex sắp nhảy ra khỏi rừng rậm rạp và ăn thịt người.
Và thế là, trong khi các diễn viên hoảng hốt, sợ hãi đến thót tim trong cảnh khủng long bạo chúa thì bên dưới chiếc xe có một gã đang gảy đàn liên tục! Hiếm có ai biết rằng hiệu ứng mang tính chấn động này lại được làm từ tiếng bass Ghi-ta của nhóm nhạc Pop nổi tiếng thập niên 70 là Earth, Wind and Fire. Spielberg nảy ra ý tưởng vào một ngày khi đang lái xe hơi và nhâm nhi món mứt, ông thấy gương chiếu hậu rung lên theo tiếng bass của Ghi-ta. Ông liền nghĩ “Ồ, đây hẳn là một cách tuyệt vời để báo cho mọi người biết quái vật sắp xuất hiện!”. Sau đó ông thử bật bài hát “Shining stars” với âm thanh tối đa đặt kế bên ly nước. Thật kỳ diệu là chiếc cốc không bị vỡ mà tạo ra những gợn sóng nước đẹp đến hoàn hảo. Spielberg đã nói chuyện với các chuyên gia âm thanh và thử rất nhiều cách khác nhau nhưng không có phương pháp nào tạo ra hiệu quả cao như cách này.
6. T-1000 trong Kẻ hủy diệt 2 được làm từ thủy ngân và máy sấy tóc.
Sau cuộc tranh luận dai dẳng về không gian liên chiều giữa James Cameron và Dị nhân, Kẻ hủy diệt 2 đã không thể khắc họa hình tượng người máy kim loại lỏng giết người đến từ tương lai như cốt truyện. Tuy nhiên, nhờ vào sự sáng tạo và công nghệ xử lý hình ảnh, họ đã tạo ra một nhân vật độc đáo và đáng sợ không kém gì nguyên tác.
Bạn nhớ cảnh T-1000 bị nổ tung thành từng mảng kim loại lỏng chứ? Và sau đó ‘các giọt nước’ bắt đầu kết dính lại thành hình người.
Nó là một trong những cảnh rùng rợn nhất trong phim, và thật khó tin khi “những con rô bốt sát thủ đến từ tương lai” sống động ấy trên thực tế lại là hiệu ứng của máy sấy tóc thổi vào vũng thủy ngân!
Những người làm phim đã không biết các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe vào đầu thập niên 90, nhưng việc làm tung tóe 0.94 lít thủy ngân ra xung quanh có thể nguy hiểm hơn bất kỳ cảnh quay nào trên phim, kể cả cảnh hồ thép nóng chảy vốn xuất hiện khá nhiều. Hồ kim loại này chỉ là hỗn hợp của dầu và đường. Nó tạo ra hiệu ứng sáng vô cùng đẹp mắt nhưng cũng khiến Robert Patrick (vai T-1000) trông như đang vùng vẫy trong “đầm lầy” kẹo trước thời khắc sắp chết. Vậy mới biết Spielberge đã đầu tư bao nhiêu tâm huyết cho bộ phim bộn tiền này!
5. Michael Myers đeo mặt nạ của Thuyền trưởng Kirt trong lễ hội Halloween
Giống như đa số các quái vật nổi tiếng trên màn ảnh (Freddy Krueger, Jason Voorhees, Larry chàng trai dây cáp, vv…) Michael Myers trong loạt phim nhiều tập Halloween có vẻ ngoài khó mà quên được. Anh đi thất thểu trong bộ áo liền quần, lăm lăm con dao nhà bếp và làm người ta phát khiếp với khuôn mặt trắng hếu.
Lạnh tanh và không chút biểu cảm, chiếc mặt nạ của Myer cũng khiến người ta “rợn tóc gáy” như khuôn mặt của Freddy. Có một luật bất thành văn trong phim kinh dị và trong cuộc sống, đó là: Con ma đáng sợ nhất là những con ma mang hình người nhưng… trơ không cảm xúc. Chiếc mặt nạ chết chóc này khiến nhân vật của Myer trở thành một trong những con ma ghê rợn nhất, thậm chí hơn cả phiên bản gốc của William Shatner trong loạt phim “Không giới hạn” (Star Trek).
Trong “Không giới hạn”, khuôn mặt của Shatner được để trong khuôn để tạo ra mặt nạ của nhân vật Thuyền trưởng Kirk. Nhà làm phim “Halloween” dùng chiếc mặt nạ này vì trông nó rất đáng sợ. Họ sơn phết, đục rộng lỗ mắt, đánh rối tóc, và rồi biến nó thành gương mặt của kẻ sát thủ máu lạnh.
4. Cảnh nhảy dù trong phim “Không giới hạn” dùng kính và quạt.
Vào năm 2009, J.J.Abram thực hiện bộ phim “Fast and Furious” trong không gian và gọi nó là bộ phim phỏng theo phim “Không giới hạn”. Phim kể về Thuyền trưởng Kirk hư hỏng, Spock lập dị ủ rũ với rất nhiều pha gay cấn, cho chúng ta biết cú nhảy không gian là như thế nào.
Để đạt được những thước phim chân thực nhất, Abrams dùng công nghệ hình ảnh trong khi để Kirk và Sulu lộn ngược, duỗi thẳng hàng giờ trước phông xanh lá cây. Tuy hai diễn viên không mấy vui vẻ trong tình cảnh này nhưng nó đã giúp họ diễn xuất đạt chuẩn và thuyết phục khán giả.
Abrams ghi hình bằng cách để các nam diễn viên đứng trên những tấm kiếng và đặt máy quay lên thang rồi dùng góc quay thẳng từ trên xuống. Kết quả là cho ra cảnh quay y như thật mà không phải chỉnh sửa hậu kỳ hay tốn kém như cách làm khác. Nếu bạn muốn gây ấn tượng với bạn bè bằng các bức hình chụp trên không nhưng lại không biết phải làm sao, thì đây là một mẹo cho bạn.
3. Cơn lốc trong phim “Phù thủy xứ Oz” là một ống gió to
Phù thủy xứ Oz là một câu chuyện cảnh báo những gì sẽ xảy đến nếu bạn để chó nhà mình cắn người tùy tiện. Bạn bị bắt cóc và bỏ rơi trong không gian địa ngục, bị những hồn ma ác độc đeo đuổi qua những cuộc hành trình dai dẳng và những thử thách cam go.
Nói đến thử thách gian khổ, thì việc quay những cơn lốc xoáy trong phim không hề đơn giản như đi dạo trong công viên. Ban đầu, nhà sản xuất muốn đến Kansas để ghi lại cơn lốc thật sự có thể cướp đi mạng sống con người. Nhưng đây là ý tưởng tồi tệ vì nó quá nguy hiểm. Họ cũng tính đến phương án sử dụng một cái nón cao su khổng lồ. Tuy nhiên, cách làm này khiến cơn lốc trông rất kỳ cục!
Cuối cùng, đoàn làm phim cũng tìm ra được giải pháp. Họ dùng giàn ống gió khổng lồ để làm ra cảnh tượng lốc xoáy. Để có thể di chuyển cơn lốc và tạo cảm giác cuồn cuộn, chết chóc, họ phải di chuyển cả giàn ống gió theo các hướng khác nhau. Ngoài ra, họ dùng các ống xịt hơi để tạo bụi, đá và khuếch đại sức công phá.
2. Dùng những mô hình nhỏ để dàn dựng cảnh quay trong nhiều phim Hollywood
Hãy nhìn cảnh này từ bộ phim “Kiểu tiếp xúc thứ ba” (Close Encounters Of The Third Kind). Phải chăng đó là hình ảnh ngoài đời của một chiếc thuyền với vài cảnh phụ phía sau?
Không đâu! Nó chỉ là một chiếc thuyền mẫu vật được quay cận cảnh bằng máy quay có ống kính rộng.
Những gì cần làm sau đó là dịch chuyển những cảnh phụ ra xa vài dặm và thế là một cảnh hoành tráng xuất hiện. Phương pháp này ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc phải dùng người ngoài hành tinh di chuyển con thuyền thật đến chính giữa sa mạc.
Tiểu xảo này đã có từ lâu và cũng từng được sử dụng trong bộ phim “Casablanca” để quay cảnh tiễn biệt. Bạn thấy phi hành đoàn đang làm việc trên chiếc máy bay thật ở cảnh nền chứ? Có những người nhỏ xíu đang đứng trước máy bay. Bạn không tin đúng không?
Nếu bạn muốn có một ví dụ khác, thì đâyE.T. trông như sắp bị nuốt chửng bởi một người đàn ông trung niên khổng lồ.
Đây là kỹ xảo rất thông dụng trong giới làm phim, “Monty Python” và “Chén Thánh” cũng dùng kỹ xảo này.
1. Trong phim “Du hành các vì sao” Bác sĩ McCoy khám bệnh nhân với một…lọ rắc muối
Trong phim, bác sĩ Leonard “Bones” McCoy là sĩ quan trưởng y khoa Badass của con tàu du hành Enterprise. Ông sử dụng công nghệ tiên tiến của thế kỷ 23 để cứu phi hành đoàn khỏi các thương tích và bệnh tật. “Công nghệ tiên tiến” ở đây bao gồm cả một…lọ rắc muối.
Theo như quyển sách “Du hành các vì sao: Chuyện có thật”, ngân sách cho một tập phim trung bình là 190.636 đô-la, nhưng họ rất sáng tạo và tận dụng tiền bạc một cách tối ưu. Các nhà thiết kế tìm mọi cách làm giảm chi phí sản xuất, và thế là tình cờ một ngày nọ Irving A.Feinberg, người phụ trách đạo cụ, đã mua một lọ muối lạ mắt của Đan Mạch. Mục đích ban đầu của chúng là để làm…lọ rắc muối của tương lai vào năm 2269.
Nhưng dần dần những lọ muối này còn xuất hiện lạ lùng ở các tập phim khác. Chúng là dụng cụ y khoa của Bones những 2 năm và là một bộ phận trong các thiết bị máy móc vũ khí của Scotty. Bởi vì những lọ này rất nhỏ nên khán giả khó mà phát hiện ra được.
Video xem thêm: Hậu trường phim bom tấn của Hollywood khiến bạn phải ngỡ ngàng
Phong Châu
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2fey1K2
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét