Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Ngày Tết nói chuyện rượu bia: Người xưa đối đãi thế nào?

Đầu xuân năm mới, cảnh người người nâng ly rượu mừng gợi nên niềm hân hoan và không khí đoàn viên ấm cúng. Tuy nhiên, rượu bia cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh của người phụ nữ, khi các đấng mày râu chìm đắm trong nhậu nhẹt nhất là trong thời đại nay. Có người cho rằng: Uống rượu là thể hiện bản lĩnh đàn ông, và văn hóa xưa cũng ủng hộ điều này, “ vô tửu bất thành lễ ”. Vậy thực ra, người xưa đối đãi với rượu như thế nào?

Rượu đã xuất hiện từ thuở bình minh của nền văn minh nhân loại. Thời nhà Chu, vua Văn Vương từng khuyên răn các quan viên rằng: “Tế tự thì dùng rượu! Trời kia xuống mệnh cho dân ta biết nấu rượu chỉ là dùng vào việc tế tự lớn.”

Chu Vũ Vương cũng ban “Tửu cáo”, trong đó ông dạy dỗ dân chúng như sau:

Luyện chân tay các ngươi cho dẻo dang! Chăm trồng lúa nếp, lúa tẻ, chạy bạy thờ cha, trưởng các ngươi! Săn sóc việc dắt bò, đánh xe, đi xa buôn bán đặng nuôi cha, mẹ các ngươi cho có hiếu. Cha mẹ mà vui mừng, tự tắm rửa, bày ăn uống, bấy giờ mới dùng tới rượu!

Vũ Vương còn xuống lệnh cho quần thần:

Hỡi các quan có chức trách coi các việc! Cùng các trang quân tử![…] Các ngươi nuôi được cả các người già nua, như thể các chúa, khi đó các ngươi hãy ăn no, uống say!

Như vậy cho thấy cổ nhân coi chuyện này vô cùng nghiêm khắc.

Dẫu vậy, rượu không phải lúc nào cũng mang ấn tượng xấu. Rất nhiều áng thơ tuyệt tác đã ra đời bên chén rượu. Một đêm Trung Thu ngàn năm trước, Tô Đông Pha đã cho ra đời những vần thơ bất hủ:

Vầng trăng sáng có tự khi nào,
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao.
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy,
Đêm nay đã là đêm năm nào? 

Ly rượu thoát tục của thi tiên Lý Bạch (Ảnh minh họa từ internet)Ly rượu thoát tục của thi tiên Lý Bạch (Ảnh minh họa từ internet) Tuy nhiên, rượu chè đến mức say sưa thì lại khác. Dân gian Việt Nam có lưu truyền nhiều ca dao về rượu, điển hình là:

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa,
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.

Hay:

Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.

Các đệ tử Lưu Linh chẳng những hại mình, mà còn phiền người nữa.

Rượu cũng là một trong năm giới cấm của đạo Phật. Kinh “Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi” có dẫn ra 36 lỗi của người say, trong đó phải kể đến: Uống rượu khiến con chẳng kính cha mẹ, cha con không có trên dưới, nói năng bậy bạ, mắng trời quở đất chẳng biết húy kỵ, kết bạn cùng bọn người ác, xa người hiền lành, say sưa ói mửa dơ bẩn vợ con chán ghét, dâm dật không biết kiêng sợ, sau khi chết đọa địa ngục, uống nước đồng sôi, được ra khỏi địa ngục, sanh làm người thường ngu si.

Theo Phật giáo, say rượu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tạo quả báo đọa địa ngục… (Ảnh: chuavinhhung.com)Theo Phật giáo, say rượu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tạo quả báo đọa địa ngục… (Ảnh: chuavinhhung.com)

Ly rượu dâng Trời Đất, chén rượu giao bôi, rượu mừng tân niên hay ly rượu thoát tục của tao nhân mặc khách… Đó là những khía cạnh tốt đẹp về rượu trong văn hóa truyền thống của người phương Đông. Nhưng ngày nay, thật đáng buồn khi các câu chuyện gắn liền với rượu thường là những bệnh tật, tai nạn, gia đình tan vỡ, v.v… Hy vọng rằng, những lời răn dạy của cổ nhân và các bậc Thánh Hiền có thể phần nào thức tỉnh những ai còn lầm tưởng về “ bản lĩnh đàn ông ” trong chén rượu.

Mã Lương

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kzi7MB
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét