Tại địa chỉ ở 55 ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội, cái tên Thành Nguyễn đã khá nổi tiếng là tiệm cắt tóc không lời nói bởi chủ tiệm cắt tóc và những các bạn trẻ làm ở đây đều có điểm chung là không thể nói.
Theo thông tin từ mạng xã hội, Nguyễn Thái Thành (sinh năm 1991, quê Bắc Giang) là chủ tiệm cắt tóc đặc biệt. Chàng trai bị câm điếc bẩm sinh nhưng giàu khát vọng sống và ý chí vươn lên đã có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ.
Ngày trước, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Nguyễn Thành Thái bỡ ngỡ đến với nghề làm tóc với mong muốn tự nuôi sống bản thân. Khởi đầu, anh từng đạp xe quanh làng ở Bắc Giang và cắt tóc miễn phí cho bà con để quen tay. Tiếp đến là những ngày tháng khó khăn, chật vật xin làm thợ học việc ở tiệm cắt tóc không chỉ tại Hà Nội mà còn cả TP HCM.
Dù câm điếc bẩm sinh nhưng thành là một chàng trai rất vui vẻ, mạnh mẽ.
Đến năm 2011, Nguyễn Thái Thành đã có tiệm riêng của mình. Chàng trai câm điếc 9x còn giành nhiều giải thưởng về làm tóc và có nhiều thành tựu trong hoạt động cộng đồng.
Thành tự hào khoe tấm bằng khen công nhận là 1 trong 10 gương mặt tiêu biểu Việt Nam năm 2015.
Tiệm cắt tóc không lời nói Thành Nguyễn nằm bên trong một con ngõ nhỏ, vắng tiếng còi xe qua lại, vậy mà từ 10 giờ sáng, tiệm đã kín khách, có người phải ngồi chờ.
Theo thông tin dẫn từ Thanh niên, Nguyễn Thái Thành bộc bạch, tiệm của anh có anh là thợ cắt tóc chính, anh có thêm 1 nhân viên, ngoài ra, 9 người làm cùng là các học viên mới. Gắn bó với tiệm của Thành đã từ lâu có Nguyễn Ngọc Quang, câm điếc bẩm sinh, (sinh năm 1998, quê ở Đông Anh, Hà Nội).
“Anh Thành là một thầy giáo rất tốt. Anh ấy từng động viên mình tham gia cuộc thi tay nghề ASEAN và giúp mình nhận bằng khen. Mình đi thi, anh đi theo và chỉ bảo cho mình từng chút một” Quang chia sẻ
Mới đây có Nguyễn Việt Long, 21 tuổi, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội (chỉ nghe được tai bên phải, nói ngọng) mới học ở tiệm của Thành được hơn 1 tháng; hay như cô bé Ánh, 17 tuổi, nói được nhưng điếc cả 2 tai cũng mới đến học nghề gội đầu.
Cứ sau giờ làm, anh cùng các học viên trong tiệm lại sum họp cùng nấu ăn, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Thành cùng các thành viên khác trong hiệu làm tóc.
Nguyễn Thái Thành kể, Sau khi tiệm ở ngõ Văn Chương sửa chữa xong, Thành sẽ giữ nguyên tiệm ở Kim Mã này, một lúc quản lý cả 2 nơi. Anh sẽ tuyển đông nhân viên, học viên hơn, tăng thêm cơ hội được làm nghề cho những người cùng khiếm khuyết một phần tai nghe, giọng nói.
Mặc dù tiệm tóc nho nhỏ, nhưng cách phục vụ của nhân viên ở đây rất được lòng khách hàng.
Khách hàng đến với tiệm Thành Nguyễn chủ yếu là khách nữ lứa tuổi 20 – 50. Một số có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký tự, số khác dùng bút, giấy để trao đổi qua lại.
Trao đổi với phóng viên, một khách hàng thân thiết của tiệm (chị Hồng Nhung, 26 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ rằng những người ở đây đã biết gu của chị nên cứ muốn làm tóc như sấy, hấp, cắt… chị đều ưng ý. Dần dần, chị Nhung đã trở thành “bà mối” cho tiệm. Chị thường đưa người quen đến và đa số khách hàng đến đây đều công nhận nhân viên ở tiệm đều có tay nghề vững, vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi.
Vì thế, khi tiệm chuyển chỗ, mặc dù cách rất xa nhưng có những vị khách gắn bó “chạy” theo vì tình cảm họ dành cho những con người khiếm khuyết mà có tâm nơi đây.
Những mẩu giấy ghi lại nhận xét của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ làm tóc ở salon của anh Thành và hầu hết đều là những phản hồi tích cực.
Cuộc đời không cho ai tất cả nhưng chính nghịch cảnh lại tạo nên anh hùng
Dù những bạn trẻ có khiếm khuyết nhưng điều đó không cản trở nổi ý chí và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đó là điều làm nên thành công cho tiệm và cũng là bài học dành cho những ai đang suy sụp và luôn cảm thấy cuộc sống bất công.
Mai Nhi (TH)
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kSB4ct
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét