Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Cho con gia tài bạc tỷ không bằng răn dạy 6 điều sau

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho con càng nhiều của cải vật chất nghĩa là càng yêu thương chúng. Nhưng thực tế, ngoài vật chất, cha mẹ cũng có thể cho con cái mình 6 giá trị vô cùng trân quý để bồi dưỡng phẩm cách cao quý của con người, biết về nguồn gốc của sinh mệnh, điều này so với thành tích còn quan trọng hơn 100 lần.

Vậy 6 giá trị vô cùng trân quý mà cha mẹ nên truyền lại cho con cái là gì?

Giá trị thứ nhất là gia đình

Đối với trẻ nhỏ, tình cảm ấm áp giữa các thành viên trong gia đình sẽ dễ để lại ấn tượng dài lâu trong tâm trí và tạo nên hình ảnh đẹp nhất trong tâm hồn mỗi đứa trẻ. Một vị học giả đã phỏng vấn qua một số thanh thiếu niên khoảng 15 đến 20 tuổi, hỏi ấn tượng khắc sâu nhất trong tâm trí các em về cha mẹ là gì?

Một bạn trẻ vô cùng cao hứng nói: “Lúc 5 tuổi, sau khi tan học, tôi cùng em trai đợi mẹ đến đón. Khi nhìn thấy hai con của mình, mẹ thường dang đôi tay thật rộng như chờ đợi các con ùa vào vòng tay mẹ, trên mặt mẹ biểu lộ tình cảm vô cùng ấm áp. Tôi cứ nhớ mãi về cảnh tượng ấm áp này.” Nhưng cũng có người trả lời một cách lạnh lùng: “Cha mẹ tôi chỉ quan tâm đến chiếc điện thoại, mặc kệ con cái thích làm gì thì làm.”

Có thể giải thích rằng, do sự vô tâm của cha mẹ nên trẻ mới có cái nhìn khác nhau về khái niệm gia đình. Cha mẹ nên dành chút thời gian ở bên con trẻ, buông xuống những công việc bộn bề, bên cạnh con cái để hướng cho trẻ những kỷ niệm đẹp trong tâm hồn trẻ về gia đình. Cách tốt nhất để cho trẻ có thể hiểu được những giá trị về tình cảm gia đình, cho trẻ hiểu được nỗi vất vả của mẹ cha trong công việc cũng như những khó khăn trong cuộc sống là bên cạnh con cái để sẻ chia, bầu bạn.

gia tri1
Bên cạnh con cái để sẻ chia, bầu bạn, giúp con cái hiểu được nỗi vất vả của mẹ cha.(Ảnh minh họa: internet)

Giá trị thứ hai là lòng biết ơn

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều trẻ em gặp phải chuyện không vui, không vừa ý là liền oán trách và đổ lỗi cho người khác. Kỳ thực, biết cảm ơn sẽ giúp cho trẻ phát triển tư tưởng một cách lành mạnh nhất.

Khi trẻ hiểu được việc phải biết tri ân những gì mọi người dành cho mình sẽ khiến chúng biết trân trọng, và bao dung người khác hơn. Từ đó, chúng sẽ có nội tâm an bình, sẽ không trở thành đứa trẻ ích kỷ, nhỏ nhen. Giá trị của chữ cảm ơn ấy thật vô cùng to lớn. Vì vậy, hãy dạy chúng hình thành thói quen nói “cảm ơn” với mọi người xung quanh.

 gia tri2
Dạy cho trẻ biết nói “cám ơn” mang một ý nghĩa lớn lao. (Ảnh minh họa:internet)

Giá trị thứ ba là dạy cho trẻ biết gần gũi với thiên nhiên

Rất nhiều cha mẹ luôn lo lắng con của mình sẽ bị tổn thương khi cho chúng tiếp xúc với môi trường tự nhiên, do đó họ luôn tìm cách giữ con ở trong nhà. Họ không biết rằng, môi trường thiên nhiên sẽ là hoàn cảnh để giáo dục tốt nhất cho trẻ. Một nhà tâm lý học nổi tiếng cho biết: “100 giờ học ở trên lớp không bằng cho trẻ học 1 giờ trong giới tự nhiên.” Bởi vì trẻ em được tiếp cận với thế giới này sẽ như là đang được mở rộng tầm mắt và kích thích tâm lý thích khám phá tìm tòi ở chúng. Hơn nữa, thiên nhiên sẽ giúp trẻ biết yêu thương vạn vật hơn. Các bậc cha mẹ cần nên biết rằng, giáo dục cho trẻ cần đúng lúc đúng chỗ, có như vậy trẻ mới có trạng thái tiếp thu kiến thức tốt nhất. Nhiều đứa trẻ không thích học hành có lẽ cũng vì không có môi trường khích lệ chúng ham học hỏi.

gia tri5
Cho trẻ gần gũi với thiên nhiên là một cách giúp trí tuệ trẻ phát triển hơn. (Ảnh: internet)

Giá trị thứ tư là tinh thần yêu thích đọc sách

Đọc sách là một thói quen vô cùng tốt, nó không chỉ giúp người đọc tăng thêm hiểu biết mà còn kích thích phát triển tư duy, thanh lọc tinh thần, tu thân dưỡng tính. Để dưỡng thành thói quen thích đọc sách ở trẻ cần một quá trình lâu dài, do đó cha mẹ nên tạo cho con môi trường để khích lệ chúng đọc sách, ví như đưa trẻ đến những phòng đọc sách hoặc thư viện. Cha mẹ cũng nên tạo cho mình thói quen này để làm gương cho trẻ.

gia tri3
Cho trẻ hình thành thói quen đọc sách để sớm phát triển tư duy.(Ảnh: internet)

Giá trị thứ 5 là hiểu biết lịch sử

Nếu có thời gian thì đừng ngại đưa trẻ đến thăm những bảo tàng, nơi lưu giữ các hiện vật của các thời kỳ, để chúng cảm nhận được bầu không khí đặc biệt của lịch sử. Từ những dữ kiện, từ những hiện vật, trẻ sẽ biết được sự phát triển không ngừng của thế giới và con người. Nếu như ngay từ khi còn bé, trẻ đã hiểu được sự kỳ diệu của lịch sử, nét đẹp của văn hóa thời xưa giúp trẻ nâng cao nhận thức thế giới mà còn giúp trẻ có trải nghiệm đời sống phong phú.

gia tri4
Cho trẻ sớm cảm nhận được giá trị của lịch sử giúp trẻ nâng cao nhận thức. (Ảnh: internet)

Giá trị thứ 6 là biết sống kham khổ

Nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow nói: “Đối với trẻ, gặp khó khăn không phải là chuyện xấu, điều quan trọng chính là thái độ nhìn những khó khăn đó như thế nào.” Phải biết rằng cha mẹ không thể đi theo và chăm sóc con trẻ suốt đời, hôm nay nếu cha mẹ không lỡ để con chịu khổ một chút, để chúng học được kinh nghiệm vượt qua khó khăn thì khi trưởng thành, chúng sẽ phải chịu khổ nhiều hơn.

Một tờ báo có đưa tin, có hai cha con đi bộ 400 km, vì người cha làm gương nên đứa trẻ 10 tuổi đi bộ cùng cha mà không hề than khổ. Chính vì đã từng kinh qua chịu khổ, trẻ mới không không dễ nản trí. Nếu như cha mẹ bồi dưỡng cho trẻ tinh thần sẵn sàng chịu khổ khi trưởng thành chúng sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn.

Đây cũng là điều khó khăn nhất vì trong mắt ba mẹ con cái lúc nào cũng vụng về yếu ớt, họ không nỡ để con mình chịu khổ, cứ làm giùm chúng khiến chúng bị lệ thuộc và ỷ lại.

Cho con gia tài bạc tỷ không bằng bồi dưỡng cho chúng 6 giá trị này

Từng có câu chuyện hàm ý thâm sâu như sau: Có ba người đàn ông thường đến miếu Nhi Tử cầu phúc, năm nào cũng như năm nào, tấm lòng của họ đã khiến Bồ Tát cảm động. Một hôm, Bồ Tát chấp thuận lời thỉnh cầu của họ và ban cho mỗi người chọn một bảo vật đem về cho con. Người cha đầu tiên chọn chén khảm ngọc, vị thứ 2 chọn cỗ xe ngựa bằng vàng, vị thứ 3 chọn một cây cung đúc bằng sắt.

gia tri6

Đứa trẻ có được chén bạc thì rất hứng thú với việc ăn uống. Còn đứa trẻ có được xe bằng vàng thì luôn thích đi chơi trên khắp các con phố. Còn đứa trẻ nhận được cây cung thì cả ngày lên núi học săn bắn. Nhiều năm sau, ba người cha này qua đời, miệng ăn núi lở, đứa trẻ thích ăn uống đã phải mang chén ngọc đi cầm cố lấy tiền và cuối cùng phải cầm bát đi ăn xin. Còn đứa trẻ có xe ngựa đã phải đổi chiếc xe của mình lấy lương thực sống qua ngày. Đứa trẻ nhận được cung tên đã ngày đêm rèn luyện thành một người thợ săn tài giỏi, giúp người trong nhà có cái ăn cái mặc.

Từ câu chuyện này, chúng ta hẳn cũng hiểu được phần nào cái được của sự khổ ải? 6 giá trị này còn đáng giá hơn gia tài bạc tỷ mà cha mẹ nên truyền lại con con trẻ. Hãy nhớ kĩ, dù có cho con bao nhiêu tiền cũng không bằng giúp con có một nghề trong tay. Đầy một bụng sách vở cũng không bằng tồn chữ ‘Thiện’ trong tâm.

San San biên dịch

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2k2MNbe
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét