Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Những con số biết nói về nền kinh tế Việt Nam 2016

Năm 2016 đã qua chứng kiến một loạt những sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang được nhìn nhận rằng tăng trưởng dần dần tăng tốc nhờ ngành sản xuất phát triển tốt (chỉ số PMI tăng điều trong 12 tháng qua), có những áp lực về giá cả nhất định nhưng lạm phát vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, vấn đề nợ công có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của các nhà quản lý.

  1. Ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng tốt trong 12 tháng của năm 2016

Ngành san xuat 2

Ảnh: Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển tốt (ảnh sưu tầm từ internet)

Theo báo cáo đánh giá của Nikkei Market, ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng tốt trong 12 tháng vừa qua, chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) tăng ổn định nhờ vào số lượng đơn đặt hàng mới tăng, đặc biệt tăng vào các tháng cuối năm, dẫn đến tăng sản lượng cũng như tăng số lượng việc làm. Đồng thời ghi nhận nhu cầu tăng lượng hàng tồn kho do có niềm tin vào sức tiêu thụ của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đầu vào đã tăng mạnh khiến cho các doanh nghiệp được khảo sát cũng chuyển chi phí này vào giá thành dẫn đến tăng giá sản phẩm đầu ra.

Theo công bố của Nikkei Market, đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt Thái Lan, vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Philippines. Kết thúc năm 2016, chỉ số PMI của Việt Nam đạt 52,4 điểm, sau Phillippin với 55,7 điểm,  vượt Thái Lan với 50,6 điểm, các nước còn lại là Myanmar đạt 49,4 điểm, Indonesia đạt 49 điểm, Malaysia đạt 47,1 điểm và Singapore thấp nhất ở mức 43,4 điểm.

Ông Andrew Harker của tổ chức IHS Market nhận định các ngành sản xuất của Việt Nam phát triển mạnh một phần nhờ vào sự tăng trưởng vững chắc trong những tháng cuối năm. Hơn nữa, các công ty trong nước có thể tiếp tục có được đơn đặt hàng mới với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng kỷ lục như trong kỳ khảo sát của năm 2016.

  1. Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 9 bậc

moi truong kinh doanh 3

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năm 2016 Việt Nam đứng thứ 82 trong tổng số 190 quốc gia được xếp hạng về mức độ dễ dàng trong kinh doanh, tăng 9 bậc so với năm ngoái. Có thể nói môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện trong năm qua. Nếu năm 2012, Việt Nam chỉ đứng thứ 99 trong tổng số 183 nước thì đến năm 2014 đã xếp hạng 93/189 nước, Việt Nam tiếp tục được ghi nhận cải thiện khi đứng thứ 91 vào năm 2015 và được xếp hạng 82 vào năm 2016.

Trong các tiêu chí được sử dụng khi đưa ra chỉ số xếp hạng này bao gồm: khả năng thành lập doanh nghiệp mới, xin cấp phép xây dựng, khả năng tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý khi mất khả năng thanh toán.

  1. 110.100 doanh nghiệp được thành lập mới

thanh lap DN 3

Có thể nói 2016 là năm “quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam. Làn sóng doanh nghiệp mới nhiều chưa từng có với con số ấn tượng là 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015 theo số liệu thống kê của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Số vốn cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, đạt mức 8,09 tỷ đồng cho mỗi DN thành lập mới, tăng 48,1% so với năm 2015. Trong số các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp thành lập mới, Hà Nội và Sài Gòn có tỷ lệ doanh nghiệp mới cao nhất, theo đó Sài Gòn chiếm 25,37% và Hà Nội chiếm 18% trong tổng số doanh nghiệp được thành lập trên cả nước. Cũng theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Huế và Đà Nẵng là các địa phương đi đầu trong việc đổi mới phương thức hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

  1. Vấn đề cần cải tổ “Nợ công lên đến 30 triệu đồng/người”

Nếu như năm 2006, mỗi người Việt gánh khoảng 3,5 triệu đồng tiền nợ thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên gần 30 triệu đồng.Theo số liệu được Chính phủ công bố, nợ công Việt Nam đã gần chạm ngưỡng 65% GDP, có nghĩa là mỗi người dân gánh một khoản nợ đến 65% thu nhập. Sở dĩ con số nợ công lớn là do phần nhiều được dùng trong các dự án ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng. Các dự án cầu đường tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng từ cần Cần Thơ, cầu Nhật Tân, cầu Vàm Cống, đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên, đường trên cao vành đai 3 Hà Nội, dự án đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội và nhà ga T2 sân bay Nội Bài. Bên cạnh đó còn do một số chi phí khác được ghi nhận là chưa hiểu quả khi sử dụng số tiền từ nguồn vay viện trợ của nước ngoài.

Theo công bố của Ngân hàng Thế giới, vào tháng 7/2017 tới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tuyên bố chấm dứt gói tài trợ ODA cho Việt Nam. Tiếp sau đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB và các nhà tài trợ song phương cũng chuyển dần hình thức hỗ trợ Việt Nam. Do vậy, Việt Nam sẽ phải tiếp cận nguồn vốn vay thương mại.Bộ tài chính cho biết thời điểm nợ công phải trả nhiều nhất là giai đoạn năm 2022 – 2025. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần có những điều chỉnh nhất định trong việc vừa duy trì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo cân đối vấn đề nợ nước ngoài.

  1. Cá chết hàng loạt

ca chet hang loat 2

Ảnh: Cá chết hàng loạt ở miền Trung (sưu tầm từ internet)

Vào tháng 04/2016, sự kiện cá chết hàng loạt ở các vùng biển như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và sau đó lan đến các tỉnh như Huế, Khánh Hòa, Vũng tàu không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và thu nhập hàng ngày của người dân, của các hộ nuôi trồng, đánh bắt, kinh doanh hải sản mà ảnh hưởng đến toàn bộ ngành du lịch và kinh tế biển của Việt Nam. Thiệt hại kinh tế không chỉ đơn giản nằm ở số lượng tấn cá chết hay số lượng các tour du lịch bị hủy. Các tác động về mặt kinh tế từ các vụ việc này khó có thể thống kê ngay được. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nhất từ môi trường thiên nhiên đến các chính sách kinh tế của các nhà hoạch định và quản lý về việc Việt Nam cần sản xuất gì, ở đâu và như nào để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế và cuộc sống của  người dân.

Nhật Hạ 

   Xem thêm

Những sự kiện nổi bật ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới năm 2016

Người Singapore bi quan nhất về nền kinh tế trong 7 năm

6 điều thú vị ít biết về kinh tế Cuba



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2klgkLe
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét