Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Tết nay, nhớ Tết xưa

Thời gian trôi đi kéo theo những thay đổi trong văn hóa và cách đón Tết của người Việt cũng dần có những biến chuyển phù hợp với cuộc sống hiện đại. Dưới đây là một số hình ảnh đáng suy ngẫm về Tết xưa và Tết thời hiện đại mà hẳn nhiều người cũng thấy mình ở trong đó.

Chợ hoa đón Tết

cho hoa phuoc loc tho 3

Nhìn những bức ảnh chợ hoa ngày Tết ngày nay, người ta vẫn thấy không có thay đổi gì mấy so với những năm trước đó.

phố hoa xưa 2

Điểm khác biệt duy nhất tạo sự khác biệt giữa chợ hoa xưa và nay là trang phục của người dân.

trang phục du xuân xưa 3

Ngày xưa, người phụ nữ thường mặc áo truyền thống như tứ thân, áo dài để đón xuân trong khi thời nay, việc mặc áo dài đã trở thành một hoạt động truyền thống để chụp ảnh và dạo chơi.

trái lạ

Riêng đối với các loại hoa, quả trong các phiên chợ, so với trước đây, người dân bây giờ rất chuộng các loại quả “độc lạ” như quả khắc hình linh vật biểu tượng của năm, quả và cây cảnh có hình thù độc đáo với giá tiền triệu thậm chí tiền tỷ.

Giao thông ngày Tết

Cùng với những phương tiện đi lại có nhiều thay đổi thuận tiện, tiên tiến và đa dạng hơn nhưng tình trạng kẹt xe thời nay lại kinh khủng hơn nhiều so với ngày xưa, đặc biệt là ở 2 trung tâm thành phố lớn của Việt Nam (TP. HCM vàThủ đô Hà Nội)

kẹt xe

Hàng hóa, bánh kẹo

hàng hóa Tết xưa

Nếu ngày xưa người dân thường tự chế biến các loại rim mứt, bánh trái tùy theo truyền thống và phong tục vùng miền, trong đó, pháo là mặt hàng được bán nhiều ngoài thị trường

Ngày nay, ngoài một số loại rim mứt được người dân ưa chuộng còn có hàng ngoại nhập “độc lạ” để khoe nhau ngày Tết.

làm mứt

Hình ảnh những chảo rim mứt ấm áp như thế này cũng không còn nhiều nữa vì người thời nay luôn bận rộn với công việc bên ngoài. Vì không có nhiều thời gian cho gia đình nên ai cũng tìm đến siêu thị hoặc tạp hóa để tiết kiệm thời gian.

bánh ngoại nhập

Mặc dù ai cũng nhớ những khoảnh khắc cùng gia đình chuẩn bị bánh trái cho ngày tết nhưng thời thế thay đổi, cuộc sống thay đổi. Sự xuất hiện của bếp ga, bếp điện, lò điện… khiến nhiều người không còn mặn mà với việc tự tay hay cùng gia đình chế biến công phu để cho ra thành phẩm như ngày xưa nữa.

Làm bánh chưng

sum vầy nấu bánh chưng

Gói và nấu bánh chưng những ngày cuối năm luôn là hoạt động không thể thiếu mỗi khi Tết đến.

Tuy nhiên, so với ngày xưa thì tập tục này đang dần dần bị mai một, đặc biệt là đối với bộ phận người dân sống nơi thành thị hầu như rất khó có cơ hội trải nghiệm khoảnh khắc ấm cúng từ hoạt động văn hóa này.

trẻ em mua bánh chưng

Thay vì tự làm bánh tại nhà cùng gia đình, họ chỉ có thể mua bánh để tiết kiệm thời gian và công sức để làm những việc khác.

Đêm giao thừa

  đốt pháo hoa Tết xưa

Ngày xưa, để chuẩn bị cho đêm giao thừa, pháo hoa hay pháo nổ là phần không thể thiếu.

bắn pháo hoa đêm giao thừa

Ngày nay, thay vì chơi pháo tại nhà, người dân thường đổ ra đường để xem pháo hoa được bắn vào đúng thời khắc giao thừa và thức thâu đêm để bước sang năm mới.

Người người nô nức ra phố dạo chơi, các thanh niên thường cùng bạn bè đón giao thừa chứ không phải sum vầy cùng với gia đình như trước.

Cách chúc Tết của người xưa và nay cũng có chút thay đổi theo thời gian.

thiệp chúc tết viết tay

Nếu ai đã từng trải qua thời trao nhau thiệp chúc Tết thủ công thế này hẳn sẽ cảm nhận được, lời chúc viết tay tuy không đẹp như thiệp chúc Tết hiện đại nhưng nó lại ấm áp và thể hiện được tình cảm của người viết thiệp.

chúc tết qua facebook

Nếu người xưa tặng nhau thiệp chúc viết bằng tay thì ngày nay, với sự bùng bổ của công nghệ, việc chúc Tết thường được thông qua mạng xã hội Facebook và điện thoại di động.

tết xưa cả gia đình quây quần sum họp

Ngày xưa, chỉ có những đứa trẻ của gia đình khá giả mới được lì xì.

lì xì

Ngày nay, không những tất cả trẻ nhỏ đều được lì xì mà cả ông bà cũng được lì xì và số tiền cũng tăng dần theo thời gian

Khai bút đầu năm

ông đồ xưa

Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực.

chúc tết nay

Ngày nay, trẻ em hầu như không biết gì về nét văn hóa này, mà thay vào đó là thói quen khai phím trên ipad.

Vui chơi những ngày đầu năm mới

Ngày xưa, cứ mỗi lần Tết đến là dịp các thành viên trong gia đình được sum họp đẩy đủ từ mùng 1 đến mùng 3 Tết là chuyện bình thường.

trẻ con ra đường chơi cùng bạn

trẻ em nhặt pháo

Trẻ em mặc quần áo mới truyền thống kéo nhau ra đường chơi với các bạn hàng xóm và những người họ hàng xa gần trang lứa chơi mua lân và các trò chơi dân gian như ô ăn quan, rồng rắn lên mây, trốn tìm…

đi chơi

người người ra đường chơi xuân

du lịch tết

Ngày nay, khi các khu vui chơi mọc lên, người dân cũng thích đến các điểm tập trung và vui chơi thả ga với những phương tiện công nghệ hiện đại. Nhiều trò chơi điện tử xuất hiện hấp dẫn sự chú ý của các em nhỏ.

Chụp ảnh gia đình

  chụp hình gia đình

Ngày xưa, mỗi lần đến Tết là cả gia đình lại có 1 tấm hình có đầy đủ các thành viên trong gia đình để lưu lại kỷ niệm theo từng năm.

cả nhà selfie

Ngày nay, ai cũng có điện thoại, ipad hoặc máy ảnh riêng nên hoạt động này cũng mất dần.

trò chơi trẻ em nay

Đa số từ già trẻ lớn bé đều có cuộc sống riêng cùng với chiếc điện thoại của mình, tự chụp tự lưu lại những khoảnh khắc mình muốn có với thế giới bên ngoài thay vì với gia đình.

Đây cũng điều đáng buồn trong thời hiện đại nhưng không ai có thể thay đổi được xu thế thời đại.

Nhìn chung, sau khi xuất hiện công nghệ và cuộc sống trở nên năng động hơn, phần lớn gia đình Việt đều không còn dành nhiều thời gian cho nhau như trước nữa. Trang phục truyền thống, múa lân, và những khoảnh khắc vui vẻ cùng gia đình và họ hàng, thôn xóm dần dần trở thành ký ức đẹp đã qua.

đốt pháohàng quán Tết xưa 5

múa lân tết

mừng tuổi xưa

Mai Nhi

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kuUV5E
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét