Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Cô gái ngày ngày đến thăm ông lão vô gia cư rách rưới, 1 hôm ông đưa tờ giấy lạ khiến cô sững người

Vài năm trước đây, nhiều người dân sống tại thành phố São Paulo, Brazil, đã quen thuộc với hình ảnh một ông lão già nua, rách rưới, không nhà cửa, ngồi cả ngày bên một góc đường để viết, viết, và viết.

Ngày nào cũng vậy, người ta vẫn thấy, ở một góc phố xanh mướt của Sao Paulo, mặc cho bao nhiêu xe cộ và bao người qua lại, một ông lão vô gia cư vẫn ngồi yên lặng giữa một vòng những bịch ni lông cồng kềnh xếp cạnh nhau, cắm cúi viết. Dường như tiếng còi xe hay bất cứ tiếng ồn nào khác cũng không thể phá vỡ sự chăm chú của ông già. Không biết bao nhiêu người đã đi qua con phố này và tự đặt câu hỏi, ông lão vô gia cư này đang viết gì, ông ta có nhiều điều để viết như vậy sao? Nhưng trong suốt 35 năm ông lão ở đó, không một ai bước đến gần ông để tìm câu trả lời.

homeless-man-poem-brazil-Raimundo-Arruda-Sobrinho-00
Giữa phố phường Sao Paulo tấp nập có một ông già ngày ngày cặm cụi viết

Cho đến mùa xuân năm 2011, đã có một người một người phụ nữ dừng lại. Shalla Monteiro đã đi qua đây rất nhiều lần, và hình ảnh một ông lão vô gia cư ngồi cặm cụi viết đã không để trí tò mò của cô được yên. Bao nhiêu câu hỏi cứ hiện ra mỗi lần cô nhớ tới ông. Đã rất nhiều lần Shalla muốn dừng lại để chuyện trò với người vô gia cư nọ. Nhưng có điều gì đó vẫn khiến cô chỉ đứng nhìn ông từ xa. Hôm đó, cô đã quyết định chiến thắng sự e sợ của mình để dừng lại bên ngoài “hòn đảo” ni lông của ông lão vô gia cư. Cô chăm chú quan sát ông: Mẩu giấy trắng được cắt một vuông vắn, đặt cẩn thận lên tấm bảng trên đùi, thước kẻ làm dòng, những nét chữ đen theo đó hiện ra thật ngay ngắn trên vuông giấy.

Screenshot (21)

Ông lão ngước đôi mắt nhỏ bé lên nhìn Shalla khi cô đang chăm chú quan sát. Ông mỉm cười, chậm chạp  lựa chọn trong tập giấy đã viết được cột ngay ngắn ngay sát bên ông, một tờ giấy. Ông từ tốn gấp tờ giấy lại một cách cẩn thận. Và bất ngờ ông đưa nó cho cô.

 Raimundo-Arruda-Sobrinho
Ông bất ngờ đưa cho cô tờ giấy ông vừa chọn

Đôi mắt sáng tràn đầy sự thân thiện của ông lão khiến cô yên tâm, cô hiểu đó là một món quà. Shalla mở tờ giấy ra. Cô vô cùng xúc động khi đọc những gì được viết trong giấy: Đó là một bài thơ. Ngay lúc ấy, Shalla cảm thấy cô và ông có thể trở thành những người bạn. Ông mời cô vào chơi trong “nhà” của mình. Họ bắt đầu trò chuyện và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Sau ngày hôm đó, họ đã trở thành hai người bạn.

153
Họ đã trở thành bạn của nhau, chia sẻ với nhau rất nhiều

Shalla thường xuyên tới thăm ông lão vô gia cư. Cô đã biết tên của ông cụ, Ruimundo. Cô còn biết rằng Ruimundo không phải là một người bình thường. Người vô gia cư chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, bên trong ông là tâm hồn của một nghệ sĩ, tâm hồn của một nhà thơ.

463359492_1280x544

Cô biết ông viết mỗi ngày. Viết là ý nghĩa của mỗi ngày ông sống. Và cô còn biết ước mơ lớn có lẽ không bao giờ có thể thực hiện của Ruimundo ví dụ xuất bản một cuốn sách với những bài thơ của ông. Shalla biết mình phải làm một điều gì đó. Và cô đã tạo một trang Facebook để chia sẻ những tác phẩm của ông lão với mọi người.

homeless-man-Raimundo-Arruda-Sobrinho-facebook-stories-600x447
Shalla lập trang Facebook để chia sẻ những tác phẩm của ông lão vô gia cư

Ngay sau đó, những bài thơ và mẩu truyện do ông lão vô gia cư sáng tác đã thu hút sự chú ý của người dùng Facebook. Người dân địa phương đã tới thăm ông, trò chuyện, tặng ông những món quà. Cũng có những người thường ghé qua chỉ để hỏi thăm ông, chào ông một tiếng, đơn giản để biết rằng ông vẫn khỏe và vẫn viết.

yQEnfP1-600x313
Mọi người đến thăm ông nhiều hơn sau khi ghé thăm trang Facebook mà Shalla lập để chia sẻ thơ của ông

Nhưng một điều mà cả ông lão và Shalla đều không ngờ tới là qua Facebook người em trai hơn 50 năm thất lạc đã tìm được ông. Thì ra, đằng sau những bộ quần áo rách rưới và gương mặt già nua ấy chính là một tài năng. Ông chính là nhà văn Raimundo Arruda Sobrinho. Ông sinh năm 1938 tại một vùng quê của bang Goiás, nằm ở phía Tây Brazil.

Ở tuổi 23, ông chuyển đến sinh sống và làm việc tại São Paulo. Cho đến cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông không còn nhà cửa và phải sống cảnh màn trời chiếu đất trong suốt 35 năm cho đến khi đoàn tụ cùng với em trai mình. Hiện tại, ông Sobrinho đang sống hạnh phúc cùng với gia đình em trai tại Brazil. Ông vẫn tiếp tục viết văn, làm thơ và gặp gỡ người bạn tri kỷ Shalla. Các tác phẩm của ông cũng hứa hẹn sẽ xuất bản thành sách vào một ngày không xa…

homeless-man-poet-7
Ông Ruimundo và em trai

Hai con người kì lạ này, mỗi người đã mang tới cho chúng ta một thông điệp thật ý nghĩa.

Câu chuyện của Ruimundo là minh chứng không thể sinh động hơn cho câu nói quen thuộc: “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của bạn”. “Đừng từ bỏ” có nghĩa là khi rơi vào hoàn cảnh sống tồi tệ nhất, bạn vẫn lựa chọn tiếp tục xây dựng giấc mơ của mình. 35 năm không có cửa nhà, không công việc, 35 năm làm người vô gia cư, 35 năm ấy Ruimundo vẫn chọn làm một nhà thơ. “Đừng từ bỏ” chính là có thể kiên trì mỗi ngày, trong 35 năm liên tục, tạo nên một mảnh nhỏ để ghép thành giấc mơ. 

Còn Shalla, cô ấy đã cho chúng ta hiểu rằng khi muốn bước ra khỏi những định kiến để đón nhận một người khác, có thể bạn sẽ cần rất nhiều dũng cảm để vượt qua mọi e sợ và cần thêm một chút phiêu lưu để mở rộng tâm hồn mình. Nhưng dẫu thế hãy cứ tin tưởng rằng, phần thưởng mà bạn nhận được cho sự dũng cảm và bao dung của mình sẽ luôn thật ngọt ngào. Như Shalla, cô không chỉ khám phá ra một tâm hồn lấp lánh, mà còn tìm thấy một tâm hồn đồng điệu, món quà quý giá mà không phải tất cả mọi người đều may mắn có được.  

11330041_1046960515338002_393226669011633695_n
Tình bạn của Ruimundo và Shalla 

Câu chuyện của ông lão Sobrinho đã được dựng thành phim và chia sẻ rộng rãi trên Youtube, Vimeo, Facebook Stories, và nhiều trang mạng xã hội khác. Cuộc đời kì lạ và cuộc gặp gỡ với người tri kỉ Shalla của ông đã đem tới cảm hứng cho rất nhiều người. Và dưới đây, xin tặng các bạn một tác phẩm đáng yêu lấy cảm hứng từ câu chuyện này. 

11017671_1027259950619169_925688277513252198_n

Hồng Liên – Ly Ly 

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iCUFNM
via máy cửa nhôm

Nhân loại tương lai sẽ toàn người gù vì một thói quen ít ai ngờ tới

Thế giới ngày nay có nhiều tiện nghi đến mức như người xưa không chắc có thể tưởng tượng được. Thay vì phải đi lại, làm việc ở ngoài trời, bây giờ chúng ta dành nhiều thời gian để ngồi hơn bao giờ hết, và điều này đang tạo ra một “nhân chủng mới”.

Điều gì cũng có cái giá của nó, khi ngồi quá nhiều, chúng ta bắt đầu còng về phía trước. Theo thời gian, các cơ bắp giữ cho cơ thể thẳng đứng sẽ yếu đi và mất đi những chức năng bẩm sinh ban đầu. Mỗi ngày ngồi hàng giờ trên ô tô, bên bàn làm việc hay ngồi trước TV, bạn sẽ cảm nhận được việc này một cách rõ ràng.

Mới đây, Thời báo Epoch Times đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ, bác sĩ Steven Weiniger chuyên gia về hình thể, cố vấn lão khoa ở Nhà Trắng) về tác động của tư thế ngồi đối với sức khỏe, và việc lối sống có thể ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc cơ thể cũng như làm thế nào để sửa chữa tư thế xấu.

“Ngồi không chỉ làm cho chúng ta ít vận động, mà còn làm xấu đi dáng vóc. Cơ thể con người hoạt động tốt nhất khi các phần thân thể chính – đầu, lưng và hông – ở vị trí thẳng hàng, xếp chồng lên nhau một cách chính xác”, Steven Weiniger cho biết.

posture-graphicNgồi công lưng thường thấy hiện nay tại các công sở (Ảnh: Macrovector/Shutterstock (Illustrations)

Epoch Times: Tại sao tư thế lại quan trọng đến vậy đối với sức khỏe của chúng ta?

Tiến sĩ Weiniger: Cấu trúc thể hình cũng quan trọng giống như cấu trúc hóa học trong cơ thể vậy, tuy nhiên, thường là chúng ta không nhận ra tác hại của việc ngồi hay vận động sai tư thế này cho đến khi chúng tích lại đủ lớn theo thời gian. Ví dụ, nếu bạn gập người lại với đầu ở trước ngực và thân ở phía trước hông (một trong những tư thế ngồi phổ biến) – bạn sẽ không thể thở tốt, tư thế này sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ quan nội tạng và chúng sẽ không hoạt động tốt như cần phải có.

Bạn có thể nhận thấy tác hại của nó bằng một bài tập ngắn. Nào, bây giờ khi đang ngồi với tư thế đó, hãy hít một hơi thật sâu. Sau đó hãy đứng lên, ngẩng đầu, dướn vai, ưỡn ngực và cố gắng hít thật nhiều không khí vào. Bạn cảm thấy sự khác biệt chứ? Rõ ràng là bạn có thể hít vào nhiều không khí hơn với tư thế thẳng lưng.

Như vậy, nếu ngồi ở tư thế gập người về phía trước, các cơ bắp mà bạn dùng khi hít thở sâu sẽ yếu đi, theo thời gian, bạn sẽ thấy mình còng dần và không thở tốt như trước. Và nếu bạn không có những bài tập hiệu quả để vận động những cơ bắp này, gồm cả quả tim, điều này sẽ có một tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Thở là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe của bạn. Điều này không chỉ giúp đưa oxy vào, mà còn giúp phổi loại bỏ các độc tố. Đây là những cơ quan sinh tiết lớn nhất của cơ thể.

Epoch Times: Xin Tiến sĩ hãy cho biết, các yếu tố khác ảnh hưởng đến tư thế của chúng ta là gì?

Tiến sĩ Weiniger: Tất cả mọi thứ bạn làm đều ảnh hưởng đến tư thế của bạn. Không chỉ khi ngồi, nếu bạn ngủ trên một chiếc giường không đủ cứng, thì cũng giống như việc bạn ngồi trên một chiếc ghế bị lệch một bên cả ngày. Ngoài ra, nếu bạn ngủ sấp với đầu quay sang phải, tư thế của bạn sẽ dần bị thay đổi theo phía này. Sẽ không có điều gì nghiêm trọng xảy ra cả, chỉ là một vài thứ trên cơ thể bạn sẽ bị biến đổi theo thời gian.

thoi quen 2
(Ảnh:Shutterstock)

Bên cạnh đó, tôi còn phát hiện ra một “căn bệnh” gây hại cho tư thế của chúng ta mà chưa được công nhận, đó là việc trẻ em hiện nay dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động và các thiết bị điện tử của chúng.

Việc cầm điện thoại để chơi sẽ khiến những đứa trẻ quen với tư thế ngồi cong người, và điều tệ hại là chúng sẽ giữ nguyên tư thế đó khi viết bài trên lớp. Cách ngồi này không chỉ gây ảnh hưởng đến mắt mà cả đến tay của trẻ. Để phòng chống việc này, hãy giúp con bạn làm quen, và hình thành thói quen giữ cổ, cột sống thẳng, cổ tay, cẳng tay ở tư thế cao hơn. Và giữ tư thế đó trong suốt cả ngày.

Epoch Times: Bây giờ khi đang nói chuyện, tôi giữ thân thẳng hơn. Nhưng khả năng cao là sau đó tôi sẽ quay trở về tư thế quen thuộc của mình. Chúng ta có thể làm gì để luôn giữ được tư thế đúng?

Tiến sĩ Weiniger: Nhận biết là bước đầu tiên. Chúng tôi đề nghị mọi người nhận biết được tư thế quen thuộc của mình. Tại phòng khám của mình, chúng tôi sẽ chụp hình một bệnh nhân đứng thẳng và nghiêng phải trên khung nền các ô vuông nhằm đo chính xác vị trí của đầu, lưng và hông để xác định độ lệch, và chúng tôi chụp theo cách đó mỗi năm. Theo thời gian, mọi thứ có thể được cải thiện tốt lên hay xấu đi tùy thuộc vào những gì bạn làm hàng ngày. Nếu bạn bắt đầu làm một cái gì đó khác đi để kiểm soát cuộc sống và cơ thể của bạn – tư thế của bạn sẽ được cải thiện.

Điều thứ hai chúng tôi dạy cách kiểm soát tư thế của mình.

Để kiểm soát, chúng tôi dạy mọi người các bài tập riêng cho các tư thế, có rất nhiều loại – như yoga, phương pháp Pilates và tai chi. Đây là những bài tập sử dụng sự tập trung có chủ ý. Chúng không phải các bài tập thể dục, vì thể dục chủ yếu tập trung vào các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Các bài tập này nhằm tăng cường sự thăng bằng, thẳng đứng và vận động để mọi người có thể ý thức hơn về tư thế của mình. Nó không phải chỉ là 5 phút ngày hôm nay và thế là xong. Nó hướng đến phát triển một thói quen. Chúng tôi đề nghị mọi người tập các bài tập này hàng ngày.

Điều thứ ba, chúng tôi đề nghị mọi người tạo ra một môi trường vật lý thông minh, thích ứng với cơ thể của chính mình. Nếu bạn ngồi, bạn hãy kiếm một chiếc ghế tốt. Nếu có thể, bạn nên có một chiếc bàn mà có thể điều chỉnh cao lên hay thấp xuống, giúp bạn có thể đứng làm việc, hạn chế tình trạng ngồi suốt cả ngày.

Epoch Times: Xin Tiến sĩ hãy nói cho chúng tôi biết các bài tập mà ông thường tư vấn cho bệnh nhân để có được tư thế tốt.

Tiến sĩ Weiniger: Chúng tôi gọi các bài tập này là BAM 321.

1. Ba lần mỗi ngày

Hãy tập trung vào việc giữ thăng bằng, bằng cách chú ý đến tư thế của bạn. Đầu tiên đứng thẳng, nhấc chân trái lên để đùi song song với mặt đất, giữ tư thế này trong 15 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống. Làm tương tự với chân phải.

Bài tập này giúp bạn nhận thức được làm thế nào để giữ thẳng người và bạn phải thay đổi phía nào để giữ thăng bằng. Hầu hết mọi người đều cảm thấy hai bên không như nhau. Một bên thường có một sự cân bằng tốt hơn. Tùy thuộc vào tư thế của bạn lệch như thế nào, bạn sẽ biết những gì bạn cần làm để giữ được thăng bằng.

2. Hai lần một ngày

Hãy kiểm tra độ thẳng lưng của bạn bằng cách dựa người (xương chậu, lưng và đầu của bạn) vào tường để chúng được thẳng. Áp đầu vào tường và không nhìn lên (không nâng cầm lên), nhưng nếu cổ cứng lên khi bạn cố gắng làm điều đó, thì đó là giới hạn của bạn. Đừng cố gắng để vượt qua, từ từ rồi mọi thứ sẽ thay đổi và đây là điều mà bạn cần phải cải thiện.

3. Mỗi ngày một lần

Hãy chú ý xem chuyển động của bạn bằng cách ngồi trên một quả bóng tập rồi di chuyển cơ thể theo ba chiều mà vẫn giữ thăng bằng. Hãy tìm ra những điểm yếu trong chuỗi vận động này khi bạn chuyển động chậm. Cụ thể, để nhận biết được những bất đối xứng của cơ thể dễ hơn, bạn nên sử dụng một bức tường và tập di chuyển trên quả bóng.

thoi quen 3
(Ảnh: Shutterstock)

Epoch Times: Chức năng của quả bóng trong các bài tập về tư thế này là gì và ông nghĩ sao về việc dùng một quả bóng như vậy làm ghế để ngồi khi làm việc?

Tiến sĩ Weiniger:

Quả bóng di chuyển trong không gian ba chiều và ý tưởng của tôi ở đây là làm cơ thể di chuyển theo mọi hướng. Khi bạn ngồi cân đối trên một quả bóng, bạn có thể giữ được thăng bằng. Nếu ngồi trên đó không cân đối, bạn sẽ ngã, và cơ thể của bạn sẽ phản ứng để duy trì tư thế và sự cân bằng của bạn. Điều này buộc bạn phải sử dụng cơ bắp có tính toán và nhận biết được khi cơ thể mất cân bằng để sửa lại.

Vấn đề ở đây đó là đôi khi những quả bóng bạn lựa chọn quá nhỏ. Khi bạn ngồi trên một quả bóng, hãy tìm cách để hông ở phía trên đầu gối. Nếu hông thấp hơn đầu gối, hông bị gập trong một tư thế co ngắn lại.

Mọi người thường cúi khi ngồi, và điều này sẽ rất có hại nếu uốn cong hơn 90 độ. Cách tốt nhất là ngồi ở mép cạnh ở phần trên quả bóng.

Nếu quả bóng của bạn đủ lớn và bạn có một cái bàn cao thì việc dùng quả bóng khi ngồi là rất lý tưởng.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Xuân Hà biên dịch

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iuT7rI
via máy cửa nhôm

Căn bệnh kỳ lạ phải sống trong “bong bóng”

Phải sống nhiều năm, thậm chí cả đời trong những chiếc bong bóng làm bằng nhựa được vô trùng, đó là nỗi khổ của những cô cậu bé mắc chứng bệnh SCID.

1.Seth Lane

cau be bong bong (7)Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Seth Lane là một cậu bé 6 tuổi. Sự dễ thương và nụ cười của cậu đã chiếm được trái tim của hàng triệu người trên thế giới, nhờ một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng.

Seth được sinh ra với chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID). Nghĩa là cậu không có hệ miễn dịch nên phải được đặt trong một môi trường vô trùng, tiệt khuẩn, cách ly với thế giới bên ngoài. Sau lần cấy ghép tủy xương đầu tiên không thành, cậu đã phải sống trong một bong bóng, không thể rời phòng bệnh vì lo sợ bị nhiễm trùng hoặc mắc phải một căn bệnh nào đó.

Rất may, sau thành công từ ca cấy ghép thứ hai, cậu bé hiện đang tận hưởng một cuộc sống bình thường như các bạn cùng trang lứa.

Xem đoạn video của Seth Lane:

2. David Vetter

cau be bong bong (8)(Ảnh: Internet)

David Vetter là “cậu bé trong bong bóng” nổi tiếng của thập niên 70. Giống Seth Lane, cậu sinh ra với chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID). Vào thời điểm David sinh ra (1971), cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng phù hợp là phương cách chữa trị duy nhất cho SCID, nhưng không có người nào phù hợp trong gia đình David.

Suốt 12 năm, David đã thu hút sự chú ý của thế giới khi cậu sống trong một môi trường cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Texas – một loại “bong bóng” vô trùng, tiệt khuẩn làm từ nhựa plastic. Kể từ lúc được đặt trong bong bóng, David không có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với người khác, cho đến khi không lâu trước khi cậu qua đời ở tuổi 12.

Các bong bóng này được cung cấp bởi NASA – cơ quan này thậm chí còn sản xuất một bộ đồ không gian đặc biệt cho David khi đi bộ bên ngoài, dù rằng cậu chỉ mặc nó đúng sáu lần. Tất cả mọi thứ cậu dùng bên trong căn phòng bong bóng đều phải được tiệt trùng, bao gồm cả nước thánh dùng để rửa tội cho cậu.

Đáng buồn là vào năm 1984, bốn tháng sau khi cấy ghép tủy xương, David qua đời vì bệnh u lympho – một loại ung thư được đưa vào cơ thể cậu bởi vi rút Epstein-Barr.

Tuy vậy, cuộc sống Vetter có giá trị vô cùng to lớn cho y học. Hiện nay, hơn chín trong số mười ca sinh ra với SCID đã có thể được điều trị thành công.

3. Ted DeVita

cau be bong bong (9)Nhân vật Travolta trong bộ phim “The Boy in the Plastic Bubble”. (Ảnh: Internet)

Ted DeVita, sinh năm 1962, mắc chứng thiếu máu bất sản tủy nghiêm trọng, đòi hỏi cậu phải sống trong một căn phòng vô trùng trong bệnh viện trong phần lớn cuộc đời – tổng cộng 18 năm rưỡi. Câu chuyện của cậu, cùng với của David Vetter nói trên, đã được lấy làm cảm hứng cho bộ phim năm 1976 với tựa đề “The Boy in the Plastic Bubble (tạm dịch: Cậu bé trong Bong bóng nhựa)”.

Thiếu máu bất sản tủy nghiêm trọng (severe aplastic anemia) là một bệnh hiếm gặp trong đó cơ thể đột nhiên không thể sản xuất các tế bào máu mới và tiểu cầu. Hệ quả là hệ miễn dịch trở nên thiếu hiệu quả và phải được bảo vệ trước nguy cơ nhiễm trùng. DeVita đã được đưa vào Trung tâm Sức khỏe Lâm sàng Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Health Clinical Center). Tại đây, khi các bác sĩ và nhà khoa học thử đủ mọi cách để chữa trị cho cậu, cậu được cách ly trong một phòng khí đặc biệt, gọi là “phòng lưu thông khí laminar (laminar airflow room)”, một không gian sinh hoạt lớn ngang một phòng ngủ bình thường. Trong căn phòng đó, cậu có thể đi lại và làm nhiều hoạt động bình thường. Xung quanh cậu là các tấm nhựa plastic lớn bằng cái cửa, dùng để đưa vào lấy ra các thứ. Mọi thứ được đưa vào bên trong cho Ted đều phải được tiệt trùng cẩn thận – bao gồm thực phẩm, quần áo, và sách vở. Nếu ai đó muốn chạm vào người cậu thì phải đeo găng tay.

Có vài dịp DeVita rời khỏi phòng, lúc đó cậu được bọc trong trang phục phi hành gia và mũ bảo hiểm, cùng một máy bơm khí để trục xuất các mầm bệnh. Bộ đồ đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ những người xung quanh khiến cậu rất ít khi ra ngoài. Lần duy nhất mọi người không nhìn chằm chằm vào cậu là vào một buổi hội nghị phim Du hành giữa các vì sao (Star Trek).

Ted DeVita qua đời vào năm 1980 tại Bệnh viện NIH ở Bethesda. Cái chết của cậu không phải do thiếu máu bất sản, mà xuất phát từ tình trạng quá tải chất sắt do truyền quá nhiều.

Ngày nay, việc điều trị cho những bệnh nhân như DeVita đã hiệu quả hơn rất nhiều, với tỷ lệ chữa khỏi lên đến 80%. Cấy ghép tủy xương, truyền máu, chế độ bổ sung chelate sắt, và một giai đoạn ngắn trong phòng khí áp suất dương là các biện pháp dùng để điều trị căn bệnh này.

4. Gabriel Solís

cau be bong bong (6)(Ảnh: Internet)

Gabriel Solis là một cậu bé 3 tuổi. Cũng giống bao đứa trẻ khác, cậu thích chơi xếp hình, bơi lội, ca hát, vui chơi…. Tuy nhiên, khác với những đứa trẻ khác, cậu sinh ra đã có một hệ miễn dịch hoạt động không ổn định.

Khi được hơn bốn tháng tuổi, Gabriel bị sốt và mắc chứng viêm phổi khiến cậu phải vào phòng hồi sức cấp cứu của một bệnh viện tại thành phố quê nhà La Serena ở Chile. Vài ngày sau, trong tình trạng phải sử dụng máy thở, cậu được chuyển đến bệnh viện Santa Maria ở thủ đô Santiago, Chile.

Ở đó, cha mẹ cậu đã phải nhận hung tin – cậu con trai duy nhất của họ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng liên hệ nhiễm sắc thể X(SCID-X1); trong thành phần máu của cậu không chứa các tế bào T vốn tạo nên phần lõi của hệ miễn dịch. Trong vòng 5 tháng sau đó, cậu phải ở bộ phận cách ly đặc biệt của bệnh viện. (Nếu không được điều trị, trẻ em mắc SCID-X1 thường chết vì nhiễm trùng trước cả sinh nhật đầu tiên của chúng.)

Phương pháp điều trị thích hợp nhất là tiến hành cấy ghép tế bào gốc từ một người anh chị em ruột phù hợp, nhưng cậu lại là con một. Một phương pháp khác mang đến hy vọng cho gia đình là liệu pháp gen tại một trung tâm nhi khoa về ung thư và rối loạn máu tại Boston. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một virus đột biến được thiết kế để sửa chữa các khiếm khuyết di truyền gây nên SCID-X1, đồng thời giúp phòng tránh bệnh bạch cầu vốn phát triển trong một phần tư số bệnh nhân trong các thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp gen vào thời kỳ đầu ở Châu Âu.

Tháng 4/2012, Gabriel đã tiến hành điều trị theo phương pháp này và cho ra kết quả rất khả quan. Tám trong số chín cậu bé tham gia thử nghiệm, bao gồm Gabriel, vẫn sống khỏe mạnh trong 12 đến 38 tháng sau đó.

5. Wilco Conradi

cau be bong bong (5)(Ảnh: Internet)

Ngay từ khi sinh ra, Wilco Conradi đã mắc phải căn bệnh “cậu bé bong bóng”. Điều trị thử nghiệm bằng liệu pháp gen đã cho bé một cuộc sống  bình thường trở lại. Năm 2002, Wilco là một trong số bốn bé trai được điều trị thành công căn bệnh di truyền hiếm gặp này, vốn chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/75.000 ca sinh. Căn bệnh di truyền hiếm gặp này đã gây nhiều mất mát cho gia đình Wilco; một người chú và hai anh em họ của Wilco đã qua đời vì căn bệnh này.

6. Jameson Golliday

cau be bong bong (4)(Ảnh: Internet)

Cậu bé 2 tuổi Jameson Golliday, được sinh ra với X-SCID, hay căn bệnh “cậu bé bong bóng”, nghĩa là cậu bé không có hệ miễn dịch. Khi mới sinh, cậu bé không có tế bào T trưởng thành – những người lính tinh nhuệ của hệ miễn dịch đóng vai trò cảm nhận và kháng lại vi trùng xâm nhiễm, do đột biến ở gen IL-2 trên nhiễm sắc thể X.

Tháng 4/2012, không lâu sau khi nhận được chẩn đoán của Jamie, mẹ cậu, bà Jennifer đã đưa cậu đến bệnh viện Nhi Cincinnati để tham gia điều trị thử nghiệm bằng liệu pháp gen. Hiện tại cậu không cần đến căn phòng bong bóng, và có thể tiếp xúc trở lại với môi trường xung quanh.

7. Nina Warnell

cau be bong bong (3)(Ảnh: Internet)

Nina Warnell, 17 tháng tuổi, cũng là một nạn nhân của SCID. Thoạt nhìn, em trông giống một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng kỳ thực cơ thể em không thể chiến đấu với ngay cả những loại vi trùng yếu nhất – chỉ cần một cơn ho hoặc hắt hơi là có thể tước đi tính mạng của em.


Sau khi nhận được kết quả chẩn đoán và được cho biết Nina chỉ còn 4 tháng để sống, gia đình em ở Ba Lan không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc chuyển đổi ngôi nhà ngoại ô của họ ở Maidenhead, Berkshire, thành một khu vực cách ly, đồng thời phải kiểm tra tất cả mọi người và tất cả mọi thứ ra vào căn nhà. Một phương pháp điều trị hoàn toàn mới, được phát minh bởi các bác sĩ tại bệnh viện Great Ormond Street, đã mang tới tia hi vọng cho họ. Mặc dù có tồn tại rủi ro, nhưng cha mẹ của Nina vẫn quyết định cho cô bé tham gia thử nghiệm này. Một nhóm nghiên cứu do GS Bobby Gaspar, một nhà tư vấn trong ngành miễn dịch học nhi khoa, đang trong quá trình thử nghiệm một dạng thức mới của liệu pháp gen trên trẻ nhỏ. Các bác sĩ đã thu thập tuỷ xương của Nina và tái cấu trúc nó bằng cách sử dụng một loại “virus được tái lập trình” mới để cấy ghép các gen cần thiết bị thiếu khuyết vào ADN của cô bé. Tủy xương sau khi được tái cấu trúc đã được đưa trở lại cơ thể Nina, và các bác sĩ hy vọng một hệ miễn dịch hoạt động bình thường sẽ sớm phát triển thành hình. Nếu mọi việc suôn sẻ, em sẽ sớm được rời khỏi thế giới bong bóng, chạy nhảy, nô đùa như bao bạn bè khác.

Theo Oddee
Tôn Kiên biên dịch

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2il8d2v
via máy cửa nhôm

Người cha đau đớn 5 năm liền tìm xác con gái, giáng sinh năm nay ông nhận được kết quả bất ngờ

Thảm họa thiên nhiên luôn mang đến cho con người những tang thương mất mát cho không chỉ về người mà còn về vật. Nỗi đau mà nó mang đến không thể nguôi ngoai chỉ trong một sớm một chiều. Câu chuyện ông Kimura Norio tìm thi thể con gái suốt hơn 5 năm mới tìm được khiến người đọc không khỏi rơi lệ.

Ngày 11/3/2011, tại khu vực phía Đông Bắc của Nhật có xảy ra trận động đất mạnh 9 độ richter, nó không chỉ dẫn khởi sóng thần mà còn gây ra nhiều dư chấn khác. Ngoài ra, nó còn tạo ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Người dân ở gần nhà máy đã bị buộc phải sơ tán khẩn cấp, nhưng nhiều người đã không được đưa đi kịp thời và bị mất tích. Trận động đất này đã tạo ra thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Nhật Bản.

▼ Đến nay, sự kiện thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã qua đi được gần 6 năm. Nhưng đối với ông Kimura Norio, đây là khoảng thời gian mà ông đau buồn nhất. Bởi vì, ông không chỉ mất đi người cha và vợ mà còn mất đi cô con gái 7 tuổi, Yuna. Trong suốt những năm này, ông không ngừng tìm di hài của con gái, cho đến mãi tháng 9 ông mới thấy được tia hy vọng.

tim con gai1

▼ Sau trận động đất ngày 11/3, cha và vợ cùng con gái của ông đều bị nạn trong trận sóng thần đó. Khi sự kiện sóng thần qua đi, ông đã tìm thấy thi thể của vợ và cha, còn thi thể của con gái vẫn bị vùi lấp trong đống đổ nát. Sau bao năm tìm kiếm di hài của con gái mà không thấy, ông Kimura đã đau buồn suốt một thời gian dài. Còn con gái ông đã trở thành một công dân duy nhất vẫn đang nằm trong diện bị mất tích.

tim con gai2

tim con gai3

▼ Liền một lúc mất đi 3 người thân yêu, chắc chắn ông Kimura phải vô cùng đau đớn trong tâm. Mỗi năm, ông chỉ có 30 ngày để có thể vào khu vực cấm tìm di hài con gái. Nhưng điều đáng tiếc chính là trong suốt mấy năm qua, ông cũng không thể tìm thấy thứ gì. Cho đến tận ngày 9/12 ông mới tìm thấy một số xương cổ và cằm ở khu vực lân cận. Sau khi đem đi giám định, đến ngày 22 vừa qua ông đã nhận được kết quả đó là hài cốt của Yuna, con gái ông.

tim con gai4

▼ Phải mất sáu năm mới tìm thấy hài cốt của con gái, trong tâm ông Kimura tràn đầy niềm vui xen lẫn nỗi buồn khó tả. Một phần vì trước kỳ lễ Giáng Sinh, ông đã tìm về được di hài của con gái và hoàn thành tâm nguyện bao năm của một người cha. Ông chia sẻ: “Cảm giác tựa như con gái nhận được quà Giáng Sinh vậy.” Nhưng cũng không khỏi đau buồn, ông Kimura thở dài nói: “Tại sao Yuna phải chờ đợi gần sáu năm? Nếu không có thảm họa, có lẽ tôi đã được gặp con gái sớm hơn rồi, phải không?”

tim con gai5

tim con gai6

Giờ đây, di hài của con gái đã được tìm thấy nhưng vẫn chưa nguyên vẹn. Với trách nhiệm một người cha, ông Kimura vẫn muốn tìm kiếm tiếp phần xương cốt còn thiếu. Có lẽ, giờ ông cũng bớt đau buồn hơn trước. Hy vọng ông có thể tìm kiếm được phần hài cốt còn lại của Yuna để cho người cha tìm được về cô con gái được lành lặn vẹn nguyên.

San San biên dịch

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2hFrXNM
via máy cửa nhôm

Điểm lại 30 cậu chuyện ấm áp năm 2016 cho thấy năm 2017 vẫn còn hi vọng và tình thương

Trong 12 tháng qua, trên toàn thế giới đã xảy ra rất nhiều thảm kịch bi thương, đáng sợ. Sau tất cả, chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kì ai. Nhưng ở đâu đó, còn có rất nhiều điều ấm áp đang tồn tại giống như ánh dương soi sáng thực trạng tối tăm ấy, nhen nhóm những tia hy vọng cho con người. Hành động của những ‘trái tim vàng’ dưới đây mang lại cho chúng ta thật nhiều cảm xúc. 

▼ Chiến tranh tàn phá Aleppo, Syria, người đàn ông này vẫn khăng khăng đòi ở lại để nuôi những con mèo bị bỏ rơi.

hinh anh1

▼ Cậu bé Nigeria 2 tuổi bị cha mẹ bỏ rơi, người ta gọi cậu là phù thủy và bỏ mặc cậu đói lả sắp chết, người phụ nữ Đan Mạch này đã cưu mang cậu.

hinh anh2

▼ Người đàn ông này đã cứu khoảng 1000 chú chó sắp bị làm thịt từ trại giết mổ ở Ngọc Lâm, Trung Quốc.

hinh anh3

▼ Chú hổ này đã bị lạm dụng nên cơ thể còi cọc chỉ bằng 1/4 bình thường. Sau khi được giải cứu chú đã có thay đổi đáng kinh ngạc.

hinh anh4

▼ Chiếc xe tải cũ này biến thành phòng tắm di động, tất cả mọi người vô gia cư đều có thể đến tắm giặt miễn phí.

hinh anh5

▼ Người cha và cậu con trai ở bang Texas, Mỹ trong lũ đã cứu sống hơn 30 con chó.

hinh anh6

▼ Cậu bé 12 tuổi tự tay làm hơn 800 búp bê để tặng cho trẻ em bị bệnh.

hinh anh7

▼ Nhà vô địch quyền anh thế giới Manny Pacquiao xây dựng hơn 1000 ngôi nhà cho người dân nghèo.

hinh anh8

▼ Chú chó lang thang này đã chờ bên ngoài khách sạn chỉ để chờ người nữ tiếp viên này. Cuối cùng chú cũng được cô đón về nuôi.

hinh anh9

▼ Người đàn ông này nhận nuôi chú chó bị hỏng một mắt mà không ai muốn.

hinh anh10

▼ Những người hàng xóm tới giúp một giáo viên đã nghỉ hưu sống một mình sửa chữa nhà cửa.

hinh anh11

▼ Trại nuôi dưỡng động vật hợp tác với các trung tâm điều dưỡng cho các cụ già chơi cùng các con thú.

hinh anh12

▼ Nhà thờ mở cửa cho động vật hoang vào giữ ấm.

hinh anh13

▼ Cậu bé 8 tuổi nuôi mái tóc dài trong 2 năm mục đích để quyên góp cho trẻ em bị ung thư.

hinh anh14

▼ Cô gái 12 tuổi mắc phải căn bệnh hiếm gặp progeria của tuổi già không ai muốn đến gần ngoại trừ một người bạn thân thiết.

hinh anh15

▼ Chú chim này làm tổ trên chiếc xe cảnh sát. Họ đã che ô và niêm phong chiếc xe lại để chú có thể thoải mái sinh sống.

hinh anh16

▼ Chú chó nhỏ đã đồng hành cùng vận động viên này trong suốt cuộc thi của anh ở sa mạc Gobi Trung Quốc. Sau đó anh đã đi tìm và đón chú chó sang Mỹ sinh sống cùng gia đình.

hinh anh17

▼ Nữ vận động viên này đã giúp đối thủ của mình hoàn thành phần thi mà không màng đến kết quả trận đấu.

hinh anh18

▼ Cảnh sát Albania ăn mặc như các nhân vật anh hùng trong phim mang đến điều bất ngờ cho các bệnh nhân nhí.

hinh anh19

▼ Cậu bé tự kỷ chỉ uống nước đựng trong chiếc bình xanh này, nhà sản xuất biết được đã tặng cậu 500 chiếc để cậu có thể thoải mai dùng trọn đời.

hinh anh20

▼ Các bác sĩ đồng ý cho bệnh nhân gặp mặt thú cưng của mình để giúp họ có một tâm lý thoải mái.

hinh anh21

▼ Sau khi được chủ nhân cắt tỉa lông gọn gàng, cụ chó lang thang này bỗng biến thành chàng trai đáng yêu.

hinh anh22

▼ Đứa trẻ hỏi cha có thể giúp người ngồi xe lăn dọn tuyết trên đường không. Hai cha con họ quay xe lại chung tay dọn tuyết cả một đoạn đường dài.

hinh anh23

▼ Cảnh sát nhặt về một chú chó đi lạc, sau khi trực ca đêm cũng ở bên cạnh nó để chắc chắn rằng nó đã an toàn.

hinh anh24

▼ Sinh viên này bị hôn mê sâu sau một vụ tai nạn ô tô, vì để cậu có thể nhận được bằng tốt nghiệp sớm nhất, nhà trường đã tổ chức lại một buổi lễ tốt nghiệp.

hinh anh25

▼ Nếu các em có thể đọc to những câu chữ, thợ cắt tóc sẽ cắt miễn phí cho các em.

hinh anh26

▼ Thực phẩm của trại động vật hoang dã này bị cướp sạch. Nhưng 14 tiếng sau, rất nhiều người đã mang các bao thực phẩm động vật đến quyên góp, gấp nhiều lần số lượng đã mất.

hinh anh27

▼ Sau vụ thảm hoạ, các hãng hàng không đặc biệt cho phép vật nuôi lên cabin cùng chủ nhân đi sơ tán.

hinh anh28

▼ Một nhóm thanh niên đã sáng tạo và tặng cho chú chim này chiếc mỏ mới.

hinh anh29

▼ Đôi vợ chồng già quá cô đơn, những người cảnh sát thường xuyên đến giúp họ nấu ăn và trò chuyện.

hinh anh30

Năm 2016 sẽ sớm là quá khứ, mặc dù vẫn còn chiến tranh, bệnh tật, thương tích, nhưng vẫn đó rất nhiều điều ấm áp, rất nhiều người vẫn đang nỗ lực hết sức mình để tạo ra những gì tốt đẹp nhất cho tương lai của toàn nhân loại.

Hải Yến

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iSGI1C
via máy cửa nhôm