Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo 13 tuổi, một hôm cha cậu nhờ cậu đi bán áo để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nghĩ cha cần tiền mới sai con mình đi bán chiếc áo cũ, nhưng câu chuyện sau đó còn đi xa hơn thế… và cậu bé đã trở thành một ‘huyền thoại’.
Năm đó khi cậu mới 13 tuổi, một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi: “Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”
“Khoảng 1 đô-la” (tương đương với khoảng 22 nghìn đồng), cậu bé trả lời.
“Con có thể bán nó với giá 2 đô-la không? (tương đương với khoảng 44 nghìn đồng), cha cậu bé vừa hỏi vừa dùng ánh mắt như cầu khẩn nhìn cậu bé.
“Có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.
Nhìn chiếc áo cũ, cậu bé không tin là sẽ có người mua. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành, khích lệ: “Sao còn không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều.”
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: “Con sẽ thử xem, nhưng không nhất định có thể bán được.”
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là để là áo, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó để chiếc áo lên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm phơi khô. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời người qua lại, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô-la (tương đương với khoảng 44 nghìn đồng).
Một lần nữa, cậu bé lại có thể bán được chiếc áo cũ theo đúng yêu cầu của cha. (Ảnh minh hoạ)
Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha. Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch đem đi bán.
Cứ liên tục như vậy hơn chục ngày, một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: “Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô-la không (tương đương với khoảng hơn 440.000 nghìn đồng)? – “Làm sao có thể được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô-la (tương đương với khoảng 44 nghìn đồng)” – “Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, anh cậu là một người rất đam mê hội hoạ, đã tự học vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau rồi cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia đến mua chiếc áo cho thiếu gia của mình. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô-la (tương đương với khoảng hơn 100 nghìn đồng), tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô-la(tương đương với khoảng hơn 500 nghìn đồng). Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: “Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô-la (tương đương với khoảng hơn 4,4 triệu đồng) được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
2 tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Cậu bé thông minh đã không bỏ lỡ cơ hội khi nữ diễn viên chính Farrah Fawcett (trái) trong bộ phim nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đến. (Ảnh cậu bé minh hoạ)
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?” – “Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn, đây là quyền tự do của cháu.”
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô-la (tương đương với khoảng hơn 4,4 triệu đồng)”.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô-la (tương đương với khoảng hơn 26,4 triệu đồng). Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: “Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…”
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Cha cậu hỏi: “Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?
“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp: “Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó.” Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói: “Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha.”
“Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô-la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, cớ sao chúng ta, chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Chúng ta tuy nghèo môt chút, nhưng có sao đâu, chúng ta có nhiều hơn một chiếc áo 1 đô la và con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.”
“Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”
Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan.
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả lừng danh khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là Michael Jordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình. Chúng ta có thể bỏ cuộc, hay chiến thắng nghịch cảnh hay không phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn điều đó bằng con mắt như thế nào. Liệu chúng ta có thể tìm ra giá trị trong mỗi người. Bởi vì như chiếc áo 1 đô la, nếu hiểu được giá trị của mình, mỗi người đều có thể tỏa sáng theo một cách không ngờ
Theo moneyaaa.com
Minh Vũ biên dịch
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iO6DDg
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét