Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Lạ đời hơn 70 hộ dân gần 3 nhà máy điện lại không có điện

Tại thôn Buôn Đôn ở Đắk Lắk, hơn 70 hộ dân nằm gần 3 nhà máy thủy điện lớn nhưng 28 năm trôi qua người sống ở đây vẫn trong cảnh “khát nước, đói điện”.

Vùng đất khó từ “khai hoang lập nghiệp”

Theo các bậc cao niên trong làng, vào tháng 3/1988, với hy vọng gây dựng cuộc sống tốt đẹp ở vùng đất đỏ Tây Nguyên, 74 hộ dân tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình di cư vào một cánh rừng nghèo gần suối Đục, xã Krong Na, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (sau đổi tên là thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) lập nghiệp theo chủ trương của huyện.

Theo Infonet đưa tin, thôn Nà Ven nằm gần 3 nhà máy thủy điện lớn nhưng người dân vẫn sống trong cảnh “đói điện” 28 năm qua. Theo lời vị trưởng thôn, nếu tính theo đường chim bay, Nà Ven chỉ cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A khoảng 2km, cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4B khoảng 10km, cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 3 khoảng 20km.

Trước đó, bao quanh Nà Ven là điệp trùng rừng núi, khung cảnh rất hoang vu. Thế nhưng, khí hậu, thời tiết tại Nà Ven quá khắc nghiệt, mùa mưa nước trắng đồng, mùa hạn nắng kéo dài, cộng thêm yếu tố đất đai cằn cỗi khiến nhiều hộ lần lượt bỏ đi.

Thông tin từ Báo Dân Sinh đăng tải, Ông Nguyễn Thế Liêu (73 tuổi) trải lòng: “Trước đây thôn Nà Ven là một cánh rừng nghèo gần suối Đục là mảnh đất hoang vu (thuộc xã Krông Na, huyện Ea Súp đổi thành xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) nằm cách trung tâm huyện Bôn Đôn hơn 10 cây số, nhưng cuộc sống dường như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi sự cách trở về đường xá và lạc hậu…

Vì đất đai cằn cỗi, khó canh tác nên nhiều hộ phải bỏ Nà Ven. Sau vài tháng, thôn Nà Ven chỉ còn sót lại 17 hộ đương đầu với muôn vàn khó khăn.

Có khác chăng, chỉ là những ngôi nhà tạm bợ được lợp bằng cỏ tranh ngày xưa nay đã được thay bằng mái ngói”.

Được biết, gia đình nào có chút điều kiện thì mua được bình ắc quy, bộ phát điện bằng năng lượng mặt trời để thắp sáng. Còn lại, đa số bà con vẫn đang sử dụng đèn dầu. Chính quyền địa phương đã cấp cho mỗi nhân khẩu 13kg gạo, chở hơn 10 xe rơm để giúp bà con làm mái lợp nhà, ổn định nơi ăn chốn ở. Tuy nhiên, dường như bao nhiêu đó vẫn không là gì để cải thiện cuộc sống của bà con nơi đây.

 Pháp luật 1

Ông Liêu cho biết, chính vì thiếu điện nên bà con gặp muôn vàn trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt. Vì thế, trước khi nhắm mắt, cụ mong muốn được thấy Nà Ven có điện. (Pháp luật)

Ngoài “đói điện”, hơn 40 hộ dân trong thôn cũng sống trong cảnh “khát nước”. Bởi lẽ, nguồn nước ngầm của thôn bị nhiễm phèn nặng, tất cả các gia đình đều phải sắm xô, xây bể để hứng nước trời nấu nướng, sinh hoạt.

Dẫn lời anh Nguyễn Văn Sự (37 tuổi) ở thôn Nà Ven từ báo Dân sinh, anh nói: “Không có điện dân khổ lắm. Tôi theo gia đình vào Nà Ven từ khi nhỏ, nghe cha mẹ nói vài năm nữa thôn mình sẽ có điện. Vậy mà đã gần 30 năm trôi qua chẳng thấy điện đâu. Hiện tại, cả thôn chỉ có vài chiếc ti vi đen trắng cũ kĩ, dăm ba chiếc radio chạy bằng pin hoặc bình ắc quy để nghe ngóng thông tin. Không có điện, nên việc tưới tiêu cho cây trồng rất khó khăn. Điện ắc quy chỉ đủ để thắp sáng, còn bơm nước phải lắp đặt máy bơm tay. Ở đây kinh tế eo hẹp các em nhỏ cũng không có điều kiện tốt để học hành”.

Pháp luật

Không có điện, người dân Nà Ven phải tự bơm nước thủ công và thắp đèn dầu. (Dân sinh)

Theo trưởng thôn Nà Ven, ông Nguyễn Đức Giang cho biết, vào năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào thăm Nà Ven, đã yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng kéo điện cho dân, nhưng 4 năm trôi qua Nà Ven vẫn thế, giữa đồi núi trập trùng.

Việc học hành của trẻ em nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn, những gia đình có điều kiện họ gửi con em ra điểm trường chính hoặc thị trấn để học, ở đây chỉ có duy nhất điểm trường tiểu học Nà Ven, một phân hiệu của trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ea Wer) nằm giữa bãi đất hoang vu, cỏ cây mọc um tùm, gồm 2 phòng học, 5 học sinh, 3 trình độ khác nhau (từ lớp 1 đến lớp 3). Vì học sinh quá ít nên nhà trường đã gộp lại thành lớp học ghép “3 trong 1” cho một giáo viên phụ trách giảng dạy.

Nhng_ngoi_nha_g_b_hoang_mc_nat

Những ngôi nhà gỗ bỏ hoang mục nát. (Dân sinh)

Em Vũ Thị Cẩm Ly (lớp 3, trường tiểu học Nà Ven) ước ao: “Nhà em dành điện bình ắc quy để tối em học bài, vào mùa thi nhiều lúc đang học bình điện hết phải thắp đèn dầu lên học. Em mong thôn mình sớm có điện để em và các bạn được xem ti vi, học bài dưới ánh điện sáng trưng”.

Theo thông tin từ Infonet, về việc giải quyết điện nước cho thôn Buôn Đôn, ông Nguyễn Văn Duyệt, Phó trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Buôn Đôn, cho biết, hiện tại tỉnh Đắk Lắk đã giao cho Sở Công thương làm chủ đầu tư, ký hợp đồng thi công với Ban quản lý Dự án điện nông thôn Miền Trung, tiến hành rà soát và lên kế hoạch thi công, kéo điện lưới cho những thôn buôn chưa có điện trên toàn tỉnh.

Theo kế hoạch, đến trước tết âm lịch 2017, một số thôn buôn tại các xã Ea Nuôl, Krông Na, Ea Wer (huyện Buôn Đôn) sẽ được kéo điện. Tuy nhiên, thôn Nà Ven chưa có trong danh sách thi công năm nay. Nhiều khả năng, sang cuối năm 2017, thôn Nà Ven sẽ được kéo điện lưới quốc gia.

Mai Nhi (TH)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iD8K11
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét