Người Nhật tin rằng, trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.
Không bao giờ chạy vòng quanh hay bật tivi để dỗ trẻ ăn
Người Nhật không bao giờ thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho trẻ. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, họ sẽ không bao giờ bật tivi cho trẻ xem để dỗ dành đứa bé. Người Nhật tin rằng làm vậy sẽ giúp bé ăn thêm được vài thìa cơm nhưng sẽ làm cho bé có một thói quen xấu rất khó bỏ. Người Nhật tin rằng trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Cho nên bạn không cần ép con ăn và lo lắng về việc này.
Cho trẻ mặc quần cộc nô đùa ngoài trời trong thời tiết 3°C
Nhiều bà mẹ châu Á khi đưa con tới gửi ở các trường mẫu giáo tại Nhật, họ đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy đứa bé nào cũng quần đùi, áo cộc, chạy nhảy nô đùa trong thời tiết 3-5 độ C. Khi được hỏi “làm như vậy cô không sợ con mình bị ốm sao?”, những người Nhật đều trả lời cùng 1 câu: “Chúng tôi cho đứa trẻ đến trường để chúng có thể ốm mà.” Thật vậy, người Nhật tin rằng, đây là cách rèn luyện sức khỏe rất tốt cho trẻ bởi khả năng chịu đựng là một điều rất cần thiết, mang tính sống còn, nhất là ở một đất nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt như ở Nhật Bản.
Các bé không phải học, mà là được học
Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con.
Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng… đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.
Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự gieo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.
Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.
Trẻ em được dạy cách tự lập và sống ý thức từ khi mới 2 tuổi
Nếu ở Nhật, bạn sẽ thấy trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Trong đó túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F.
Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm chí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ như vậy đó.
Thế nên bất cứ ai khi nhìn thấy các bậc phụ huynh Nhật đưa đón con đi học đều ngạc nhiên vì các em nhỏ thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng. Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần sự nhắc nhở hay quát mắng của cha mẹ. Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ không còn cảm thấy loay hoay với những công việc cá nhân khi không có mẹ giúp đỡ. Và bạn biết không, những đứa trẻ ở Nhật học cách tự lập như vậy khi mới chỉ 2 đến 3 tuổi thôi đấy.
Phong Vân
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iRStW0
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét