Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về một tội ác bị che dấu ở Trung Quốc

Câu chuyện mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc được đưa ra ánh sáng từ 10 năm trước dấy lên làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế về hành vi vi phạm nhân quyền đặc biệt nghiêm trọng. Chính quyền nhiều nước như Mỹ, Quốc hội Châu Âu, Úc, Ý, Canada, Ireland… đã thông qua các Nghị quyết nhằm ngăn chặn tội ác được xem như diệt chủng này. Hai nước Israel và Đài Loan đã thông qua hành động lập pháp cụ thể.

Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết 343

Ngày 16/3/2016, Hạ viện Mỹ đã tổ chức biểu quyết và nhất trí thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc sớm có hành động chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết 343 được 185 Nghị sĩ Quốc hội ký tên ủng hộ.

Phát biểu tại hội nghị, Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, người khởi xướng Nghị quyết cho biết: “Theo báo cáo của Freedom House năm 2015, trong số tù nhân lương tâm ở Trung Quốc thì học viên Pháp Luân Công là bộ phận chủ yếu”.

Bà cho biết, gần đây New York Times đưa tin, có bác sĩ Trung Quốc dự định thực hiện cấy ghép tạng cho toàn bộ cơ thể người, “điều này hàm ý gì đối với những học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác? Tôi nghĩ đến việc thí nghiệm phi nhân tính này mà cảm thấy run sợ”.

Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen nói: “Qua Nghị quyết này, chúng tôi muốn nhắc nhở chính quyền Trung Quốc hãy có hành động chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, phải dừng ngay hành động phi nhân tính này, đặc biệt là tội ác mổ cướp nội tạng. Chúng ta không thể cho phép tội ác này tiếp tục kéo dài”.

Ngày 27/6/2013 Quốc hội Mỹ đã thông qua Nghị quyết 281 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết 343 chính là sự kế thừa của Nghị quyết 281. Nghị quyết 281 được 245 Nghị sĩ ký tên ủng hộ (chiếm 56% ghế Quốc hội).

Nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết khẩn yêu cầu “chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng

Ngày 12/12/2013, tại Strasbourg (Pháp) Nghị viện châu Âu (European Parliament) đã thông qua Nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Chính phủ Trung Quốc phải có hành động chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng đối với đoàn thể người theo tín ngưỡng tôn giáo và dân tộc thiểu số. Nghị viện châu Âu đề nghị liên minh châu Âu thực hiện điều tra toàn diện đối với tội ác này.

Nghị quyết của Nghị viện châu Âu do 56 Nghị sĩ thuộc 5 chính đảng (Dân chủ Thiên Chúa giáo, Tự do, Bảo thủ, Đảng Xanh, phái hữu Liên minh châu Âu) cùng khởi xướng. Sau 40 phút thảo luận đã được hầu hết các Nghị sĩ biểu quyết thông qua. Liên minh châu Âu do 28 nước hợp thành, vì thế Nghị quyết của Nghị viện châu Âu đại diện cho 500 triệu người dân.

Ủy ban Chống tra tấn Liên Hiệp Quốc: Yêu cầu điều tra cáo buộc mổ cướp nội tạng

Tháng 12/2015, Ủy ban Chống tra tấn Liên Hiệp Quốc đã có báo cáo đề nghị thực hiện điều tra độc lập đối với cáo buộc về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục. Báo cáo viên Bielefeld chuyên trách về vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc chỉ trích tội ác mổ sống ở quốc gia này là “vô nhân đạo”.

Chính phủ Úc thông qua Nghị quyết “Đối thoại nhân quyền Úc – Trung Quốc” đặt vấn đề về tội ác mổ sống

Tháng 3/2013, Thượng viện Úc đã nhất trí thông qua Nghị quyết kêu gọi Chính phủ Úc “ủng hộ khởi xướng của Liên Hiệp Quốc và Nghị viện châu Âu về vấn đề phản đối tội ác mổ sống”.

Tháng 7/2007, tại “Đối thoại nhân quyền Úc – Trung Quốc” ở Bắc Kinh, giới chức Úc đã đề xuất thảo luận về tội ác mổ cướp sống nội tạng.

Tháng 6/2008, ông Stephen Smith, Bộ trưởng Ngoại giao Úc cho biết, ông và các đồng sự sau khi đọc báo cáo điều tra độc lập của Canada đều cảm thấy “cáo buộc đáng tin cậy”, “chúng tôi đề nghị chính quyền Trung Quốc giải thích về cáo buộc liên quan đến tội ác mổ cướp sống nội tạng và đề nghị cho phép người điều tra độc lập đáng tin cậy mà không bị quản chế trong quá trình làm nhiệm vụ”.

Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Ý thông qua Nghị quyết

Ngày 25/3/2014, Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Ý thông qua Nghị quyết 243 (Doc. XXIV-ter, n. 7) yêu cầu Chính phủ Ý hối thúc chính quyền Trung Quốc lập tức cho thả những tù nhân lương tâm, bao gồm nhiều học viên Pháp Luân Công và thực hiện điều tra toàn diện về tội ác mổ cướp nội tạng.

Trước khi thông qua Nghị quyết này có hơn 2,8 triệu độc giả của tờ La Repubblica (Ý) lên tiếng chung chỉ trích tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công là hành vi của ma quỷ.

Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Quốc hội Canada

Ngày 6/12/2014, Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Quốc hội Canada cũng đã thông qua Nghị quyết lên án tội ác mổ cướp sống được chính quyền Trung Quốc tiếp tay và yêu cầu dừng ngay hành động lấy nội tạng người phục cho cấy ghép mà không được người có nội tạng tự nguyện đồng ý.

Nghị quyết của Ủy ban Hỗn hợp Ngoại giao và Thương mại của Quốc hội Ireland

Ngày 10/7/2013, Ủy ban Hỗn hợp Ngoại giao và Thương mại của Quốc hội Ireland cũng thông qua Nghị quyết nhằm ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Hôm đó, tại buổi thu thập ý kiến về tội ác mổ cướp nội tạng có sự tham gia của Đài truyền hình Quốc gia Ireland (RTE) và tờ báo số 1 của Ireland là Irish Times. Cả hai cơ quan thông tin hàng đầu Ireland đã đưa tin về sự kiện này.

Nghị quyết của Viện Lập pháp Đài Loan

Ngày 11/12/2012, toàn thể Viện Lập pháp Đài Loan đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quan tâm đến 4033 tù nhân lương tâm, trong đó có nhiều học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục. Nội dung Nghị quyết có nhắc đến cáo buộc trong Báo cáo Nhân quyền của Mỹ và Liên Hiệp Quốc về tình trạng học viên Pháp Luân Công và trí thức người Tây Tạng bị bắt bỏ tù và chịu bức hại nghiêm trọng, đặc biệt nhất là việc lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công và phạm nhân tử hình mà không được họ cho phép là “tàn ác chưa từng có”, “trời đất không dung thứ”.

Nghị quyết của Hiệp hội Y khoa Virginia

Từ ngày 25 – 27/10/2013, tại kỳ họp thường niên, Hiệp hội Y khoa Virginia (the Medical Society of Virginia, MSV) chính thức thảo luận về Nghị quyết 13-207 yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải có hành động chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng, sau đó Nghị quyết được Ủy ban Thường trực thông qua. Nghị quyết này đã khích lệ Quốc hội Mỹ thông qua những Nghị quyết khác có liên quan.

Người khởi xướng Nghị quyết 13-207, Manuel M. Belandres là thành viên Hiệp hội Y khoa Virginia, là bác sĩ có thâm niên trong hoạt động phẫu thuật. Ông là người sáng lập Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Mỹ (The American Foundation For Emergency Community) và nhiều năm làm Chủ tịch của quỹ này.

Giải thích lý do phát động Nghị quyết này, bác sĩ Belandres cho biết, “tôi cho rằng đây là trận đại thảm sát của ngành y học, họ (chính quyền Trung Quốc) phải dừng lại! Cách duy nhất là khơi dậy lương tâm của họ!”, “Trung Quốc phải sớm thay đổi”, “phải dừng lại ngay là vô cùng quan trọng”.

Đối với vấn đề mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, ông nói: “Đây là loại tội ác chưa từng thấy, tội ác quá nghiêm trọng!”, “Theo như ông David Kilgour và David Matas kể lại thì đây là tội ác chưa từng có trong lịch sử loài người!”

Chính quyền nhiều thành phố của Mỹ thông qua Nghị quyết

Chính quyền bang Georgia Mỹ cũng đã từng thông qua Nghị quyết lên án tội ác mổ cướp nội tạng được chính quyền Trung Quốc cho phép.

Ngày 17/4/2006, Nghị viện thành phố Atlanta bang Georgia đã thông qua Nghị quyết hối thúc Quốc hội Mỹ thực hiện điều tra nạn bạo hành đối với học viên Pháp Luân Công và tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục; Nghị quyết cho rằng, nên lập tức đưa tin cho toàn thế giới quan tâm và thực hiện điều tra để chấm dứt tội ác này tiếp tục kéo dài.

Ngày 20/6/2006, Thượng viện bang Georgia đã thông qua Nghị quyết số 41 lên án nạn bạo hành và mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục, kêu gọi Tổng thống Bush ủng hộ cho điều tra độc lập về tội ác này.

Tiếp theo, Nghị viện thành phố New Castle và thành phố Wilmington của bang Delaware cũng lần lượt thông qua Nghị quyết liên quan vào ngày 1 và 13/6/2006.

Ngày 18/6/2007, thành phố Pomona bang California cũng thông qua Nghị quyết 73/2007 lên án tội ác đối với học viên Pháp Luân Công, trong đó có nạn mổ cướp nội tạng.

Tháng 4/2008 (tháng truyền lửa thiêng nhân quyền), Nghị viện bang Maine đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc cho phép mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công bất hợp pháp.

Cuối tháng 1/2013, lưỡng viện bang Maine đã thông qua Nghị quyết tuyên bố tháng 2/2013 là tháng Pháp Luân Đại Pháp. Nghị quyết cũng đồng thời lên án nạn bạo hành mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Ngày 4/4/2008, lưỡng viện bang Colorado đã thảo luận về tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công được chính quyền Trung Quốc bao che vi phạm Hiến chương Olympic và chà đạp lên quyền con người, qua đó đề nghị chính quyền Trung Quốc phải chấm dứt tội ác này.

Ngày 12/7/2013, thành phố St. Louis bang Missouri (Mỹ) đã thông qua Nghị quyết về nạn bạo hành mổ cướp sống học viên Pháp Luân Công.

Ngày 26/2/2014, tại Đại hội toàn thể thường niên của Hạ viện bang Illinois (Mỹ), các Nghị sĩ đã thông quan Nghị quyết HR0730, Nghị quyết “kiên quyết khuyến nghị chính quyền Trung Quốc thực hiện điều tra về vấn đề cấy ghép nội tạng, dùng toàn lực ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, yêu cầu Chính phủ Mỹ cấm những bác sĩ tham gia cấy ghép nội tạng học viên Pháp Luân Công nhập cảnh vào nước Mỹ”.

Ngày 20/5/2016, Thượng viện khóa 89 bang Minnesota (Mỹ) biểu quyết thông qua Nghị quyết SF2090 lên án nạn bạo hành mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công bị giam giữ được chính quyền Trung Quốc cho phép.

Thượng nghị sĩ Johnson của bang Minnesota: Hành xử của chính quyền Trung Quốc thật nực cười

Hành động của các nước Tây phương trong việc thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng khiến chính quyền Trung Quốc lo lắng và tìm mọi cách gây cản trở, nhưng kết quả đều thất bại. Nghị quyết SF2090 bang Minnesota là một ví dụ điển hình.

Theo trang Minh Huệ đưa tin, Nghị sĩ Dan D. Hall của bang Minnesota đã lên tiếng: “Lãnh sự quán Trung Quốc cử người đến thăm văn phòng của tôi, họ nói họ không thực hiện bức hại (Pháp Luân Công), không chấp nhận cáo buộc này (mổ cướp nội tạng). Nhưng quá nhiều người đã cung cấp cho chúng tôi chứng cứ chứng minh tội ác này đang diễn ra. Chúng tôi muốn hành động chấm dứt nó!”

“Nước Mỹ ủng hộ tự do tín ngưỡng, tự do thân thể. Chúng ta phải làm ngọn đèn soi sáng những bất công, cho dù nó xảy ra ở đâu đi chăng nữa”.

Nghị sĩ Alice M. Johnson, người khởi xướng Nghị quyết này cho biết: “Việc tội ác mổ cướp nội tạng được đưa ra ánh sáng là bước tiến quan trọng để chấm dứt nó”, “chính quyền Trung Quốc không muốn thế giới biết tình trạng chà đạp nhân quyền của họ. Nhưng chỉ cần chúng ta liên tục tăng cường sức ép trên quốc tế thì tội ác này sẽ phải chấm dứt”.

Thượng nghị sĩ Johnson cho biết, Nghị quyết SF2090 của bang Minnesota vừa khởi xướng bà Lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago đã gửic ông văn và cử người đến văn phòng của bà với ý đồ ngăn chặn Nghị quyết này.

Bà nhận xét, những hành động của chính quyền Trung Quốc thật nực cười.

Đài Loan và Israel lập pháp cấm công dân du lịch cấy ghép nội tạng

Ngày 12/6/2015, Viện Lập pháp Đài Loan thông qua Tu chính án “Điều lệ cấy ghép nội tạng cơ thể người” theo đó yêu cầu người dân khi thực hiện cấy ghép nội tạng dù ở trong hay ngoài nước cũng phải tuân thủ quy định “hiến tặng vô tư”, ai vi phạm sẽ bị phạt mức án tù cao nhất là 5 năm và nộp phạt 1,5 triệu Đài tệ. Nếu bác sĩ tham gia làm môi giới có thể bị tước quyền hành nghề.

Nữ sĩ Vưu thuộc Ban Lập pháp Đảng Dân tiến cho biết, do tình trạng nội tạng trong nước thiếu thốn nên nhiều người đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng, nhưng vấn đề là họ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công bất hợp pháp, vì thế hy vọng thông qua lập pháp ngăn chặn tội ác môi giới và buôn bán nội tạng.

Tháng 4/2012, chính quyền Israel cũng đã lập pháp cấm người dân Israel ra nước ngoài cấy ghép nội tạng có nguồn gốc không rõ ràng (thường được xem là du lịch ghép tạng), và cấm công ty bảo hiểm ủng hộ chính sách chi phí cho người dân Israel cấy ghép nội tạng ở nước ngoài.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét