Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Vì sao người Trung Quốc không hiểu ‘văn minh nhà vệ sinh’?

‘Văn minh nhà vệ sinh’ không phải khái niệm xa lạ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên điều này không diễn ra ở Trung Quốc. Thật sự là thảm họa khi cảnh đaị tiểu tiện bừa bãi khắp nơi, điều này trở thành vấn nạn cho chính quyền Trung Quốc khi phải đối diện với hình ảnh văn hóa xuống cấp trong mắt cộng đồng quốc tế.

Công viên Disneyland Thượng Hải đã chính thức mở cửa đón du khách, đáng lẽ đây là tin vui, nhưng trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc xuất hiện rất nhiều bài viết kiểu như:  “Disneyland Thượng Hải mới mở cửa đã thường xuyên xảy ra hiện tượng ném rác bừa bãi”, lên án người Trung Quốc đi chơi trong công viên tầm cỡ quốc tế nhưng hành vi không theo quỹ đạo của văn minh thế giới.

Một trong những cảnh tượng phản cảm nhất là việc trẻ con tùy tiện đại tiểu tiện mọi nơi mọi lúc (vì người lớn dung túng). Những hành vi này cũng được giới truyền thông tập trung đưa tin, nhiều hình ảnh liên tục xuất hiện trên mạng Internet đập vào mắt người xem, kích thích thần kinh người Trung Quốc. Nhiều du khách sau khi đến tham quan Disneyland Thượng Hải đã phải lên Weibo than phiền “quá chán, tư chất quá kém”, “tôi đang ăn thì thấy có người tiểu tiện phía sau, trong khi nhà vệ sinh chỉ cách đó khoảng 20 mét”…

Có lẽ sẽ có người lý giải vì trong nhà vệ sinh có quá nhiều người, trong khi trẻ con không nhịn được. Nhưng nhìn lại những thông tin liên quan đến “trẻ em Trung Quốc đại tiểu tiện bừa bãi” có thể dễ dàng nhận thấy, những hành vi tùy tiện kiểu này đã xuất hiện quá nhiều, vì thế không thể lý giải viện cớ “nhịn không được”, “không tìm được nhà vệ sinh”. Dân mạng Trung Quốc có lẽ chưa quên cảnh cặp vợ chồng nước này cho đứa con 2 tuổi đại tiện ngay giữa đường phố sầm uất ở Hồng Kông. Sự kiện xảy ra vào tháng 4/2014, khi đó truyền thông Trung Quốc cải chính là “đứa bé chỉ tiểu tiện”, nhưng có người Hồng Kông đã chụp lại được cảnh tượng này.

(Ảnh: zhihu.com)(Ảnh: zhihu.com)

Thế nhưng những ồn ào năm 2014 chưa kịp vơi thì những cảnh tương tự tái diễn trong năm 2015 không còn gì để bao biện được: Tháng Một, một nữ du khách Trung Quốc cho con đại tiện ngay một đại sảnh ở sân bay Cao Hùng – Đài Loan; tháng Hai, một nữ du khách Trung Quốc khác cho con đại tiện ngay trước trung tâm thương mại ở Los Angeles; tháng Mười, một bà lớn tuổi người Trung Quốc bế đứa trẻ cho đại tiện ngay trước một cửa hiệu nổi tiếng, trong khi nhà vệ sinh chỉ cách đó vài mét…

(Ảnh: http://bbs.tiexue.net/)nữ du khách Trung Quốc cho con đại tiện ngay một đại sảnh ở sân bay Cao Hùng – Đài Loan (Ảnh: http://bbs.tiexue.net/) Những cảnh tượng này không chỉ xảy ra ở bên ngoài Trung Quốc Đại Lục mà còn thường thấy ở ngay trong nước; thậm chí không chỉ xảy ra đối với trẻ con mà ngay cả người lớn cũng không ngoại lệ. Thực tế, nhiều người Trung Quốc còn không biết cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng cho hợp lý. Không chỉ nói ở bên ngoài cách vài mét, ngay trong nhà vệ sinh còn có người đại tiểu tiện không đúng vị trí, nhiều trường hợp đi xong không xả nước, ném giấy vệ sinh bừa bãi…

Trong tình cảnh quá nhiều người “không hiểu biết văn minh nhà vệ sinh”, Cục Du lịch Trung Quốc đã phải khởi xướng “Cuộc cách mạng nhà vệ sinh”. Trong cuộc cách mạng này, số nhà vệ sinh xây dựng mới trở thành tiêu chí hàng đầu đánh giá tình hình vệ sinh, đồng thời còn nâng cao chất lượng kỹ thuật theo tiêu chuẩn “cấp sao” của nhà vệ sinh cho mọi người thấy được “văn minh nhà vệ sinh”. Dù những cách làm mang tính hình thức này không phải hoàn toàn không có tác dụng, nhưng thực tế, tiền đề để phát huy tác dụng là xuất phát từ chính ý thức bên trong, người ta phải hiểu được bản chất văn minh của nhà vệ sinh.

Vì không hiểu được đạo lý cơ bản này nên nhiều người Trung Quốc Đại Lục có những hành vi mà người nước ngoài nhìn vào phải khinh thường. Từ bản thân hiện tượng cho thấy, việc thiếu ý thức văn minh nhà vệ sinh không liên quan đến số lượng, tiêu chuẩn công trình, hoặc vấn đề có bị xử phạt hay không… Cho dù nhà vệ sinh có trang bị hiện đại đến mấy, nhưng nếu họ thiếu ý thức tối thiểu, trong đầu không có khái niệm gì về vấn đề vệ sinh công cộng thì cuối cùng những nhà vệ sinh lộng lẫy sẽ nhanh chóng bị “hiện nguyên hình”. Muốn giữ gìn những nhà vệ sinh công cộng thật tốt không chỉ dựa vào số lượng và trang bị hào nhoáng cho nhà vệ sinh, điều quan trọng là ý thức tự thân trong việc bảo vệ môi trường công cộng của con người.

Đây là ý thức mà đa số người Trung Quốc Đại Lục không có, hoặc chưa có ý thức cao, vì thế nhà vệ sinh dù tinh khiết và trang bị hiện đại như thế nào cũng nhanh chóng bị làm bẩn.

Dễ hiểu, những hành vi tệ hại kể trên thường xuyên xảy ra vì người Trung Quốc Đại Lục không xem trọng vấn đề vệ sinh; một khi người ta không có ý thức tự thân về bảo vệ môi trường chung và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh công cộng, thì khó tránh vô số hành vi “tố chất kém” được họ thực hiện một cách tự nhiên, cho dù ở trong hay ngoài nước, ở bên trong nhà vệ sinh cao cấp hay ngay giữa thiên nhiên.

Theo Nghiêm Đan, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
MQ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét