Liệu chúng ta có phải là những sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ? Các nhà thiên văn học cũng như đa số phần lớn nhân loại đã đưa ra câu hỏi này trong nhiều thập kỷ.
Vũ trụ quả thật rộng lớn, với hàng tỷ ngôi sao chỉ tính riêng trong Hệ Ngân hà. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm? Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hệ Mặt Trời Max Planck (Max Planck Institute for Solar System Research – MPS) ở Đức và Đại học McMaster ở Canada có thể đã nghĩ ra một giải pháp.
Cho đến nay, kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện được hơn 1.000 ngoại hành tinh. Tuy nhiên, công cuộc tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (Search for extraterrestrial intelligence – SETI) vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Liệu điều này có ám chỉ rằng không có người ngoài hành tinh ở ngoài kia? Liệu chúng ta có thật sự đơn độc?
Xem thêm:
Hai nhà nghiên cứu René Heller và Ralph Pudritz tin rằng cơ hội tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện được một tín hiệu là giả định rằng bất kỳ sinh vật ngoài hành tinh nào cũng sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để tìm kiếm chúng ta, tức là những phương pháp chúng ta đang sử dụng để tìm kiếm sự sống trong vũ trụ.
Phương pháp
Các nhà nghiên cứu trên Trái Đất đang tập trung nỗ lực tìm kiếm các hành tinh và vệ tinh (Mặt Trăng của các hành tinh) nằm quá xa chúng ta, không thể nhìn trực tiếp. Vì vậy họ đã phải nghiên cứu các hành tinh và vệ tinh này bằng cách theo dõi cái bóng của chúng khi chúng đi ngang qua trước mặt các ngôi sao chủ của mình, còn gọi là hiện tượng transit.
Có thể thu thập một lượng lớn thông tin bằng cách đo lường độ mờ của ánh sáng phát ra từ một ngôi sao đến chúng ta khi một hành tinh đi ngang qua chắn trước mặt ngôi sao đó (giống hiện tượng nhật thực) trong quá trình dịch chuyển trong quỹ đạo của mình, ngay cả khi không cần trực tiếp quan sát những thiên thể này.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Sinh học thiên thể (Astrobiology), hai nhà nghiên cứu Heller và Pudritz đã đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu người ngoài hành tinh phát hiện ra Trái Đất khi nó đi ngang qua Mặt Trời?”
Một khi biết được chu kỳ quỹ đạo, thì sẽ có thể áp dụng Định luật thứ ba của Kepler về chuyển động thiên thể để xác định khoảng cách trung bình từ hành tinh đến ngôi sao chủ của nó. (Ảnh: NASA Ames)Vậy chúng ta nên làm gì?
Nếu những người hàng xóm của chúng ta đang sử dụng các phương pháp tương tự như chúng ta, thì sẽ hợp lý để nhân loại hướng ống kính tập thể đến “vùng transit (transit zone)” của Trái Đất, vốn là một khu vực vũ trụ nhỏ mà ở đó có thể xác định được quỹ đạo dịch chuyển của hành tinh phía trước Mặt Trời.
Ông Heller đã nói trong một tuyên bố như sau:
“Chúng ta không thể biết được liệu những sinh vật ngoài hành tinh kia [nếu tồn tại] có sử dụng các kỹ thuật quan sát tương tự như của chúng ta hay không.
“Nhưng họ sẽ phải đối diện với các nguyên lý vật lý tương tự như chúng ta, và việc xác định các chỗ transit của Trái Đất [giữa chỗ của họ và Mặt Trời] hiển nhiên là một phương pháp để họ phát hiện ra chúng ta”.
Các mục tiêu tiềm năng
Có khoảng 100.000 mục tiêu tiềm năng bên trong vùng transit. Mỗi mục tiêu đều có tiềm năng chứa các hành tinh và vệ tinh có thể tồn tại sự sống, nhưng đó chỉ là con số chúng ta có thể thấy được với các công nghệ kính thiên văn vô tuyến hiện nay, các nhà nghiên cứu cho hay.
Thực tế này đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm được khoảng 2 phần nghìn của toàn bộ thiên thể vũ trụ. Ông Heller nói:
“Điểm chính yếu của phương pháp này là nó thu hẹp phạm vi tìm kiếm xuống chỉ còn một bộ phận rất nhỏ của bầu trời. Do đó, sẽ không cần nhiều hơn một đời người để biết được liệu có hay không các nhà thiên văn học ngoài hành tinh ngoài kia đã tìm thấy Trái Đất.
“Họ có thể đã phát hiện được bầu khí quyển có sự sống của Trái Đất và đã bắt đầu liên lạc với chúng ta”.
Ảnh mô phỏng vùng transit (màu vàng), trong đó những người quan sát ở phía xa có thể nhìn thấy Trái Đất đang đi ngang qua phía trước Mặt Trời. (Ảnh: Axel Quetz (MPIA)/Axel Mellinger, Đại học Central Michigan)Hai nhà nghiên cứu Heller và Pudritz đã viết:
“Nếu bất kỳ hành tinh nào trong số này có tồn tại các nhà quan sát có trí thông minh, thì họ sẽ có thể nhận diện sự sống trên Trái Đất, ngay cả như một thế giới sống từ cách đây rất lâu, và ngày nay chúng ta sẽ có thể nhận được tín hiệu của họ”.
Hai nhà nghiên cứu Heller và Pudritz tin rằng với các dự án như “Breakthrough Listen Initiative” (Lắng nghe sự đột phá), vốn là một phần của dự án kéo dài 10 năm với kinh phí lên đến kỷ lục 100 triệu USD, việc săn tìm sự sống ngoài hành tinh nên tập trung vào “vùng transit”.
Xem video giới thiệu dự án Breakthrough Initiatives:
Tác giả: Troy Oakes, Vision Times.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét