Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Bộ phim về mổ cướp nội tạng được vinh danh tại Lễ trao giải Gabriel

Bộ phim ly kỳ dựa trên sự kiện có thật đã làm sáng tỏ nạn mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc.

Sau khi làm các nhà phê bình phim choáng váng và mang về giải thưởng Peabody uy tín dành cho phim tài liệu Thu hoạch người (Human Harvest), đạo diễn Leon Lee đã quyết tâm giành được sự ủng hộ của công chúng bằng bộ phim ly kỳ mới của ông, Lưỡi dao rỉ máu (The Bleeding Edge). Việc nhận được giải thưởng Gabriel vào ngày 2/6 là thành công đầu tiên để đến mục tiêu đó của ông Lee.

Ông Lee đã phát biểu khi nhận giải thưởng: “Hàng trăm ngàn tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã bị giết hại để lấy nội tạng. Nạn nhân là những học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các tín đồ Thiên Chúa giáo tại gia, và đôi khi là những người bất đồng chính kiến. Họ là lý do để chúng tôi thực hiện bộ phim, và thay mặt cho họ, tôi xin gửi lời cảm ơn.

Giải thưởng này mang lại sự khích lệ, niềm hy vọng, và cũng như sự hỗ trợ về mặt tinh thần, và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi nào nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc kết thúc“.

Ông Leon Lee, đạo diễn bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (Ảnh: Joyce Mitchell/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh) Ông Leon Lee, đạo diễn bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (Ảnh: Joyce Mitchell/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Giải thưởng Gabriel tôn vinh sự xuất sắc trong lĩnh vực phim, truyền hình cáp, đài phát thanh, và phương tiện truyền thông xã hội đối với “những tác phẩm mang tính giải trí và làm phong phú thêm tầm nhìn chân thực về nhân loại và cuộc sống“.

Bộ phim Lưỡi dao rỉ máu kể hai câu chuyện ở hai nửa khác nhau của thế giới. Ở Trung Quốc, Chen Jing (Anastasia Lin), là một học viên Pháp Luân Công bị giam cầm và tra tấn vì niềm tin của mình. Ở một phần khác của thế giới, anh là một chuyên viên phát triển phần mềm người Canada, James Branton (Jay Clift), người đã bán công nghệ giám sát cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Công nghệ này hổ trợ ĐCSTQ theo dõi những người mà họ cho là gây rắc rối.

Chỉ khi Branton tỉnh dậy sau khi được cấy ghép tim khẩn cấp tại Trung Quốc và tự hỏi làm thế nào mà các bác sĩ dễ dàng tìm được cho anh một trái tim phù hợp như vậy, anh mới bắt đầu khám phá ra sự kinh hoàng về nạn mổ cướp nội tạng được nhà nước hậu thuẫn.

Một cảnh trong phim với nhân vật cô Chen Jing, do Anastasia Lin thủ vai trong bộ phim "Lưỡi dao rỉ máu”. Bộ phim do đạo diễn từng dành giải Peabody thực hiện. (Hình ảnh thuộc bản quyền của hãng Floating Cloud Productions)Một cảnh trong phim với nhân vật cô Chen Jing, do Anastasia Lin thủ vai trong bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”. Bộ phim do đạo diễn từng dành giải Peabody thực hiện. (Hình ảnh thuộc bản quyền của hãng Floating Cloud Productions)

Bộ phim đã lần theo dấu vết sự đồng lõa của phương Tây trong hàng ngàn cái chết của tù nhân lương tâm người Trung Quốc, và thể hiện nhân phẩm của những người cố gắng giữ vững niềm tin tâm linh khi đối mặt với áp lực và sự đàn áp dã man, trong một thế giới mà dường như đã làm ngơ trước sự khốn cùng của họ.

Ông Lee đã chia sẻ với Thời báo Đại Kỷ Nguyên trước lễ trao giải, cho biết 90% các cảnh phim đến từ sự kiện có thật được chọn lọc từ việc nghiên cứu sâu rộng công nghệ kiểm duyệt Internet và công nghệ giám sát. Ông cũng tìm hiểu về các học viên Pháp Luân Công đã sống sót sau khi bị tra tấn trong tù ở Trung Quốc.

Chuyên viên phát triển phần mềm người Canada, James Branton (Jay Clift) đã nhận được một trái tim mới. Nó đến từ đâu, anh tự hỏi. (Flying Cloud) Caption 2: Leon Lee, director of “The Bleeding Edge.” (Ảnh: Joyce Mitchell/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh) Chuyên viên phát triển phần mềm người Canada, James Branton (Jay Clift) đã nhận được một trái tim mới. “Nó đến từ đâu?”, anh tự hỏi. (Hình ảnh thuộc bản quyền của hãng Floating Cloud Productions)

Lee coi đây là bộ phim khó khăn nhất mà ông từng thực hiện

Đầu tiên là vấn đề phân vai diễn. Mặc dù Anastasia Lin thể hiện tinh thần can đảm không dao động và sự cam kết đối với bộ phim, nhưng các diễn viên được cân nhắc cho vai nam chính đã rút lui vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ. Các công ty điện ảnh đang cố gắng xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, và những diễn viên hy vọng được làm việc với các công ty này không muốn gặp nguy cơ bị đưa vào danh sách đen.

Tuy nhiên, không cần nhìn đâu xa để có thể thấy được những gì có thể xảy ra đối với các diễn viên. Là thí sinh Hoa hậu Thế giới đại diện cho Canada, cô Lin không được chính quyền Trung Quốc hoan nghênh và đã bị từ chối cho nhập cảnh để tham dự vòng chung kết cuộc thi sắc đẹp tổ chức ở đó.

Một khó khăn khác là chủ đề cực kỳ lớn về thu hoạch nội tạng và ý nghĩa lịch sử của nó. Ông Lee cảm thấy việc giúp công chúng hiểu đúng về nó là đặc biệt quan trọng: “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một trong những sự vi phạm nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc hiện đại, nếu không nói là trên thế giới, và việc ráp nối tất cả những điều này lại với nhau trong một bộ phim ngắn, những gì bạn làm để giúp cho mọi người hiểu về điều gì đang xảy ra, chúng tôi cảm thấy đó là một trách nhiệm rất nặng nề trên đôi vai của mình“.

Dường như bộ phim đã gánh vác tốt trách nhiệm đó. Theo những người dẫn chương trình của giải thưởng Gabriel thì thật là khó để xem bộ phim.

(Từ trái sang phải) Bà Susan Wallace, chủ tọa lễ trao giải thưởng; ông Leon Lee, đạo diễn bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”; và ông David Hains, chủ tịch của Học viện Công giáo, tại lễ trao giải Gabriel. (Ảnh: Joyce Mitchell/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)(Từ trái sang phải) Bà Susan Wallace, chủ tọa lễ trao giải thưởng; ông Leon Lee, đạo diễn bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”; và ông David Hains, chủ tịch của Học viện Công giáo, tại lễ trao giải Gabriel. (Ảnh: Joyce Mitchell/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Bà Susan Wallace, chủ tọa lễ trao giải thưởng năm nay, cảm thấy rằng bất chấp thực tế là bộ phim rất buồn và gây đau lòng, nhưng có một tầm quan trọng trong việc kể ra câu chuyện này, không chỉ cho các nạn nhân và gia đình của họ, mà còn “để thu hút sự chú ý của mọi người và làm thay đổi thế giới này“.

Ông David Hains, chủ tịch của Học viện Công giáo nói, “Các giám khảo đã bị sửng sốt bởi chất lượng của bộ phim, đặc biệt là chủ đề“. Ông hy vọng mọi người sẽ bị thuyết phục rằng những hành động tàn bạo này là hoàn toàn không thể chấp nhận.

Không có một quốc gia nào ở bất cứ nơi nào nên e sợ việc đem ra ánh sáng những vi phạm nhân quyền. Chúng ta đều là anh chị em; chúng ta đều là con của Chúa, và cuộc sống của chúng ta và các quốc gia cần phải phản ánh tình anh em của chúng ta và điều này đơn giản là không thể phủ nhận”, ông Hains nói.

Ông Lee nói thêm rằng có rất ít bộ phim được thực hiện dựa trên chủ đề này, vì vậy bộ phim này đưa ra một cơ hội để tìm hiểu thêm về một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Thật là vô cùng quan trọng để tất cả chúng ta biết thêm về những gì đang xảy ra ở đó,” ông nói. “Nếu tất cả chúng ta cùng góp một tay, chúng ta có thể làm nên một sự khác biệt rất lớn.

Poster của bộ phim "Lưỡi dao rỉ máu" (The Bleeding Edge), đạo diễn Leon Lee. (Hình ảnh thuộc bản quyền của hãng Floating Cloud Productions)Poster của bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (The Bleeding Edge), đạo diễn Leon Lee. (Hình ảnh thuộc bản quyền của hãng Floating Cloud Productions)

Cat Rooney, Sharon Kilarski, và Xiao Shao

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Minh Tuệ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét