Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Thời điểm tuyên án con trai ông Chu Vĩnh Khang đưa ra thông điệp gì?

Ngày 15/6 vừa qua, ông Chu Bân, con trai cựu Bí thư ban Chính pháp Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị xử 18 năm tù giam. Một chuyên gia phân tích tình hình Trung Quốc cho rằng, việc lựa chọn thời điểm tuyên án cho thấy tín hiệu quan trọng trên con đường quyền lực của ông Tập Cận Bình sau hơn ba năm lên cầm quyền.

Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết lên án tội ác mổ cướp nội tạng trước khi ông Chu Bân bị tuyên án

Ngày 15/6, Tòa án Cấp trung thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc đã mở phiên tòa xử ông Chu Bân, ông Chu Bân bị xử 18 năm tù và nộp phạt 350 triệu Nhân dân tệ, tịch thu toàn bộ tài sản phi pháp. Tại tòa ông Chu Bân cho biết không kháng án.

Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đưa tin, người vợ kế của ông Chu Vĩnh Khang là Cổ Hiểu Diệp (từng là phát thanh viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) cũng bị xử 9 năm tù. Bà Cổ Hiểu Diệp cũng cho biết không kháng án.

Ngày 17/6 vừa qua, ông Chu Phong (cháu trai ông Chu Vĩnh Khang) đã bị Tòa án Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc xử tù 12 năm và bắt nộp phạt 59.000.000 Nhân dân tệ (khoảng 8,95 triệu USD).

Trước đó, ngày 13/6, Hạ viện Quốc hội Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 lên án và đề nghị chính quyền Trung Quốc phải chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng. 185 Nghị sĩ cùng ký tên ủng hộ Nghị quyết này.

Nghị quyết 343 được thông qua cho thấy Chính phủ Mỹ đã xác nhận sự thật về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, bước đi tiếp theo sẽ thu thập lời khai để xác định đối tượng chịu trách nhiệm liên quan đến tội ác này…

Ngày 12/12/2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết khẩn yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải ngay lập tức chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng đối với đoàn thể người dân tộc thiểu số và theo tôn giáo tín ngưỡng. Đến ngày 20/12 (sau 8 ngày), ông Lý Đông Sinh, người đứng đầu hệ thống 610 bức hại Pháp Luân Công ngã ngựa. Ngày 25/12, ông Lý Đông Sinh bị cách chức. Trong thông báo của chính quyền Trung Quốc có nhắc đến chức danh bí mật của ông Lý Đông Sinh là “Tổ phó tổ xử lý vấn đề tôn giáo X, Chủ nhiệm Văn phòng xử lý vấn đề tôn giáo X của Chính phủ”.

Chu Vĩnh Khang liên quan tội ác mổ cướp nội tạng, Chu Bân dùng học viên Pháp Luân Công chịu tội thay cho tử tù

Tháng 3/2015, khi cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã đùn đẩy trách nhiệm về việc cho phép dùng nội tạng tử tù cho ông Chu Vĩnh Khang. Khi đó ông Hoàng Khiết Phu nói: “Quá rõ, ông Chu Vĩnh Khang ‘có quyền to nhất’, ông Chu Vĩnh Khang là Bí thư Ban Chính pháp của chúng ta, từng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị… ”

Thời báo Đại Kỷ Nguyên từng đưa tin, ông Chu Bân dựa vào quyền lực của cha mình để tham gia mua quan bán chức và chạy án, đặc biệt nghiêm trọng là cách kiếm tiền man rợ qua việc dùng người vô tội chịu tội thay cho tử tù. Ông ta chỉ cần chi cho nhân viên tư pháp vài trăm nghìn Nhân dân tệ là có thể đưa học viên Pháp Luân Công vào chịu án thay cho tử tù. Theo thông tin, giá thị trường chợ đen cho việc đổi một tử tù khoảng 3 triệu Nhân dân tệ.

Trừng phạt quan chức phái Giang bức hại Pháp Luân Công trong những thời điểm nhạy cảm

Ngày 13/5 vừa qua là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngay trong ngày có thông tin thông báo của Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc đã hoàn thành điều tra vụ án ông Lệnh Kế Hoạch, hồ sơ vụ án đã chuyển cho Tòa án thành phố Thiên Tân để đưa ra xét xử.

Sau khi ông Bạc Hy Lai bị hạ bệ, ông Lệnh Kế Hoạch đã kết liên minh với ông Chu Vĩnh Khang thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân. Sau đó bị ông Hồ Cẩm Đào phát hiện, ông này đã bị cách chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, chuyển sang làm Trưởng ban Mặt trận thống nhất vào tháng 9/2012.

Đầu tháng 1/2014, ông Trần Quang Tiêu (được cho là doanh nhân đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc) bất ngờ tuyên bố mua lại Thời báo New York (The New York Times). Sau đó, ông này đã tổ chức họp báo tại New York và nhắc lại vụ án tự thiêu giả tại Thiên An Môn với ý đồ muốn dùng vấn đề Pháp Luân Công để gây rối cho ông Tập Cận Bình. Theo thông tin, mọi hoạt động tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc là do Ban mặt trận thống nhất phụ trách. Ngày 22/12 cùng năm, ông Lệnh Kế Hoạch bị điều tra.

Ngày 20/7/2015, Ủy ban Kỷ luật Trung ương thông báo ông Lệnh Kế Hoạch bị khai trừ Đảng và loại khỏi hệ thống công chức. Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân đã phát động bức hại Pháp Luân Công, vì thế các học viên Pháp Luân Công trên toàn cầu thường tổ chức hoạt động kháng nghị vào ngày này hàng năm.

Ngày 25/4 năm nay là kỷ niệm 17 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, học viên Pháp Luân Công trên toàn cầu đều tổ chức kỷ niệm. Vào đúng ngày này, truyền thông chính thống Trung Quốc đưa tin, trước đó ông Tập Cận Bình đã đưa ra “5 yêu cầu” đối với hệ thống Chính pháp Trung Quốc. Cùng ngày, ông Mạnh Kiến Trụ, Bí thư Ban Chính pháp Trung ương mở Hội nghị Xây dựng đội ngũ cán bộ Chính pháp và truyền đạt chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, đề nghị các quan chức ngành Chính pháp trên toàn quốc phải ‘quán triệt chỉ đạo’.

Một ngày trước (ngày 24/4), chính quyền Trung Quốc tuyên bố 4 quan chức ngành Chính pháp bị xử lý. Trước đó một tuần, ông Trương Việt, Bí thư Ban Chính pháp và Ủy viên Thường vụ tỉnh Hà Bắc bị tuyên bố điều tra và cách chức. Ông này là quan to tích cực trong bức hại Pháp Luân Công, nhờ vậy mà chỉ trong 5 năm đã thăng tiến từ chức Cục phó Công an Bắc Kinh lên “Cục trưởng Cục chống tôn giáo X Trung ương” (Cục 26 Bộ Công an).

Ngày 11/6/2015, ông Chu Vĩnh Khang bị xử tù vô thời hạn. Trước đó một ngày vào 16 năm trước (ngày 10/6/1999), ông Giang Trạch Dân đã thành lập “Phòng 610”, cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.

Đường đi của ông Tập Cận Bình ngày càng rõ

Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cho biết:

“Theo quan sát cho thấy, ông Tập Cận Bình thường xuyên trừng trị những quan chức phái Giang bức hại Pháp Luân Công vào những thời điểm nhạy cảm liên quan đến Pháp Luân Công. Điều này cho thấy ông Tập là có ý rõ ràng”.

Ông Lý Thiên Tiếu nói, việc ông Tập Cận Bình thanh trừng tập đoàn phái Giang cũng rất có trình tự, trước tiên tập trung vào “phần cứng” như “báng súng” quân đội và “cán dao” công an, kiểm sát, tòa án; sau đó đến “phần mềm” là “quản bút” của hệ thống tuyên truyền, sau khi hoàn thành những mục tiêu này sẽ lập tức cho bắt ông Giang Trạch Dân. Đối với thời điểm xử lý quan chức phái Giang lần này của ông Tập Cận Bình cũng đưa ra tín hiệu rõ ràng, qua đó chúng ta có thể nắm bắt được thực tế tình hình.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét