Một bức hình có sức chứa vô hạn về cảm xúc, nó có thể truyền tải những thông điệp ẩn giấu mà đôi khi không thể dùng lời để diễn đạt. Đặc biệt là với 15 bức hình lịch sử dưới đây, chúng khắc họa một cái nhìn sâu sắc, đa chiều về sự thảm khốc của chiến tranh và những sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ.
#1
Vào ngày 11 tháng 6 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền miền Nam đương thời.
#2
Dù đau khổ đến rơi lệ, người phụ nữ Sudeten này (tên tiếng Đức để gọi chung một số vùng đất ở miền Bắc, Tây Nam và Tây của Tiệp Khắc) đã bị ép phải chào Hitler sau khi phát xít Đức lên cầm quyền,
#3
Hình ảnh đau xót của một bé gái khi phải chia tay gia đình để chạy trốn Đức quốc xã. Năm 1983, khi Hitler tăng cường các hoạt động diệt chủng đối với người Do Thái, chính phủ Anh Quốc đã tiến hành một chiến dịch mang tên Kindertransport nằm chuyên chở những em bé người Đức và Ba Lan gốc Do Thái tới đất nước này.
#4
Tấm hình nhấn mạnh khung cảnh u ám trong thời Đại Suy Thoái tại Mỹ. Vào thời điểm ảm đạm này, ngay cả những công nhân lành nghề nhất cũng khó mà kiếm được một công việc ổn định. Tấm bảng viết: Tôi biết 3 nghề thương lái, có thể nói 3 thứ tiếng, đã đi lính 3 năm, có 3 đứa con, và đã thất nghiệp 3 tháng, nhưng tôi chỉ muốn 1 công việc mà thôi.”
#5
Một người lính Đức chia cho bé mồ côi người Nga một mẩu bánh mì.
#6
Ít người biết được sự thảm khốc của chiến tranh Trung – Nhật, vốn xảy ra cùng lúc với chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bức hình được chụp sau khi không quân Nhật Bản phá tan tành một nhà ga ở Thượng Hải. Đứa trẻ trong hình đã may mắn sống sót sau trận tấn công ấy, nhưng em đã bị thương khắp người.
#7
Nạn săn bò rừng ở thế kỷ 19 đã khiến số lượng loài vật này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Núi đầu lâu bò rừng trong hình cho thế giới một cái nhìn cụ thể hơn về sự trầm trọng của vấn nạn này.
#8
Bức hình chụp Dorothy Counts, một cô bé người Châu Phi gốc Mỹ trong ngày đầu tiên đi học tại một trường học ‘dành cho người da trắng’. Vì nạn phân biệt chủng tộc, cô bé đã bị các ‘bạn’ trong trường trêu chọc và bắt nạt rất nhiều. Thậm chí bố mẹ Dorothy còn nhận được những lời đe dọa khiếm nhã khiến họ ‘tá hỏa’ không dám gửi con đến ngôi trường này nữa.
#9
Những tù nhân chiến tranh người Đức buộc phải xem một bộ phim về sự tàn ác của cuộc thảm sát Holocaust, điều này đã kích động mạnh mẽ đến tâm can họ. Rất nhiều người trong số họ thấy chấn động và sợ hãi kinh khiếp khi biết được mức độ tàn khốc của sự kiện này.
#10
Một người lính Đức trở về nhà sau Thế chiến thứ hai và đau khổ tột cùng khi nhận thấy gia đình anh đã bỏ mạng và ngôi nhà thì bị không quân phá hủy.
#11
Đám cháy thảm khốc ở rạp xiếc Hartford (bang Connecticut, Mỹ) năm 1944 đã cướp đi sinh mạng của 165 người xấu số, chủ yếu là trẻ em. Trong ảnh là chú hề Emmett Kelly với gương mặt buồn bã đang xách một xô nước để giúp dập lửa.
#12
Bức ảnh chụp ngay sau khi Mỹ tiến hành thả bom hạt nhân lần thứ 2 xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản). Có lẽ nhiếp ảnh gia không nhận ra mình đã ở trong hoàn cảnh nguy hiểm đến thế nào.
#13
Trước thập niên 60, chính quyền cho phép coi thổ dân Châu Úc như động vật. Chính vì thế, ‘những người da trắng’ có thể tùy ý đối xử dã man và vô nhân tính với họ.
#14
Năm 1961, bác sỹ Leonid Rogozov trong chuyến thám hiểm Nam Cực của mình đã lên cơn đau ruột thừa dữ dội. Nếu không phẫu thuật ngay, vị bác sỹ này có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Trong tình cảnh ấy, anh đã tự thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho chính mình, thật kỳ diệu anh ấy đã nhanh chóng bình phục sau ca mổ.
Nguồn ảnh: Reddit
Mai Hạ tổng hợp
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2hBbRlG
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét