Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Cán bộ, công nhân viên chức Hà Nội bị khuyến cáo không mặc váy ngắn, xăm hình…

Bộ Quy tắc ứng xử thuộc UBND Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn, khuyến cáo, công chức, viên chức thủ đô phải mặc áo có ống tay, cổ áo, mặc váy dài đến gối, không xăm hình, phải sử dụng nước hoa, mỹ phẩm phù hợp.

Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, sau nhiều năm nghiên cứu, soạn thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, báo chí, các nhà nghiên cứu… thành phố Hà Nội sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử vào ngày 1/1/2017.

Sau 2 năm từ khi đưa ra dự thảo bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội để lấy ý kiến cộng đồng, lần này, Sở VH-TT Hà Nội đã xây dựng đồng thời hai bộ quy tắc ứng xử: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, bộ quy tắc có 6 chương, 16 điều theo thông tin dẫn từ Vov. Mục đích là nhằm xây dựng một thành phố thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế; xây dựng nền hành chính thủ đô chuyên nghiệp, chuẩn mực và hiệu quả; đồng thời tạo ra những chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội.

cam-mac-vay-ngan-noi-cong-so-1474621010-1482552759556

Công chức không được mặt váy ngắn. Ảnh minh họa

– Về trang phục, quy tắc khuyến cáo công chức mặc lịch sự (áo có ống tay, cổ áo; váy dài đến gối); đầu tóc gọn gàng; không xăm hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp.

tac-phong-thai-do-ung-xu-trong-giao-tiep

Tôn trọng nhau trong giao tiếp. Ảnh minh họa

– Về tác phong, tư thế, cử chỉ của công, viên chức phải nghiêm túc, thái độ lịch sự, tôn trọng người giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, mạch lạc, không nói tục. Mặt khác, công chức không quảng cáo, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ hành chính.

– Về ứng xử với người dân, công chức không được gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công người dân. Nếu có va chạm, cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức…

– Tại khu dân cư, công chức không tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, mừng thăng chức… linh đình, phô trương, lãng phí, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư…

Ngoài những quy tắc ứng xử chung, bộ quy tắc này còn đưa ra nhiều nguyên tắc ứng xử ở từng nơi công cộng cụ thể như: vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; khu vực tín ngưỡng, tôn giáo; bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng; nhà ga, bến ô tô, bến tàu, sân bay; khu vui chơi giải trí…

ung-xu-nguoi-nhat

Người Nhật luôn là tấm gương mẫu mực trong cách hành xử. Ảnh minh họa

Nhìn chung, quy tắc ứng xử của người dân nên: chấp hành pháp luật; tôn trọng không gian và thời gian riêng tư của người khác; quan tâm và ưu tiên người có thai, người già và trẻ em; trạng phục lịch sự phù hợp với hoàn cảnh; bảo vệ người yếu thế; phê phán hành vi sai trái; bảo vệ cảnh quan môi trường…

Ngược lại là không nên: gây tiếng ồn làm mất trật tự; kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực; nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện; xả rác thải, chất thải trái nơi quy định; phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; lạm dụng không gian, phương tiện, vật chất công cộng; mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng.

Về đối tượng áp dụng của bộ quy tắc là công chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội.

Về tính khả thi của bộ quy tắc ứng xử, ông Tô Văn Động thừa nhận rằng, mặc dù khâu soạn thảo rất chặc chẽ, công phu với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu nhưng các cán bộ công chức và người dân thành phố thực hiện được tốt hay không vẫn còn là một vấn đề nan giải. Nguyên nhân là vì đây chỉ là chuẩn mực chung mang tính khuyến cáo, không phải văn pháp quy.

Ngoài ra, ông Động còn cho biết thêm vào ngày 23/12 rằng, sau khi Bộ Quy tắc ứng xử đối của cán bộ, công chức, viên chức thủ đô được ban hành, thành phố sẽ tiếp tục đưa ra quy định về chuẩn mực ứng xử của người dân ở nơi công cộng.

Mai Nhi (TH)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iq9bM2
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét