Một phiên bản của động cơ không cần nhiên liệu được xem là “bất khả thi” trong vật lý được các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm thành công.
Từ lâu, các nhà khoa học Nasa đã mơ ước sáng tạo ra được động cơ không sử dụng bất kỳ nguyên liệu hay đầu phóng tên lửa truyền thống nào bên trong. Nhiều học giả cho cho rằng điều đó là “không tưởng” hoặc “bất khả thi” .
Tuy nhiên tiến sĩ Chen Yue, trưởng bộ phận truyền thông vệ tinh tại Cast, cho biết: “Kết quả thử nghiệm được NASA công bố hồi tháng 11 xác nhận sự tồn tại của công nghệ này. Chúng tôi đã phát triển thành công vài mô hình động cơ”.
“Chúng tôi thực hiện nhiều thí nghiệm để hoàn thành động cơ đẩy ở quy mô siêu nhỏ, cũng như trải qua quá trình kéo dài vài năm để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng. Chúng tôi xác nhận động cơ dạng này vẫn có thể hoạt động trong vũ trụ”.
Ngày 19/12 vừa qua, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc cho biết phiên bản động cơ mang tên EmDrive đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trạm vũ trụ Thiên Cung 2 trên quỹ đạo Trái Đất.
Trên thực tế, nếu không sử dụng nhiên liệu, một động cơ không thể hoạt động được do trái với Định luật 3 Newton, trong đó cho rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực – phản lực. Nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau và cặp lực này có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
Vậy động cơ EM Drive hoạt động như thế nào?
Giả sử bạn đang đứng bên trong một hộp kim loại ngoài vũ trụ, trên tay bạn cầm một quả bóng rổ. Bạn liên tiếp ném quả bóng rổ về một mặt tường của hộp kim loại, mỗi lần ném do tác động của sự va chạm của bóng rổ tới mặt hộp, khối hộp cùng với bạn sẽ gia tăng 1 chút tốc độ.
Ném càng mạnh, càng nhiều, dĩ nhiên gia tốc tăng càng nhanh.
Tuy nhiên khi quả bóng dội lại và bạn bắt được, theo định luật thứ ba của Newton, chân của bạn và ma sát của nền sắt sẽ tạo ra một lực ngược so với tác động của quả bóng vào tường sắt và như vậy cả hộp sắt của bạn “dậm chân tại chỗ“.
Động cơ của nhà vật lý học người Anh đã tìm ra cách để khi quả bóng dội lại, lực tác động lên hộp sắt hoàn toàn tiêu biến và như vậy gia tốc của hộp sắt và bạn cứ gia tăng mãi mà không cần băn khoăn về nhiên liệu.
Nguyên mẫu động cơ EmDrive. (Ảnh: Roger Shawyer).
Trong buổi hội thảo tại Bắc Kinh, các chuyên gia của Cast, công ty con thuộc Tổng Công ty Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), tuyên bố được chính phủ Trung Quốc trợ cấp tiền nghiên cứu công nghệ từ năm 2010 và thiết bị do họ phát triển đang được thử nghiệm trên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Tuy nhiên theo như Li Feng, giám đốc thiết kế của Cast, phiên bản động cơ của họ mới tạo ra lực đẩy khoảng vài milinewton. Để hoạt động được trên vệ tinh, lực đẩy phải đạt khoảng 0,1-1 Newton. “Công nghệ này đang bước vào giai đoạn tiếp theo, với mục đích áp dụng trên các vệ tinh hiện nay càng nhanh càng tốt. Dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi tin chắc có thể làm được”, Li Feng chia sẻ.
Động cơ EmDrive sử dụng hoàn toàn năng lượng Mặt Trời tạo ra lực đẩy bằng cách để vi sóng va đập liên tục với thành buồng chứa. Nó có khả năng tăng vận tốc lên tới 9,4% vận tốc ánh sáng, nghĩa là có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 70 ngày, tới hệ sao Alpha Centauri cách Trái Đất 4,37 năm ánh sáng sau 92 năm, theo NASA.
Ý tưởng về động cơ này do nhà nghiên cứu người Anh Roger Shawyer lần đầu đưa ra năm 1993. 4 phòng thí nghiệm độc lập đã nghiên cứu thêm ý tưởng này, trong đó có Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Nhóm nghiên cứu Eagleworks của NASA từng tuyên bố sẽ ra mắt thiết kế động cơ EmDrive trong tháng 12/2016.
Thanh Long tổng hợp
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2hbPEtC
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét