Trang tin Business Insider, Việt Nam có thể đang “gieo mầm mống một cuộc khủng hoảng tiếp theo” với chính sách tiền tệ nới lỏng, và tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng.
Theo bài phân tích này, Việt Nam được dự báo sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,3% trong năm 2016 khi số liệu thống kê quý IV/2016 được công bố trong vài ngày tới.
Nếu đúng như vậy, đây sẽ là lần đầu tiên nền kinh tế giảm tốc kể từ năm 2012, và tăng trưởng thấp hơn tốc độ dự kiến ở mức 7% được chính phủ đề ra trước đó.
Đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế chung phản ánh tác động của đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần 100 năm qua. Và tuy tốc độ tăng trưởng có thể hồi lại, nhưng Capital Economics – một trong những hãng nghiên cứu kinh tế độc lập hàng đầu thế giới – Việt Nam có thể sẽ “gieo mầm cuộc khủng hoảng tiếp theo” bằng chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tín dụng cấp cho khu vực tư nhân đang hướng tới mức tăng trưởng gần 20% trong năm 2016. Trong một báo cáo gửi khách tuần trước, chuyên gia kinh tế Gareth Leather cho rằng đợt bùng nổ tín dụng trên quy mô hiện tại của Việt Nam sẽ không bền vững về lâu dài, và sự tăng vọt của nợ xấu là điều “không thể tránh khỏi”.
Hơn nữa, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm 2011 – thời điểm tập đoàn Vinashin phá sản.
Ngoài ra, theo ngân hàng Credit Suisse, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh với tốc độ 12-14% trong giai đoạn 2000-2016, nhưng trong 11 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 7,5%.
Đồng thời, động lực có được từ việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ không còn được mạnh như ban đầu bởi vì Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ đã tuyên bố nước này sẽ không tham gia TPP.
Kết quả là, theo chuyên gia kinh tế Deepali Bhargava của Credit Suisse, sự thay đổi chính sách của Mỹ đặt ra 3 rủi ro đối với kinh tế Việt Nam: VND có thể sẽ giảm giá 4-5% trong năm 2017; đầu tư toàn cầu giảm tốc có thể tạo sức ép lên thương mại và cải cách có nguy cơ bị trì hoãn vì sự sụp đổ của TPP.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn đó, kinh tế Việt Nam trước mắt được dự báo sẽ vẫn ổn. Cả Capital Economics và Credit Suisse đều cho rằng năm 2017 vẫn sẽ là một năm khá tốt nữa cho Việt Nam, trong đó Capital Economics dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% vào năm 2017, còn Credit Suisse dự báo tăng 6,2%.
“Tăng trưởng xuất khẩu mạnh và khả năng tăng tốc trong tiêu dùng của khu vực tư nhân do sự phục hồi từ ngành nông nghiệp sẽ bù đắp cho khả năng suy giảm của tăng trưởng tín dụng,” chuyên gia Bhargava đánh giá.
Hạo Nhân
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2iC6gM2
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét