Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Vụ kiện 23 tỷ rúng động xã hội, bác sĩ chùn tay, ai là người thiệt thòi?

Những ngày vừa qua, ngành y bàng hoàng vị một vụ kiện gần như không tưởng với số tiền bồi thường quá lớn, đồng thời cũng xuất hiện nhiều ý kiến đối với lý do yêu cầu đền bù người nhà bệnh nhân đưa ra cũng như nội dung của bài báo “Bệnh nhân bị tai biến, gia đình đòi bồi thường 23,6 tỷ đồng” trên trang Dân Trí.

Nội dung vụ việc như sau: tháng 7/2015 cha của bà T.D là ông T.Q.S (55 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) phát hiện dấu hiệu không bình thường ở mắt. Sau khi thăm khám ở các bệnh viện An Sinh, 115, bệnh viện Đại học Y dược thì phát hiện bệnh là “rò động mạch chủ xoang hang“. Ông được bác sĩ Trần Quốc Tuấn ở Bệnh viện Đại học Y Dược thăm khám, tư vấn và tiến hành thủ thuật với chi phí gần 400 triệu đồng.

Tuy nhiên ngay sau ca mổ, ông S đã bị tai biến trào máu giữa nặng, đi vào hôn mê cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Cho rằng bệnh nhân rơi vào cảnh sống thực vật là do sai sót chuyên môn, vi phạm pháp luật của bác sĩ, gia đình bệnh nhân mời luật sư vào cuộc, yêu cầu bệnh viện bồi thường hơn 23,6 tỷ đồng. Bệnh viện đã đề xuất hỗ trợ chi phí điều trị lên tới 600 triệu đồng nhưng gia đình bệnh nhân không đồng ý và kiên quyết theo vụ kiện.

Lập luận được phía gia đình đưa ra là, “Lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược đã phân công BS Trần Quốc Tuấn là người chưa có chứng chỉ hành nghề theo luật định và không có kinh nghiệm. Bệnh viện yêu cầu gia đình phải đóng trước 350 triệu đồng để mua toàn bộ các thiết bị phục vụ riêng cho ca mổ của ba tôi là không đúng quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh”.

Giới y học Việt Nam chấn động

Trên facebook của giới bác sĩ liên tục chia sẻ bài viết này trong những ngày gần đây, cho rằng đòi hỏi của phía gia đình bệnh nhân là vô lý. Lý do là vì bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã tốt nghiệp nội trú, có gần 10 năm kinh nghiệm, trình độ thạc sĩ, chứng chỉ hành nghề chắc chắn có. Số tiền 350 triệu mà gia đình phải đóng thêm là “hao phí”, bao gồm các dụng cụ, vật tư sử dụng cho ca mổ, không nằm trong chi phí mổ vốn chỉ gồm tiền công, thuốc men, bông gạc…

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, cựu bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Bác sĩ Tuấn, người trực tiếp điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân Trịnh Quang Sơn, có chứng chỉ hành nghề (CCHN) chứ không phải không có. Vì CCHN của bác sĩ này là Ngoại Thần kinh, nên nhiều người nhầm tưởng là Ngoại Thần kinh thì không được can thiệp nội mạch. Đồng thời, nếu nói BS Tuấn là người không có kinh nghiệm thì hoàn toàn không đúng. BS Tuấn là một bác sĩ nội trú, đã tu nghiệp tại một số nơi trên thế giới, làm việc tại đơn vị can thiệp nội mạch này nhiều năm, và đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp tương tự.

11049506_129107890784796_3690451679256299372_n
Bác sĩ Võ Xuân Sơn, Giám đốc phòng khám Exon, cựu bác sĩ ngoại Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy

Về ca bệnh trên, Ông Sơn cũng cho biết :”Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM là một trong các trung tâm mạnh trong cả nước về can thiệp nội mạch thuộc chuyên ngành Ngoại Thần kinh. Nhiều kĩ thuật, các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM thực hiện không thua kém các trung tâm lớn ở khu vực và thế giới.”

“Tuy nhiên, giống như tất cả các thủ thuật y khoa khác, can thiệp nội mạch cũng vẫn còn tỉ lệ biến chứng dù nhỏ hơn nhiều so với các phương pháp trước đó. “

Nhiều bác sĩ khác cũng bày tỏ sự thất vọng với những đánh gia tiêu cực về sự việc trên. Ban MT viết: “Ngành y là một ngành khoa học không chắc chắn, mọi chuyện chỉ dừng lại ở 2 từ “chẩn đoán” chứ ko ai dám khẳng định 100% cả. Không Bs nào muốn bệnh nhân của mình bị tai biến cả, đó là sự bất khả kháng. Dư luận và báo chí lá cải cứ làm quá lên kết hợp với văn hóa ăn vạ và đổ thừa ăn sâu vào máu thì sẽ đến lúc Bs chùng tay, tự bảo vệ mình trước thì thiệt thòi thuộc về ai ? Câu trả lời ai cũng biết !

FullSizeRender__1_Nhiều ý kiến bất mãn với tình trạng xã hội hiện nay mất niềm tin vào ngành y tế, gây ra những vụ kiện oái ăm

Ngoài ra nhiều bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy chia sẽ nếu trước những năm 2000 thì bệnh nhân bị bệnh trên chỉ có nước tử vong vì chưa có phương thức phẫu thuật hiệu quả, tỷ lệ biến chứng cao.

Tác động lên tinh thần bác sĩ Tuấn như thế nào?

Theo dõi trang facebook cá nhân của anh không thấy ghi nhiều về vụ kiện nhưng anh có chia sẻ về việc mình đang hạn chế thủ thuật trừ khi có ca bệnh nặng cần tới anh: “Vừa mới nói các đồng nghiệp trong khoa là mấy ngày tới trừ đột quỵ cấp cứu ra mình sẽ hạn chế can thiệp, thì tối khuya lại nhận được thông tin có BN đột quỵ cần can thiệp từ bv Gia Định. Trong khi cả mấy tuần rồi k có trường hợp nào. Tình cờ một cách lạ lùng.

FullSizeRender
Dòng chia sẻ hiếm hoi của BS Tuấn về tình trạng của mình

Hiện có nhiều ý kiến và tranh cãi xung quanh sự việc này, muốn biết thắng thua thì cần có phán quyết của phía tòa án. Tuy nhiên việc này đã khiến nhiều người, nhất là trong ngành y phải suy nghĩ, và có thể cũng giống như tâm trạng của BS Tuấn, một số bác sĩ sẽ trở nên “nhát tay” và tạm ngưng các việc chuyên môn cứu người. Trường hợp này, người chịu thiệt thòi nhất lại chính là bệnh nhân đang cần được can thiệp điều trị.

Chuyện kiện tụng giữa bệnh nhân và bệnh viện/bác sĩ xưa nay vẫn có. Ngoài những trường hợp tắc trách thật sự từ phía nhân viên y tế, thì ngành y xét cho cùng cũng chỉ là một ngành khoa học, đòi hỏi liên tục nghiên cứu hoàn thiện. Những tình huống phát sinh và rủi ro ngoài dự liệu là khó lường hết khi điều trị bệnh. Nếu các bác sĩ có tâm lý ngại ngần, muốn an toàn cho mình trước thì rất có thể nhiều ca bệnh nguy kịch sẽ bị từ chối vì sự quyết đoán vốn rất cần thiết trong việc lựa chọn phương án điều trị đã mất đi. Do đó phía gia đình bệnh nhân và bệnh viện cần thẳng thắn trao đổi về điều này nhiều hơn nữa để hạn chế những tranh cãi về sau.

Phong Lê (TH)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết thể hiện ý kiến của Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2hnZUSM
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét