Đau bụng kinh khiến không ít bạn nữ phải khổ sở, thậm chí trong mấy ngày này hàng tháng đều giận dỗi nghĩ… kiếp sau xin không làm phận nữ nữa.
Theo Trung Y, đau tức là không thông, thông thì không đau. Khí trong thân thể không thông, sẽ xuất hiện đau đớn, mà khí không thông, còn có thể ảnh hưởng đến huyết.
Đau bụng kinh thường gặp ba loại:
- Khí trệ huyết ứ
Đau trước khi có kinh, ngực đau trướng khiến trong người cảm thấy khó chịu rồi sinh ra cáu kỉnh.
Đau bụng kinh chia thành đau trước khi có kinh và đau sau khi có kinh. Chủ nhiệm khoa sản bệnh viện trung y Đài Bắc, Đài Loan Lại Vinh Niên cho biết, đau trước khi kinh đến, là hiện tượng khí không thông, bởi vì tắc nghẽn, kinh muốn xuất ra ngoài, nhưng không ra được, bị chặn lại ở trong, cho nên có cảm giác rất đau bụng.
Đồng thời, khí không thông còn khiến vú có cảm giác căng đau khó chịu, đau trướng thời gian quá dài, còn có thể dẫn đến huyết nhiệt, tâm tình theo đó mà trở nên bực dọc, cáu kỉnh.
Nếu như trước khi có kinh bắt đầu đau, mà sau khi có kinh lại cảm thấy trong bụng trống rỗng, hoặc cảm thấy đau quặn bụng dưới, Lai Vinh Niên đề nghị dùng “Tiểu kiến trung thang” để giảm đau. Dùng quế chi, bạch thược, cam thảo, gừng, đại táo, đường mạch nha 6 vị này sắc lên uống.
- Huyết hư hàn
- Đau sau khi kinh đến
- Đau đầu, tay chân lạnh như băng
Sau kinh đau bụng, là do tử cung không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến đau bụng kinh. Trường hợp này bác sĩ Lai Vinh Niên đề nghị, nên uống “Đương quy thược dược tán”, bài thuốc gồm có đương quy, thược dược, xuyên khung, phục linh, trạch tả, bạch thuật sáu loại dược liệu.
Đương quy có tác dụng bổ huyết, hành huyết hiệu quả, có thể làm giảm huyết hư, nguyên nhân gây đau bụng.
- Huyết nhiệt
- Trước kinh trên mặt mọc nhiều mụn, tiêu chảy
- Lượng máu kinh nhiều, thậm chí là rong huyết
Trước khi có kinh trên mặt nổi nhiều mụn, tiêu chảy, đều có thể là hiện tượng huyết nhiệt. Đặc biệt là đến kỳ kinh lượng máu ra rất lớn, thậm chí rong huyết, thì cần phải thận trọng.
Bác sĩ Lại Vĩnh Niên cho biết, nếu như xuất hiện rong huyết, ra lượng máu rất lớn, thì là vô cùng nghiêm trọng, cần đại bổ. Có thể uống “Độc sâm thang”, hoặc “Sâm phụ thang”. Nhân sâm có thể dưỡng huyết, còn phụ tử có tác dụng tán hàn ngưng đau.
Bên cạnh đó, vào lúc lượng máu kinh lớn, có thể ăn nhiều lớp màng ngoài của củ lạc. Lớp màng này tuy trông có vẻ tầm thường, nhưng cũng là thần dược, có tác dụng cầm máu hiệu quả. Đặc biệt là lớp màng màu nâu, màu nâu đỏ, có thể bổ tì vị, bổ khí, cầm máu.
Nếu như bổ dưỡng hợp lý, có thể làm dịu cơn đau bụng, đồng thời tránh được những cơn đau bụng kinh sau này. Ngoài ra để ngăn ngừa đau bụng kinh, trong ngày thường cần phải hết sức chú ý giữ gìn. Bác sĩ Lại Vĩnh Niên đề nghị các bạn nữ nên làm được ít nhất 3 điều sau:
Tránh ăn đồ lạnh, chú ý giữ ấm
Ăn món lạnh và không giữ ấm cho cơ thể sẽ dễ nhiễm hàn, có thể gây đau bụng kinh.
Tránh ngồi lâu, nên thường xuyên vận động
Ngồi lâu khiến tuần hoàn vùng chậu kém đi, cũng dễ khiến khí ứ trệ. Do đó cần tránh ngồi lâu, nên thường xuyên đứng dậy đi lại.
Tránh ăn hoa quả buổi tối
Buổi sáng mở mắt ra là thời điểm dương khí trong cơ thể rất vượng. Đến buổi trưa dương khí đạt cực điểm. Khi mặt trời ngả về phía Tây, chuyển hóa trong cơ thể giảm xuống, dương khí cũng từ từ suy yếu. Các loại hoa quả là thức ăn thiên về hàn, bởi vật tốt nhất nên ăn vào buổi sáng, buổi trưa, tránh ăn vào lúc xế chiều, đặc biệt là ban đêm.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Đại Hải biên dịch
Xem thêm:
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2m1zd9l
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét