Về thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), người dân nơi đây không ai không biết đến nhà thơ khuyết tật Trần Phước Ninh (sinh năm 1972) với tên gọi thân thương là “Nhà thơ lo chuyện bao đồng” bởi thân anh đã không lành lặn lại luôn trăn trở chuyện người khác.
Theo nguồn tin từ Trí thức trẻ, được biết, anh Ninh từng là một cậu học trò giỏi Văn nghèo lại mồ côi cha. Thế nhưng, số phận khắc nghiệt không dừng lại ở đó. Năm 17 tuổi, một cơn sốt nặng đã khiến chân co rút lại, miệng méo xệch không phát nổi thành âm…
Vì không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ nên năm 24 tuổi, anh rời quê đi Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán vé số. Tuy nhiên, cuộc sống nơi đất khách quê người và bon chen cũng không khá hơn mà anh còn nhiều lần bị giật trộm vé số. Anh đã không ít lần rơi nước mắt và lấy thơ ca làm nơi trút bầu tâm sự.
Năm 1999, anh Ninh đoạt giải nhì cuộc thi thơ TP. Hồ Chí Minh và sở hữu 2 tập thơ được nhà xuất bản văn học chọn lọc là “Tạ lỗi cùng quê” (năm 2011) và “Tình thơ” (năm 2014). (kenh14)
Đến năm 2007, vì thương mẹ ở quê tuổi già, sức yếu, anh Ninh trở về mở hàng tạp hóa nhỏ và bán cà phê với số vốn ít ỏi tích góp được. Tại đây, anh thấy học sinh ở quê đã nghèo khó lại thiếu trí thức. Sợ lũ trẻ thất học, anh nảy sinh ý định mở một thư viện miễn phí tại gia.
Từ đó, anh lặn lội khắp nơi xin sách cũ và cho ra đời “phòng đọc sách cộng đồng” vào năm 2015. Mặc dù gọi là phòng đọc sách nhưng thực ra cũng chỉ là một góc nhà với những bức tường loang lổ, bong tróc, còn kệ sách được dựng lên từ tấm lòng của bạn bè ủng hộ.
Tất cả các khâu từ quản thư, chọn lọc sách, phân loại đến làm thẻ, đánh dấu, chuyển đổi sách đều do một tay anh làm. (kenh14)
Ban đầu chỉ vài chục đầu sách, đến nay, thư viện của anh đã tăng lên hơn 10.000 đầu sách với đầy đủ các thể loại. (kenh14)
Phòng đọc sách của anh đã trở thành “địa chỉ vàng” của các em học sinh trên địa bàn huyện và các em nhỏ cũng rất yêu mến anh Ninh. (kenh14)
“Tụi con quý chú Ninh lắm, chú ấy cho tụi con đọc sách miễn phí thoải mái và hay cho tụi con bánh kẹo, sách vở nữa. Từ ngày chú Ninh mở thư viện này, cứ rảnh rỗi là con với mấy đứa bạn lại đến đây để đọc sách. Ở đây có rất nhiều loại sách, tụi con thích lắm”, em Nguyễn Thị Phượng hào hứng nói.
Bên cạnh tủ sách từ thiện, anh còn lập quỹ từ thiện mang tên “Từ thiện kiểu Trần Phước Ninh” và thường xuyên khuyến khích bạn bè tổ chức các buổi từ thiện.
“Thật ra thì mình chỉ làm cầu nối cho các nhà hảo tâm, mỗi khi họ gửi tiền, quà về, mình sẽ nhờ người bạn thân chở đi trao cho các hoàn cảnh khó khăn. Dù tàn tật nhưng tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người khác nên giúp được gì cho họ thì tôi luôn sẵn lòng…”, anh Ninh tươi cười khiêm tốn chia sẻ.
Tiếp tục mục tiêu muốn khắc phục khiếm khuyết về tiếng Anh cho các em nhỏ, tháng 9/2016, sẵn có 3 triệu đồng trong tay, anh Ninh nảy sinh ý tưởng mở lớp miễn phí để bồi dưỡng thêm kiến thức cho những em không có có điều kiện đi học thêm. Lớp học 30m2 được hình thành sau nhiều tháng nỗ lực nhưng còn thiếu giáo viên.
Lớp học tiếng Anh miễn phí tuy nhỏ những đỡ đần được phần nào cho những học sinh khó khăn. (kenh14)
Anh tìm giáo viên bằng cách viết thư ngỏ gửi đến các thầy cô đang dạy tiếng anh ở các trường trên địa bàn. Cuối cùng, anh cũng tìm được một người là cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh không công tại lớp học miễn phí.
Cô Nguyễn Thị Hương (kenh14)
“Nghe anh Ninh ngỏ lời, tôi đồng ý ngay. Hằng tuần, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, tôi đến đây để dạy miễn phí cho các em học sinh nghèo. Thấy các em ngày càng tiến bộ, tôi vui lắm…”, Cô Nguyễn Thị Hương chia sẻ.
Anh Ninh rất chăm lo cho việc học của các em, ai vắng mặt anh sẽ gọi điện cho gia đình để hỏi thăm. (Kenh14)
Ngày lớp học mới hình thành, anh Ninh phải đến từng nhà học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận động. Từ vài chục học sinh ban đầu, đến nay, lớp học miễn phí của anh đã có hơn 220 em từ lớp 3 đến 12 và có 6 thầy cô thay nhau đứng lớp. Nếu các em thiếu vở, bút thước hoặc đói, anh Ninh sẽ đáp ứng nhiều cầu.
Nguồn thu nhập của anh Ninh và mẹ già cũng chỉ là tạp hóa nhỏ kiêm thư viện sách (kenh14)
Cảm động trước lòng tốt của anh Ninh, em Trần Văn Hùng, học sinh lớp 6 trường Trần Cao Vân chia sẻ: “Từ ngày chú Ninh mở lớp miễn phí, em đến học thường xuyên. Thầy cô dạy rất dễ hiểu, hết bút, vở thì chú Ninh cho. Học ở đây được 3 tháng, bây giờ tiếng Anh của em đã tiến bộ rất nhiều….”.
Mới đây, anh Ninh vừa được một nhà hảo tâm tặng một dàn máy vi tinh và một chiếc tivi. Với thu nhập từ việc bán hương, anh dự tính sẽ đóng một bộ cửa và dùng máy chiếu để giúp các em học tập hiệu quả hơn.
Về động lực khiến anh có được những thành tựu như hôm nay, ngoài việc tận dụng hết tay chân và trí óc, yếu tố quan trọng nhất cho những thành tựu trên là nhờ việc anh “xem tụi nhỏ như con của mình. Thấy các em tiến bộ mỗi ngày tôi thấy hạnh phúc như được làm cha vậy…”.
Mai Nhi (TH)
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2mCe02F
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét