Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Cấp cứu bé gái nguy kịch vì thích ăn tóc thay cơm

Trưa ngày 28/2, bác sỹ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM cho biết vừa phẫu thuật cho một bé gái có sở thích ăn tóc nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều và thường xuyên ói.

Theo thông tin từ báo Pháp luật TP. HCM, bé gái tên P.P.T (7 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai). Gia đình không hề biết bé thích ăn tóc từ khi nào.

Vì bố mẹ bé hàng ngày đi làm, còn bé T. được giao cho bà ngoại chăm. Đến tối, bố mẹ bé mới đón về. Trước đó, mẹ bé đã phát hiện nhiều lần mẹ bé phát hiện bé tự bứt tóc trên đầu đưa vào miệng ăn ngon lành, thích thú, thậm chí có lúc bé ăn ả những mảnh vữa tường rớt xuống đất.

Gia đình cho biết, bé liên tục kêu đau bụng từ trước Tết. Qua Tết, khi đưa cháu lên Nhi Đồng 1 khám tiếp mới biết con có khối tóc to trong bụng.

Trước mắt, bác sỹ đã phẫu thuật mở bụng, mở dạ dày để lấy bướu tóc ra ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài, bác sỹ khuyên gia đình cần quan tâm cháu bé nhiều hơn và giúp bé bỏ thói quen xấu. “Nếu không khắc phục được dứt điểm, nguy cơ tái phát sẽ rất cao”, BS Hiếu khuyến cáo.

Búi tóc đã kết dính vào nhau, tạo thành một khối lớn với đường kính vị trí lớn nhất lên tới 12cm (nằm ở dạ dày), thu nhỏ dần và kéo dài hơn 40cm (ở vùng ruột non) (Trí thức trẻ)

Đây không phải trường hợp đầu tiên thích ăn tóc. Trước đó, năm 2014, một bé gái 12 tuổi ở Long An cũng đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM, phát hiện khối tóc to hơn nắm tay nằm trong dạ dày.

Theo tìm hiểu, được biết, căn bệnh này gọi là bệnh Rapulzel hay còn gọi là “cô bé tóc mây”. Bệnh nhân là những người có sở thích ăn tóc, thích bứt tóc ăn.

Ngoài ra, những người mắc bệnh thích ăn những chất không mang lại dinh dưỡng như len, tóc, thậm chí vôi tráng tường sẽ bị đau bụng thường xuyên. Khi ăn no, họ sẽ ói ra ngoài nên thường ai mắc chứng bệnh này thường suy dinh dưỡng, sức khỏe suy kiệt và tử vong sớm.

Hiện chưa có phương pháp nào triệt để để chữa trị chứng bệnh này vì đây là bênh liên quan đến sang chấn tâm lý. Vì thế, bác sỹ can thiệp bằng biện pháp tâm lý để làm cho các bé không thèm tóc nữa.

Dự kiến 2 tuần nữa bé sẽ xuất viện. (Plo)

Như Trí thức trẻ đưa tin, các bác sỹ cho biết, hội chứng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng đa số mắc bệnh này là những bé gái. Ngoài ra, những trẻ thụ động, vì hoàn cảnh mà cha mẹ hay để ở nhà, không được tiếp xúc, chơi đùa thường xuyên với bạn bè cũng có khả năng dẫn đến bệnh này.

Mai Nhi (TH)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2l7zpo8
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét