Đó là một câu đối Tết. Hai vế câu đối Tết này phiên âm ra tiếng Việt sẽ là:
CHIÊU TÀI TẤN BẢO ĐA QUÁ PHÌ BÀ
NHẬT TIẾN ĐẤU KIM BẤT THU LẠP SẮC.
Cái thú vị của câu đối Tết này là cách viết và nội dung bình dân, hài hước nhẹ nhàng của nó.
Hai chữ đầu của 2 liên nhìn khá phức tạp. Thực ra, đó là 2 thành ngữ mà người Việt Nam cũng thường dùng. CHIÊU TÀI TẤN BẢO cùng với NHẬT TẤN ĐẤU KIM đều muốn nói ngoa dụ là: gọi Tài Vật, giàu có vào nhà; hoặc mỗi ngày nhận một đấu vàng vào nhà thì cũng vậy.
“Đa quá phì bà” là “nhiều quá bà béo”; “Bất thu lạp sắc” là “không thua kém gì bụi bặm, rác rưởi”.
Sực nhớ ngày xưa, cha ông ta cũng có câu đối với một ý nghĩa tương tự:
TIỀN TÀI NHƯ PHẤN THỔ (bụi đất)
NHÂN NGHĨA TỰA THIÊN KIM (ngàn vàng).
Ca dao Nam Bộ cũng nhắc tới:
“Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?”
Quả là Thiên Hạ Vô Song, bởi không có người thứ hai có quan niệm hưởng Phúc Lộc giàu sang như người này.
Vế bên phải (liên hữu): “CHIÊU TÀI TẤN BẢO ĐA QUÁ PHÌ BÀ” – Chiêu tài, tấn bảo nhiều quá bà mập (bà phì nhiêu, vợ mũm mĩm, vợ yêu; một cách nói chọc hài của người chồng). Do cấu trúc lửng lơ không chặt chẽ về ngữ pháp thế này nên có thể hiểu nhiều cách: “nhiều quá GIỐNG bà mập nhà mình”; “KHIẾN vợ yêu mình thêm mũm mĩm “; NHƯ bà vợ mình mỗi lúc một phì nhiêu “…Thật hài!
Vế Trái (liên tả): “NHẬT TIẾN ĐẤU KIM BẤT THU LẠP SẮC” – Mỗi ngày vào nhà một đấu vàng ròng, ta coi nó chẳng khác gì bụi bặm, rác rưởi. Coi tiền bạc như vậy mà ông Phúc vẫn cứ dẫn ông Thần Tài về nhà thì cũng lạ.
Nhưng nhìn nhận một cách nghiêm túc thì đây lại là quy luật BẤT THẤT BẤT ĐẮC, ĐẮC TỰU ĐẮC THẤT.
Tôi nhận được sự chất vấn của học trò giờ đã có cháu nội rồi: “Thầy ơi, sao không nói Thiên hạ vô đối, vô địch mà là VÔ SONG?”
Ừ nhỉ, nhìn chữ SONG( 雙) tôi mới giật mình.
Chữ SONG (trái) và chữ SONG giản thể (phải)
Ngày trước tới nay ta cứ quen viết hai chữ HỰU (như “song thân” 双亲) theo lối Trung Quốc, gọi là chữ giản thể. Ai ngờ nhìn lại chữ nguyên gốc hàng nghìn năm của cha ông thì mới thấy ý nghĩa thâm sâu của nó. Hình như cha ông ta ngày xưa dạy rằng đó là hình tượng hai con chim (Chuy) cùng bay về một hướng, cùng một tốc độ, cùng một mục đích. Hai chữ CHUY (隹) này còn gợi về 2 chữ GIAI (佳 tốt đẹp), 2 chữ TIẾN (進 tiến: đến nơi tốt đẹp).
Chữ CHUY (trái) và chữ GIAI (phải)
Như vậy, ở đây, thiên hạ quả là không có người cùng theo mình “như chim liền cánh, như cây liền cành”. Giữa thời buổi “nước đục bụi trong” này ai mà không bị tiền tài khuất phục? Ai dám coi khinh vật chất?
Đọc lại câu đối, thấy nó đối không cần chỉnh!
Thì ra cái nghĩa của nó là thế này:
“Nếu hàng ngày, có một đấu vàng vào nhà, ta cũng coi như một đấu cát bụi.
Nếu hàng ngày, tài vật, của cải chiêu tụ vào nhà ta thì ta chán nản như nhìn người vợ yểu điệu thục nữ xưa kia mỗi lúc một phì nộn”
Đúng là Thiên Hạ không có người bước chung chứ đừng nói tới cùng chắp cánh bay chung với người này!
Nhưng nghịch lý trên bề mặt là vậy. Trong chiều sâu thì anh gieo gì sẽ có quả nấy.
Chỉ tích Đức trong đời trước đời sau thì hôm nay vàng bạc mới vào nhà. Có đuổi đi thì nó vẫn tìm đúng nơi tá túc, đúng nơi mà nó đã được định.
Hai câu đối hơi hài, bình dân và câu chữ chưa hẳn đối lắm nhưng vẫn nói với chúng ta về Đạo đức, Đạo lý. Chúng ta cần tôn trọng ĐẠO ĐỨC hơn là bạc tiền phấn thổ phù du…
La Vinh
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lXlyQH
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét