Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

5 điều thú vị về Nhật hoàng Akrihito và Hoàng gia Nhật

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đến Việt Nam chiều hôm nay ngày 28/2, mở đầu cho chuyến thăm đầu tiên đến các nước Đông Nam Á. Hãy cùng tìm hiểu về Nhật hoàng và gia đình hoàng gia lâu đời nhất, kín đáo nhất thế giới.

Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi Nhật hoàng Akihito tuyên bố ý nguyện muốn thoái vị. Như vậy, ông sẽ trở thành vị vua Nhật Bản đầu tiên thoái vị trong 200 năm qua.

Dưới đây là 5 thông tin thú vị về Hoàng đế Akrihito và hoàng gia Nhật Bản.

Triều đại kéo dài nhất thế giới

Hoàng gia Nhật Bản là chế độ quân chủ liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Nhật hoàng Akihito là vị vua thứ 125 trong triều đại trị vì Nhật Bản bắt đầu từ 600 năm trước Công Nguyên.

Vị hoàng đế đầu tiên Jimmu lập nên đất nước Nhật Bản được tôn vinh có nguồn gốc từ nữ thần mặt trời. Mặc dù 25 vị hoàng đế đầu tiên được bao phủ trong huyền thoại, nhưng có bằng chứng lịch sử phong phú về sự truyền ngôi không gián đoạn trong triều đại từ 500 sau Công Nguyên cho đến nay.

Sau khi hoàng đế Nhật Bản chết, tên của họ sẽ được thay đổi để phản ánh thời đại mà họ cai trị. Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989, đến nay đã trị vì được hơn 28 năm. Ông dự định sẽ đổi tên là Heisei có nghĩa là “hòa bình ở khắp mọi nơi” để đánh dấu thời đại trị vì của mình.

Gia đình hoàng gia Nhật Bản mừng năm mới tháng 11/2014 (Ảnh: Imperial Household Agency)

Hậu duệ của các vị thần

Các hoàng đế là người đứng đầu nhà nước và là đứng đầu đạo Shinto (hay còn gọi là Thần đạo).

Nhật Bản là quốc gia hiện đại duy nhất vẫn gọi người đứng đầu gia đình hoàng gia của mình là hoàng đế. Trong tiếng Nhật, hoàng đế được gọi là Tenno, nghĩa là “chủ thiên thượng”, thừa nhận rằng gia đình hoàng gia là hậu duệ của các vị thần.

Chế độ quân chủ Nhậ Bản trong lịch sử duy trì quyền thiêng liêng này để cai trị đất nước. Tuy nhiên, ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng kết thúc Chiến tranh Thế giới II,  hoàng đế lúc đó là Hirohito đã xóa bỏ quan niệm “hoàng đế là các vị thần”.

Theo Hiến pháp năm 1947, hoàng đế trở thành “biểu tượng của nhà nước và của đoàn kết của nhân dân”, mà không nắm quyền lực chính trị.

Nhà khoa học nghiệp dư

Nhật hoàng Akihito thể hiện sự say mê và quan tâm đến sinh vật biển. Ông đã viết 38 bài báo khoa học nghiên cứu về cá. Một loài cá mới được phát hiện đã được đặt theo tên của ông.

Nữ quyền

Trong lịch sử có 8 người phụ nữ đã từng lên ngôi hoàng đế Nhật Bản. Tuy nhiên đến thời cận đại, Luật Hoàng gia quy định chỉ nam giới mới được thừa kế ngai vàng.

Nhật hoàng Akihito là hoàng đế đầu tiên được phép kết hôn với thường dân. Ông và hoàng hậu Michiko Shoda bắt đầu quen biết trên sân tennis. Sau đó đã dẫn đến trào lưu quần vợt bùng nổ tại Nhật Bản.

Nhật hoàng Akihito and Hoàng Hậu Michiko trên sân tennis (Nguồn ảnh: Pinterest)

Con trai lớn của Nhật hoàng,Thái tử Naruhito, cũng kết hôn với một thường dân. Vợ của Thái tử, Công nương Masako Owada là nhà cựu ngoại giao. Họ sinh được 1 công chúa.

Do đó, năm 2005 Nhật Bản đã thảo luận về sự thay đổi luật pháp cho phép phụ nữ trở thành hoàng đế.Tuy nhiên, kế hoạch này đã dừng lại sau khi hoàng tử thứ hai của Nhật hoàng  Akihito sinh được một người con trai, người có thể kế thừa ngai vàng.

Cung điện Hoàng gia Tokyo (Nguồn ảnh: Pinterest)

Ngai vàng Hoa cúc

Nhật hoàng Akihito và gia đình sống trong Cung điện Hoàng gia ở Tokyo. Cung điện là quần thể kiến trúc bao gồm nhà ở cho gia đình hoàng gia, văn phòng của Cơ quan Hoàng gia và bảo tàng.

Chế độ quân chủ thường được gọi ẩn dụ Cung điện là Ngai vàng Hoa cúc. Tuy nhiên, thực tế có tồn tại một ngai vàng hoa cúc. Đó là một chiếc ngai được trang trí công phu để hoàng đế ngồi trong buổi lễ đăng quang.

Diệu Linh

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2lm3OKO
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét