Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Formosa hủy hoại môi trường khắp thế giới như thế nào?

Dù Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố rằng chưa có bằng chứng kết luận về sự liên hệ giữa Formosa với việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, nhưng báo chí và dư luận đều không đồng tình với nhận định này, mọi tình nghi đều nhắm vào Công ty Formosa ở Hà Tĩnh.

Formosa trở nên nổi tiếng và được nhiều nước biết đến từ năm 2009, khi mà năm này Tổ chức Bảo vệ Môi trường Đức – Ethecol trao tặng cho Formosa giải “Hành tinh đen” do thành tích tàn phá môi trường của công ty này.

Ethecol cho rằng Formosa coi thường tính mạng và ức khỏe người dân, thái độ này không hề có cải biến dù cho danh sách bất tận các lệnh phạt hàng triệu đô la, cũng như các cuộc biểu tình của người dân.

Formosa và CEO là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.Formosa và Giám đốc điều hành Lee Chih-Tsuen nhận giải “Hành tinh đen năm 2009”. (Ảnh: Internet)

Thời điểm nhận giải “Hành tinh đen 2009″, Formosa bị Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phạt 2,8 triệu USD, đồng thời phải bỏ chi phí khoảng 10 triệu USD để khắc phục ô nhiễm do công ty này gây ra tại Bang Texas và Louisiana.

Gương mặt của Formosa cũng đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa của Luật Môi Trường ở Mỹ.

Trước đó, vào năm 1998 ở thị trấn Sihanoukville, nơi được xem là thiên đường nghỉ dưỡng của Campuchia nhưng đã bị Formosa phá hủy. Formosa đã chuyển 5.000 tấn chất thải đến đây, trong đó có 3.000 tấn có chứa thủy ngân, mức thủy ngân vượt quá giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Khi kiểm tra thì Formosa đã dấu những bao nhiễm thủy ngân đi.

7 người dân Campuchia bị thiệt mạng, hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố, 10.000 người tiến về thủ đô Phnom Penh, bạo loạn đã xảy ra làm chết thêm 5 người.

Người dân biểu tình phản đối Formosa, cuối cùng Formosa phải chuyển 3.000 tấn chất độc ra khỏi Campuchia để xử lý.

Đoàn công tác Campuchia kiểm tra tình hình khu vực Formosa bỏ chất thải ở Sihanoukville. Ảnh tư liệu: BANĐoàn công tác Campuchia kiểm tra tình hình khu vực Formosa bỏ chất thải ở Sihanoukville. (Ảnh tư liệu: archive.ban.org)

Chỉ mới năm ngoái, Formosa gặp sự cố nhà máy hóa chất ở Texas (Mỹ) khiến 11 công nhân thiệt mạng. Người dân nơi đây biểu tình vì Formosa không cảnh báo cho mọi người tác hại của chất thải đối với sức khỏe.

Formosa ở đâu là ở đấy có các cuộc biểu tình do công ty này làm môi trường bị ô nhiễm.

Khi trao giải “Hành tinh đen 2009”, Ethecol có công bố kèm theo một lá thư nêu rõ lịch sử hủy hoại môi trường của công ty này tại nhiều nơi trên thế giới, nội dung lá thư này đã được trang Trí Thức Trẻ dịch sang tiếng Việt như sau:

Ngày 21/11/2009, trong cuộc họp công chúng của Ethecol, các ngài đã được bình chọn để “bêu dương” với giải thưởng quốc tế “Hành tinh đen 2009”.

Quyết định này dựa trên các bằng chứng kéo dài, được quốc tế biết đến rộng rãi, các thông tin do các tổ chức công đoàn và nhân quyền quốc tế cung cấp, các kết quả điều tra của các chính phủ nhiều nước khác nhau, và ngay trên chính các tài liệu mà công ty quý vị công bố.

Tóm tắt các lý do như sau:

Tập đoàn Formosa (FPG) có nguồn gốc từ thời kỳ chiến tranh lạnh. FPG được thành lập năm 1954 dựa trên nguồn viện trợ của Hoa Kỳ với Đài Loan.

Đến nay, FPG trở thành một tập đoàn quốc tế với các chi nhánh tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác kể cả Hoa Kỳ. Hoạt động của FPG bao gồm các sản phẩm hóa công nghiệp, công nghệ sinh học, điện tử, mỹ phẩm, phụ tùng xe hơi, dược phẩm…

Lịch sử của FPG gắn liền với các hậu quả về xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Các ví dụ điển hình là:

– Lợi dụng xu thế quốc tế đang chối bỏ các sản phẩm PVC vì thuộc tính nguy hại cố hữu của chất này, FPG càng đẩy mạnh sản xuất PVC và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm này, thậm chí coi thường cả việc cấm một số sản phẩm PVC tại Đài Loan. 

– Năm 1998, FPG bị bắt quả tang khi định xả 3.000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia.

– FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ tới mức cận thảm họa buộc phải di tản dân chúng. 

– FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí nhà kính do Đài Loan phát ra. 

Thái độ coi thường luật pháp, môi sinh và hòa bình, cộng đồng và quyền con người của FPG có thể thấy rõ trong một ví dụ tại Delaware, Hoa Kỳ. 

Không thể tiếp cận được nhân sự FPG để trao các lệnh phạt, nhà chức trách tại đây đã phải dùng tới trực thăng để thả lệnh xuống khuôn viên nhà máy của FPG. 

Danh sách bất tận các lệnh phạt tới cả triệu đô la cũng không hề làm thay đổi thái độ của các lãnh đạo FPG. Họ coi thường các cuộc biểu tình phản đối của quần chúng tại tất cả các nước, kể cả nhiều cuộc biểu tình tại Đài Loan. 

Thành tích phá hoại môi trường của FPG đến mức hiệp hội thương mại của ngành hóa công nghiệp Hoa Kỳ cũng phải từ chối hợp tác .

Các thành viên họ tộc Wang, chủ tịch FPG Lee Chih-Tsuen, và hội đồng quản trị của FPG phải chịu trách nhiệm về các tội lỗi phá hủy môi trường và sức khỏe con người trên quy mô lớn, đe dọa dân chủ, hòa bình, tính mạng và quyền con người.

Các người chống lại nhân loại và môi trường vì tính ích kỷ, lòng tham lam vô độ, bất chấp cả luật pháp và đạo đức. Các người xứng đáng được “bêu dương”.

Ngọn Hải Đăng

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét