Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Loạt ảnh thị trường chứng khoán Phố Wall 100 năm về trước

Bạn đã bao giờ nghe kể về những khu chợ “giao dịch vỉa hè” từ thời chưa có máy tính điện tử chưa?

Đó là nơi những nhà giao dịch chứng khoán làm việc khi chưa có cái gọi là Bloomberg Terminal của ngày nay. Cần phải nói thêm rằng Bloomberg Terminal là một hệ thống vi tính giúp người dùng có thể truy cập dịch vụ Bloomberg Professional, chuyên theo dõi và phân tích những dữ liệu tài chính trong thời gian thực và giúp các nhà đầu tư chứng khoán đặt lệnh trên bảng điện tử. Các nhân viên giao dịch chứng khoán hiện đại xem Bloomberg Terminal như vật bất ly thân của mình.

Quay trở lại quá khứ, khi chưa có kết nối băng thông rộng để đặt lệnh điện tử hay truyền tải những câu nhận xét và phân tích trực tiếp của giới chuyên gia đến màn hình điện thoại thông minh của từng người, các nhà đầu tư chỉ quen đọc giao dịch trên những chiếc bảng đen và những băng giấy ticker dài dằng dặc.

Nhờ có Bảo tàng Tài chính Mỹ ở New York, chúng ta có thể chứng kiến quá trình phát triển của công nghệ giao dịch thông qua những bức ảnh lịch sử trực quan thu thập được, từ thời của những băng giấy ticker cho đến ngày nay. Hãy cùng ngắm nhìn phố Wall của 100 năm về trước:

Trước đây, các nhà môi giới chứng khoán thường gọi phòng giao dịch chính ở thành phố New York là “Chợ trời vỉa hè”- The Curb. Đây chính là tiền thân của Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ hiện nay.

giao dich chứng khoán pho wall Ảnh chụp năm 1915 (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Thời đó, việc báo giá được thực hiện bằng kỹ thuật ám hiệu tay, nghĩa là các nhân viên sẽ đứng trên ban công, dùng cánh tay ra hiệu cho những người giao dịch bên dưới vỉa hè biết về giá cả giao dịch.

giao dich pho wall (Ảnh: Youtube)

Những nhân viên giao dịch phải làm việc khá vất vả. Bức ảnh dưới đây cho thấy cảnh họ đang đứng trước “Chợ trời vỉa hè” giữa cơn bão tuyết.

thị trường giao dịch chứng khoán của 100 năm về trước(Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Bạn có thể hiểu những gì đã thực sự diễn ra trong những phiên giao dịch tại Chợ vỉa hè trong đoạn video dài 15 giây dưới đây.

Chiếc máy báo giá cổ phiếu đầu tiên được giới thiệu vào tháng 11 năm 1867 thực chất là một chiếc máy điện báo cải tiến. Sau này, Thomas Edison đã được cấp bằng phát minh sáng chế cho bản nâng cấp của chiếc máy trên và nó đã được sử dụng rộng rãi trong suốt khoảng thời gian này.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC) thị trường giao dịch chứng khoán của 100 năm về trướcTờ quảng cáo cổ phiếu ưu đãi của thương hiệu thuốc lá Duke (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC) Nhưng những chiếc máy điện báo này cũng được xem là biểu tượng của sự bất bình đẳng. Bức ảnh được đăng trên Tạp chí Life vào năm 1911 này mô tả một người đàn ông đang xem các băng giấy báo giá trong khi những “người thua cuộc” đang chỉ tay vào ông ta từ bên kia căn phòng.giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Dây cáp máy điện báo chằng chịt trên bầu trời trung tâm Manhattan.

giao dich pho wall Dây cáp máy điện báo chằng chịt trên bầu trời Manhattan cuối thế kỷ 19 (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Trước năm 1926, một phiên bản giấy khổ rộng đã được phát triển bởi Dow Jones. Còn dưới đây là phiên bản mang phong cách nghệ thuật thị giác Art Deco với một bảng kẹp giấy ở phía trước. Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung phát triển trên toàn thế giới trong thập niên 1930.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Băng giấy dưới đây thuộc về ngày thứ Ba đen tối, mô tả những giao dịch đầu tiên trong phiên giao dịch lịch sử này. Thứ Ba đen tối là cái tên những người chơi chứng khoán đặt cho ngày lịch sử 29 tháng 10 năm 1929 để đánh dấu cho thời khắc sụp đổ hoàn toàn đầu tiên của thị trường chứng khoán Mỹ.

giao dich pho wallNhững giao dịch đầu tiên của ngày thứ Ba đen tối – Phần ngày tháng được ghi ở phía trên cùng bên trái (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Còn đây là thông báo vào cuối ngày. Bạn hãy chú ý tới sự tăng dần của khối lượng giao dịch trong suốt cả ngày hôm đó.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Một nhân viên giao dịch mang áo mưa đứng trước cột giao dịch.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Thực tế, băng giấy vẫn được sử dụng trong mọi giao dịch cho đến những năm 1970. Với một chiếc máy đăng kí điện báo quay số (được sáng chế năm 1932) các thông số về giá mua và giá bán sẽ được trả về khi bạn quay số một mã cổ phiếu bất kì nào đó.

giao dich pho wall ModernMechanix – Phiên bản cải tiến của chiếc máy trên (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC) giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Phiên bản mang tính công nghiệp hơn là bảng báo giá. Sự ra đời của nó đã đặt dấu chấm hết cho việc sử dụng những chiếc bảng phấn tại Phố Wall.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Bảng báo giá hoạt động như sau: Từ một trạm truyền tải dữ liệu trung tâm ở thành phố New York, máy đăng kí điện báo cung cấp các dữ liệu về giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất và thấp nhất trong ngày của các mã cổ phiếu cho hơn 400 bảng báo giá được đặt ở những nơi khác nhau trên khắp cả nước.

giao dich pho wall (Ảnh: ComputerHistory.org)

Một góc Phòng Truyền tải dữ liệu trung tâm.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Còn dưới đây là một phòng môi giới của hãng Benjamin Block & Co. vào thập niên 1930, được trang bị rất nhiều máy in băng giấy ticker và bảng báo giá cổ phiếu.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Sàn giao dịch chứng khoán có một “phòng báo giá”- nơi các nhân viên thông báo giá cả cổ phiếu cho người yêu cầu trong vòng 60 giây (1943):

giao dich pho wall “Vì thiếu hụt nhân lực nam, ngày càng có nhiều phụ nữ tìm được việc làm ở phố Wall” – năm 1943 (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Theo lời đề ở mặt sau của bức ảnh, “vì thiếu hụt nhân lực nam, ngày càng có nhiều phụ nữ tìm được việc làm ở Phố Wall”, đây là thời gian diễn ra Thế chiến thứ 2.

Các phiên bản của bảng báo giao dịch này vẫn được sử dụng cho đến khi các màn hình hiển thị kỹ thuật số ra đời. Đây là hình ảnh của nó vào năm 1955.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Nhưng những băng giấy vẫn tồn tại cho đến nửa cuối thế kỉ này. Người phụ nữ dưới đây đang kiểm tra “băng giấy và các bảng báo giá tốc độ cao”.

giao dich pho wall (Ảnh: EliteTrader)

Chiếc máy đời mới này là một máy điện báo cá nhân hiệu Trans-Lux. Theo lời một bình luận trên trang EliteTrader.com: “Vào thập niên 70, nếu có đủ tiền bạn có thể kiếm lời bằng chiếc máy này”.

giao dich pho wall (Ảnh: EliteTrader)

Vào thập niên 1970, những chiếc máy điện báo đã dần trở nên quen thuộc. Chiếc máy dưới đây của hãng Bunker Ramo. Hãng này nay thuộc sở hữu của Honeywell.

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Một người phụ nữ đang làm việc với một trong những chiếc máy điện báo cuối cùng tại một phòng môi giới vào thập niên 70. Chiếc máy này được đánh giá là có tốc độ cao với khả năng xử lý 900 ký tự/phút.

giao dich pho wall (Ảnh: EliteTrader)

Dưới đây là lời mô tả của báo Elite Trader: “Một phụ nữ đang làm việc với chiếc máy điện báo đánh chữ thuộc dòng máy KSR- dòng máy được trang bị hai màn hình hiển thị với tốc độ xử lý lên tới 900 kí tự/phút. Đó là một trong những dòng máy điện báo cuối cùng được sản xuất. Người ta đã sử dụng khá nhiều loại băng giấy khác nhau cho chiếc máy nhưng kể từ giữa những năm 70 trở về sau, họ đã sử dụng một loại băng giấy thống nhất, tuy nhiên, loại băng bán và băng chào giá/trả giá vẫn còn được tiếp tục sử dụng”.

Sang đến những năm 80, Quotron trở thành một trong những ông lớn về công nghệ trong ngành. Bức ảnh dưới đây là một trong những thiết bị đầu cuối của họ, được chụp vào ngày Thứ Hai đen tối, 19 tháng 10 năm 1987 (ngày diễn ra sự sụp đổ hoàn toàn lần 2 của thị trường chứng khoán Mỹ, sau ngày Thứ Ba đen tối năm 1929).

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Quotron là cái tên được nhắc tới trong mọi gia đình Mỹ vào thời bấy giờ. Về sau họ đã được Reuters mua lại.

giao dich pho wall Máy Quotron (Ảnh: Wikimedia)

Một báo cáo viết: “Cho đến tận năm 1990, rất nhiều nhà cung cấp đã yêu cầu khách hàng phải sử dụng phần cứng độc quyền, nhờ vậy họ sẽ có thể kiểm soát được dữ liệu. Hãng Quotron và hãng ADP có một chiếc xe tải nhỏ đi vòng quanh Manhattan để phân phối các thiết bị phần cứng”.

Dưới đây là một chiếc máy Quotron cầm tay:

giao dich pho wall (Ảnh: EliteTrader)

Ngày nay, bàn giao dịch được trang bị những máy tính mạnh với khả năng phân tích và xử lý dữ liệu mạnh mẽ hơn tổng khả năng của các thiết bị từ cả 30 năm trước cộng lại.

giao dich pho wall(Ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

Nhưng phải nói rằng, bức hình từ những năm 1930 vẫn là tuyệt vời nhất!

giao dich pho wall (Ảnh: Bảo tàng Tài chính Mỹ, NYC)

Theo Business Insider
Haily biên dịch và tổng hợp

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét