Chiếc điều khiển vô tuyến bỗng dưng không hoạt động và bạn phải tốn công tháo pin ra rồi lại lắp vào vài lần để tìm cục pin đã hết hạn?
Lần tới, bạn hãy thả chúng xuống mặt bàn cứng và xem chúng có nảy lên hay không nhé!
Những cục pin (loại Alkaline) hết hạn hoặc hỏng sẽ nảy lên còn những cục pin vẫn hoạt động tốt sẽ rơi xuống mặt bàn. Kỹ sư điện Lee Hite đã làm một video kiểm nghiệm hai lý thuyết của ông là thuyết nhả khí và thuyết chống nảy để giải thích hiện tượng này.
(Ảnh: Youtube)Trong thử nghiệm về thuyết nhả khí, ông Hite thả một vật nặng lên các cục pin. Về lý thuyết mà nói, khi áp lực gia tăng, vật nặng sẽ nảy cao hơn. Ông cũng khoan một lỗ nhỏ ở đầu đó khi cục pin hết hạn. Tuy nhiên, ở thử nghiệm thứ nhất, không có sự khác biệt rõ ràng giữa pin hết hạn và pin vẫn sử dụng được; còn ở thử nghiệm thứ hai, cục pin hết hạn vẫn nảy lên.
(Ảnh: Youtube)Trong thử nghiệm về thuyết chống nảy, ông Hite đã tập trung nghiên cứu về tính nảy của chiếc búa.
Trong cục pin tốt có chứa một chất dạng keo lỏng trong khi ở cục pin hết hạn, chất keo này đã trở nên rắn đặc.
Ông Hite tin tưởng rằng trong thử nghiệm thả rơi của ông, chất keo lỏng trong cục pin tốt đã hoạt động như phần lõi chì di động trong chiếc búa đập không nảy.
Một chiếc búa gỗ thông thường sẽ nảy lên khi bị đập vào bề mặt cứng, nhưng một chiếc búa với phần lõi là một ống trụ rỗng có chứa viên chì nặng ở bên trong sẽ không bị nảy lên.
(Ảnh: Youtube)Khi chiếc búa đập vào mặt cứng, viên chì dịch chuyển với tốc độ chậm hơn tốc độ dịch chuyển của búa. Nó vẫn đang dịch chuyển về phía trước khi chiếc búa chạm tới mặt cứng và khi chiếc búa bắt đầu bị nảy lại thì viên chì mới di chuyển tới đầu búa. Khi ấy, nó tạo ra một lực cản trái chiều với phản lực, cặp lực ngược chiều này triệt tiêu lẫn nhau khiến búa không bị nảy ngược lại.
Khi cục pin va chạm với mặt bàn, chất keo bên trong cũng bắt đầu di chuyển xuống dưới và tạo ra một luồng lực ngược chiều với phản lực của mặt bàn theo cách thức tương tự như thế.
Nhưng sau thời gian sử dụng lâu dài, lớp keo này trở nên rắn đặc và không thể di chuyển. Do đó, cục pin hết hạn bị nảy lên theo cách thức tương tự như khi một chiếc búa đặc đập vào bề mặt cứng và bị nảy ngược trở lại.
Tiến sĩ Lee Banting, một giảng viên cao cấp chuyên ngành hóa ở trường đại học Portsmouth đã bày tỏ sự thán phục của mình: “Nếu chất keo trong cục pin ở trạng thái lỏng, nó sẽ hấp thụ lượng động năng đó khiến tất cả năng lượng bị tiêu mất và cục pin không bị nảy lên. Nhưng một khi chất keo này bị rắn lại thì lượng động năng kia sẽ đẩy cục pin bật ngược trở lại và nảy lên”.
Trong thí nghiệm sau đó, ông Hite tiến hành cắt lớp vỏ ngoài của pin để nghiên cứu chất điện giải ở bên trong 2 loại pin này. Quả như dự đoán, nó có một loại chất dạng keo ở bên trong cục pin tốt (hình bên phải), còn trong cục pin đã hết hạn thì chỉ còn lớp chất rắn đặc (hình bên trái).
(Ảnh: Youtube)Tiến sĩ hóa học đến từ đại học Reading nói: “Video này đã khuyến khích tôi và các cộng sự lục tìm những cục pin hết hạn ở mọi nơi để tiến hành cuộc thử nghiệm của riêng mình”.
Ông cũng cho biết: “Nguồn năng lượng phát ra từ cục pin đến từ các phản ứng hóa học, có nghĩa là, đặc tính hóa học của nguyên liệu trong cục pin mới sẽ hoàn toàn khác với khi pin đã hết hạn. Đó rất có thể là nguyên nhân gây nên hai hiện tượng khác nhau khi thả hai cục pin này xuống mặt bàn”.
Một phát ngôn viên của hãng sản xuất pin Duracell cho biết: “Thí nghiệm này chắc chắn không phải là một phương pháp hiệu quả để đo lường tuổi thọ của pin”.
Vị này nói thêm: “Cho dù mật độ của hợp chất trong pin đã thay đổi, nhưng điều ấy không có ngụ ý rằng có sự truyền dẫn năng lượng. Khi pin hết hạn, khối lượng pin tăng lên do có sự giãn nở của vật chất bên trong nó. Điều này quyết định đến khả năng thăng bằng và giúp pin hoạt động tốt hơn”.
Theo Daily Mail
Hải Ly
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét