Ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị ôn hòa chống bức hại tại Trung Nam Hải, khởi động “phong trào Marathon” tìm kiếm tự do tín ngưỡng trong khổ nạn của Pháp Luân Công.
Điểm đặc biệt trong đợt kỷ niệm 17 năm Sự kiện 25.4 năm nay, đó là việc ông Tập Cận Bình đã có một số động thái quan trọng như:
- Triệu tập Hội nghị Tôn giáo Toàn quốc để thay đổi chính sách đàn áp tôn giáo của ông Giang Trạch Dân;
- Đẩy mạnh pháp trị và chống tham nhũng trong Hội nghị Công tác Chính pháp để trừ gian diệt ác trong hệ thống Chính pháp;
- Yêu cầu phải giải quyết tốt quyền lợi khiếu nại của người dân trong công tác khiếu nại tố cáo,
Hơn hai thế kỷ trước, nước Mỹ đã lập quốc cùng quyền tự do tôn giáo và phát triển đất nước mạnh mẽ, trở thành cường quốc số 1 thế giới. Các nhà lãnh đạo như Washington và Jefferson đã đưa quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng vào Tu chính án thứ nhất ngay khi lập quốc. Hơn 70 năm trước, khi phát xít Đức và Nhật chiến thắng trong các chiến trường châu Á và châu Âu, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã kêu gọi thế giới phải bảo vệ 4 quyền tự do, một trong số đó là tự do tín ngưỡng. Quyền tự do này được đưa vào “Tuyên ngôn nhân quyền”, trở thành quyền cơ bản nhất được cả thế giới thừa nhận.
Vì sao tự do tín ngưỡng, nói cách khác là tự do tôn giáo lại quan trọng đến thế? Vì loài người sống trên đời, bất kể có tin vào thần hay không, đều đứng trước hai vấn đề: một là quan hệ giữa con người và tự nhiên, hai là quan hệ giữa người và người. Các tín ngưỡng truyền thống, cho dù là Đạo gia “lấy đức báo oán”, từ bi của Phật gia, “người nhân đức yêu người” (nhân giả ái nhân) của Nho gia, “yêu người như mình” (ái nhân như kỷ) của Cơ đốc giáo… đều là những chỉ dẫn sáng suốt để bảo vệ xã hội ổn định và hài hòa. Còn tín ngưỡng “thiên nhân hợp nhất” của người xưa thì nêu cao tinh thần chung sống hài hòa của loài người với giới tự nhiên.
Từ góc độ này nhìn lại lịch sử loài người, có thể thấy những thời hoàng kim trong lịch sử (đạo đức xã hội cao thượng, văn hóa phát triển, kinh tế sung túc) đều liên quan đến sự hưng thịnh của tôn giáo, còn sự suy sụp của văn minh thường đi cùng sự xuống cấp của đạo đức loài người. Thuận ý trời và được lòng dân thì quốc gia mới hưng thịnh.
Nhìn lại lịch sử thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm một ví dụ, những đại nạn xã hội liên miên được đồng hành cùng với hành động phá hoại tôn giáo. Ví như, vào thập niên 50 thế kỷ trước, sau khi cấm đoán tôn giáo thì xảy ra nạn đói làm hàng chục triệu người chết; còn Cách mạng Văn hóa “phá tứ cựu” hủy diệt tôn giáo là “thảm họa mười năm”. Thời đầu cải cách mở cửa, quyền tự do tôn giáo bước đầu được khôi phục. Ông tổ Thiền tông Trung Quốc là Lục Tổ Huệ Năng viên tịch ở Quảng Đông vào thời nhà Đường, nhưng cho đến ngày nay thân thể không mục nát, vẫn ngồi ngay ngắn trong chùa Nam Hoa.
Sự khác biệt giữa 2 Hội nghị Công tác Tôn giáo Toàn quốc
Thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền, đặc biệt là thực hiện chính sách áp bức Pháp Luân Công sau năm 1999, quyền tự do tôn giáo bị xâm phạm chưa từng có. Cả trăm triệu tín đồ tu luyện Pháp Luân Công không chỉ bị tước quyền tự do tôn giáo mà còn bị hệ thống tuyên truyền biến họ thành yêu ma, bị ngược đãi đến chết, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống để bán kiếm lợi. Sau vụ án giả “tự thiêu” tại Thiên An Môn, tháng 12/2001 ông Giang Trạch Dân triệu tập Hội nghị Công tác Tôn giáo Toàn quốc ở cấp lãnh đạo tối cao để đẩy mạnh bức hại Pháp Luân Công.
Kể từ đó đến nay đã được 15 năm, vừa qua ông Tập Cận Bình lại triệu tập Hội nghị Công tác Tôn giáo Toàn quốc ngay trước ngày Pháp Luân Công kỷ niệm ngày kháng nghị chống áp bức 25.4 tại Trung Nam Hải. Tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “quản lý hoạt động tôn giáo theo pháp luật”, “dùng luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo”, “ủng hộ các tôn giáo trong việc duy trì niềm tin cơ bản, ủng hộ những giá trị tôn giáo giúp xã hội ổn định và hài hòa, thời đại tiến bộ, ủng hộ những giá trị tôn giáo phù hợp nhu cầu phát triển xã hội Trung Quốc và nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc.”
Theo giải thích của truyền thông Trung Quốc Đại Lục, Hội nghị Công tác Tôn giáo toàn quốc ở cấp lãnh đạo tối cao này có những thay đổi quan trọng về chính sách tôn giáo. Theo đó, chính sách tôn giáo đưa ra dưới thời ông Giang Trạch Dân đã toàn bộ bị thay đổi. Đặc biệt đáng chú ý là thời điểm lựa chọn hành động của ông Tập Cận Bình trùng với thời điểm Pháp Luân Công kỷ niệm Sự kiện kháng nghị ôn hòa 25.4 chống bức hại diễn ra năm 1999 tại Trung Nam Hải.
Thêm vào đó, những hung thủ quan trọng nhất trong tội ác bức hại Pháp Luân Công như Vương Lập Quân, Lý Đông Sinh, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Trương Việt… cũng bị lấy danh nghĩa bài trừ tham nhũng mà xử lý. Từ 2 việc trên có thể thấy Trung Quốc đang thay đổi thái độ đối với Pháp Luân Công.
Sự khác biệt của 2 Hội nghị Công tác Cán bộ Chính pháp
Năm 1999, tại Hội nghị Công tác Chính pháp, ông La Cán khi đó là Bí thư Ban Chính pháp (chính trị và pháp luật) và là thân tín của ông Giang Trạch Dân đã nhấn mạnh “nghiêm khắc xử lý Pháp Luân Công”.
Tại Hội nghị Công tác Cán bộ Chính pháp ngày 25.4 năm nay, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “kiên quyết làm trong sạch hệ thống Tư pháp”.
Hiện nay, những quan to trong hệ thống Chính pháp tích cực đàn áp Pháp Luân Công đa số đều đã ngã ngựa (tổng số 140 quan chức từ Trung ương đến địa phương). Trong số này, những đối tượng tích cực nhất là: Cựu Bí thư Ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang, Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh, Trương Việt và Chu Bản Thuận – cựu Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc, Tô Hồng Chương – cựu Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Liêu Ninh, Võ Trường Thuận – Giám đốc Công an Thiên Tân…
Thêm vào đó hiện đã có hơn 200.000 người Trung Quốc Đại Lục gửi đơn kiện Giang về tội ác chống lại loài người bằng danh tính thật. Đây cũng là một phần nguyên nhân hối thúc ông Tập Cận Bình phải có thay đổi sau khi lên nắm quyền.
Theo nhận định của giới luật sư Trung Quốc Đại Lục, việc chính quyền của ông Tập Cận Bình hủy bỏ hệ thống trại cưỡng bức lao động và đẩy mạnh cải cách tư pháp, khiến hệ thống tư pháp Trung Quốc hiện nay không còn bức hại Pháp Luân Công như trước đây nữa. Nếu trước đây, tình trạng học viên Pháp Luân Công bị tẩy não và tra tấn thường xuyên xảy ra, thì hiện nay tình trạng này đã tương đối ít. Nhưng ngoài những biểu hiện tích cực này, lãnh đạo đương nhiệm cần kiên quyết hơn nữa trong việc bắt ông Giang Trạch Dân để kết thúc triệt để việc bức hại Pháp Luân Công.
Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào ứng xử với vấn đề tự do tín ngưỡng của Pháp Luân Công, đặc biệt là ứng xử với vấn đề tội ác chống lại loài người mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng đối với Pháp Luân Công nhiều năm qua có vai trò quyết định đối với phát triển Trung Quốc trong tương lai, quyết định vai trò lịch sử của ông Tập Cận Bình.
Trong lịch sử, các hoàng đế như Thái Võ Đế thời Bắc Ngụy, Võ Đế thời Bắc Chu, Võ Tông thời Đường… vì phá hủy Phật giáo mà kẻ thì bị hành thích, kẻ thì bạo bệnh, hoặc bị hủy diệt cả dòng họ. Tội ác bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm người người phẫn nộ. Những vụ án của Bạc Hy Lai hay Chu Vĩnh Khang… chỉ là những bước đầu tiên của ác báo mà thôi.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét