Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Giới thiệu sách mới của học giả phương Tây về Cách mạng Văn hóa Trung Quốc

Ngày 25/4 vừa qua, Viện CATO tại Washington đã tổ chức giới thiệu cuốn sách mới “Cách mạng Văn hóa 1962 – 1976, bộ sử của nhân dân” của học giả người Hà Lan Frank Dikötter, hiện là giáo sư Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông.

Sách đã lật lại một trang sử đen tối trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Học giả Hạ Nghiệp Lương được mời phát biểu đã chỉ ra, hiện nay chính quyền Trung Quốc vẫn cản trở việc nghiên cứu và xét lại về Cách mạng Văn hóa, họ không muốn nhắc lại tội ác của ông Mao Trạch Đông cũng như của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Nhân dân tam bộ khúc” về chế độ tàn bạo

Sách mới “Cách mạng Văn hóa 1962 – 1976, bộ sử của nhân dân” là cuốn thứ ba trong “Nhân dân tam bộ khúc” (People’s Trilogy) do học giả Frank Dikötter viết về giai đoạn từ 1962 – 1976, kể lại bối cảnh lịch sử khi ông Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa cùng tình hình xã hội Trung Quốc ở những chặng đường lịch sử khác nhau. Hai cuốn khác là: “Lịch sử cách mạng Đảng Cộng sản năm 1945 – 1957: Bị kịch của giải phóng” và “Mao Trạch Đông với nạn đói: Đại họa Trung Quốc 1958 – 1962”, cuốn sách sau từng được giải Samuel Johnson. Mục đích viết ba cuốn sách này của Frank Dikötter là để bổ khuyết vào điểm mờ trong nghiên cứu lịch sử Trung Quốc ở Tây phương, làm rõ hơn tội ác của chính quyền độc tài Trung Quốc sau khi giành được chính quyền.

Sau 50 năm thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, tại Viện CATO ở Washington, Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông đã giới thiệu cuốn sách mới, lật lại giai đoạn đen tối trong lịch sử hiện đại Trung Quốc (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung). Sau 50 năm thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, tại Viện CATO ở Washington, Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông đã giới thiệu cuốn sách mới, lật lại giai đoạn đen tối trong lịch sử hiện đại Trung Quốc (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Vì sao Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa?

Theo Giáo sư Frank Dikötter, vào năm 1956, ông Khrushchev đã có “Báo cáo mật” phát biểu trong Đại hội Xô – Trung, lên án ông Stalin. Năm 1958, Khrushchev lại tuyên bố chung sống hòa bình với Tây phương. Ông Mao Trạch Đông xem việc Khrushchev công kích Stalin chính là công kích cá nhân Mao, vì Mao luôn tự cho là học trò của Stalin. Ông ta sợ sẽ bị đấu tố giống như Stalin khi còn sống. Để ngăn chặn “chủ nghĩa tu chính” hay còn gọi là “chủ nghĩa xét lại” phục hồi ở Trung Quốc, Mao quyết định phát động Cách mạng Văn hóa.

Trong sách mới, Giáo sư Frank Dikötter chia Cách mạng Văn hóa thành 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu 1962 – 1966, kể về vấn đề giáo dục trong chủ nghĩa xã hội của Mao; năm 1966 – 1968 là thời màu đỏ, tả cảnh loạn lạc giai đoạn đầu Cách mạng Văn hóa; năm 1968 – 1971 là thời độc tài quân sự, quân đội tham gia vào Cách mạng Văn hóa; năm 1971 – 1976 là thời màu xám, sau khi Lâm Bưu chạy trốn và thiệt mạng, xã hội dần phục hồi trận tự nhất định.

Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông cho rằng, Khrushchev công kích Stalin chính là công kích cá nhân Mao (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông cho rằng, Khrushchev công kích Stalin chính là công kích cá nhân Mao (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Từ thủ đoạn tàn bạo của Hồng vệ binh đến văn hóa bạo lực của chính quyền Trung Quốc

Ấn tượng sâu sắc mà Cách mạng Văn hóa để lại là tình trạng bạo lực làm tàn phá nhân tính. Giáo sư Frank Dikötter cho rằng, những thủ đoạn tàn bạo kiểu như của Hồng vệ binh đã nhiều lần diễn ra trong lịch sử. Điều này xuất phát từ văn hóa bạo lực của chính quyền độc tài. Cách mạng Văn hóa là thủ đoạn dùng nhân dân đánh nhân dân mà chính quyền độc tài Trung Quốc quen dùng. Mỗi phong trào chính trị đều làm cho một bộ phận người dân bị đánh đổ, những người bị lật đổ đó sẽ trả thù trong phong trào chính trị tiếp theo. Đây chính là vòng tuần hoàn giết người sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền năm 1949, thậm chí còn xảy ra từ trước đó.

Nhân dân mới là kiến trúc sư cải cách kinh tế

Theo Giáo sư Frank Dikötter, nhân dân Trung Quốc mới là kiến trúc sư trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc chứ không phải ông Đặng Tiểu Bình. Vào cuối thập niên 70, ông Đặng Tiểu Bình cho phép nông dân rời bỏ công xã nhân dân, nhưng đây không phải là cuộc cải cách gì cả, vì nó diễn ra quá muộn, thành tựu quá nhỏ. Vì vào năm 1972, một số địa phương ở Quảng Đông đã hình thành thị trường tự do; các công xưởng hoạt động ngầm dưới danh nghĩa sở hữu tập thể; 2/3 số nông dân ở Chiết Giang đã rời khỏi công xã nhân dân. Vào đầu thập niên 80, một nửa số ruộng đất của nông dân ở Cam Túc, An Huy đã không còn thuộc sở hữu tập thể. Đến 1982, công xã nhân dân ở Trung Quốc Đại Lục đã hoàn toàn đổ vỡ.

Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông giới thiệu sách mới “Đại Cách mạng Văn hóa 1962 – 1976, bộ lịch sử của nhân dân” (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung). Giáo sư Frank Dikötter thuộc Khoa Lịch sử Đại học Hồng Kông giới thiệu sách mới “Đại Cách mạng Văn hóa 1962 – 1976, bộ lịch sử của nhân dân” (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Đảng Cộng sản Trung Quốc khủng bố nhân dân

Giáo sư Frank Dikötter cho biết, hệ quả của Cách mạng Văn hóa là nhân dân Trung Quốc thoát khỏi cái bóng tư tưởng của Mao, không còn ai tin vào ĐCSTQ, ngay cả những Đảng viên cũng nghi ngờ tư tưởng của ĐCSTQ. Nhưng sau năm 1979, khát vọng tự do chính trị của nhân dân đã bị đàn áp mạnh mẽ. Sự kiện tàn sát tại Thiên An Môn năm 1989 là tín hiệu mà ĐCSTQ muốn cho thế giới biết “mãi mãi không được nghi ngờ chính quyền chuyên chế một đảng”.

Thủ phạm của Cách mạng Văn hóa: Mao Trạch Đông và ĐCSTQ

Học giả Hạ Nghiệp Lương là người đích thân nếm trải Cách mạng Văn hóa, ông nói: “Chính quyền độc tài Trung Quốc hiện nay vẫn cản trở nghiên cứu và xét lại về Cách mạng Văn hóa, thậm chí còn cố ý tiêu hủy nhiều chứng cứ, vì đây là bằng chức về tội ác của chế độ, nếu để tồn tại sẽ có lúc nó mang lại phiền phức.”

Ông Hạ Nghiệp Lương còn cho biết, chính quyền ĐCSTQ dùng Tứ nhân bang và “tập đoàn chống đảng Lâm Bưu” làm vật thế thân chịu tội thay, kỳ thực là muốn che giấu kẻ tội đồ đứng đầu: Mao Trạch Đông và ĐCSTQ.

Ông nói, tội ác này là do ông Mao lãnh đạo ĐCSTQ gây ra, là cuốn bách khoa toàn thư về tội ác, nhưng hiện nay nó chưa bị khơi quật ra hết. Đối với loài người, đây là một bài học lịch sử đau thương mà chúng ta nên lấy làm gương.

Học giả Hạ Nghiệp Lương của Viện Cato chỉ ra, ngày nay ĐCSTQ vẫn đang cản trở hoạt động nghiên cứu và xét lại về Cách mạng Văn hóa, mục đích để che giấu tội ác của chế độ do ông Mao Trạch Đông lãnh đạo (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).Học giả Hạ Nghiệp Lương của Viện Cato chỉ ra, ngày nay ĐCSTQ vẫn đang cản trở hoạt động nghiên cứu và xét lại về Cách mạng Văn hóa, mục đích để che giấu tội ác của chế độ do ông Mao Trạch Đông lãnh đạo (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Cách mạng Văn hóa là võ đài hủy hoại nhân tính

Giáo sư Hạ Nghiệp Lương còn nhận định, hiện nay xã hội Tây phương đánh giá chưa hết mức độ phá hoại của ông Mao Trạch Đông đối với loài người. Sau khi xây dựng chính quyền năm 1949, số người Trung Quốc chết oan trong các phong trào chính trị do Mao gây ra lên đến 80 triệu người. Còn Cách mạng Văn hóa là một võ đài phá hoại tinh thần con người. Chính Mao đã biến tinh thần người Trung Quốc thành nô lệ, trước nhất là nô lệ của Mao, sau đó là nô lệ của ĐCSTQ. Đến nay, Cách mạng Văn hóa đã kết thúc được 40 năm nhưng đa số người Trung Quốc vẫn chưa thoát ra khỏi tinh thần nô lệ cho ĐCSTQ. Cho dù một bộ phận người hiểu đạo lý nhưng cũng không dám công khai phản kháng.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét