Người Trung Quốc ngày nay đi ăn mỳ, mua dầu ăn ở siêu thị hay đi tiêm chủng cho trẻ con đều canh cánh nỗi lo bị ngộ độc và nhiễm bệnh. Đây là hệ quả từ việc quản lý lỏng lẻo an toàn thực phẩm và dược phẩm, cũng như tình trạng suy thoái đạo đức nghiêm trọng của con người trong xã hội Trung Quốc.
Nhiều nhà hàng và các công ty sản xuất thực phẩm ở Trung Quốc đã thêm các hóa chất nguy hiểm vào sản phẩm của họ, từ phoóc – môn gây ung thư trong hải sản đến thuốc phiện gây nghiện trong mì.
Bột làm bánh có chứa kim loại nặng
Bánh bao hấp là một món ăn đặc trưng trong ẩm thực Trung Quốc, và ngon nhất là lúc vừa lấy ra khỏi nồi, khi chúng còn nóng hổi và mịn màng.
Để giữ cho bánh bao không bị thiu ôi sớm, một nhà hàng tại tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc đã tìm ra giải pháp từ một loại bột làm bánh đặc biệt có khả năng giữ các kết cấu của bánh mịn như mong muốn với chi phí rất rẻ.
Tuy nhiên, loại bột này cũng bao gồm nhôm, một kim loại nặng gây ra tổn hại nghiêm trọng cho xương và dây thần kinh khi được tích tụ trong cơ thể. Nó cũng gây ra chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, theo thông báo của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Trung Quốc.
Hóa chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2014, nhưng chủ cửa hàng, ông Tang, vẫn tiếp tục cho chất này vào bột làm bánh bao trong gần hai năm cho đến khi ông này bị bắt vào tháng 4 năm 2016.
Cửa hàng của ông Tang (Ảnh: China Business View)Tôm ngâm trong phoóc – môn
Cũng như các loại hải sản khác, tôm dễ mất đi độ tươi ngon và thường khó bóc vỏ. Thế nên, chỉ vì để tiêu thụ được sản phẩm, các nhà cung cấp tôm ở tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi phoóc–môn để ngâm ướp tôm của họ, tờ nhật báo địa phương Thanh Đảo đưa tin vào cuối tháng 9 năm ngoái.
Tôm bắt ở địa phương (trái) và tôm nhập từ địa phương khác (phải) sau nửa giờ (Bandao Metropolis Daily)Giải pháp này giúp tôm trắng hơn, để được lâu hơn và dễ bóc vỏ hơn. Tình trạng sử dụng phoóc – môn trong ngành thủy sản ở Trung Quốc đã được biết đến từ năm 2002 đến nay, mặc dù trên thực tế loại chất này có thể gây ra bệnh ung thư mũi, họng và ruột kết.
Thông thường, phoóc – môn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc dùng để ướp xác.
“Một số bộ phận [của con tôm] đòi hỏi phải sử dụng hóa chất này“, một thương gia nói với nhật báo Thanh Đảo.
Theo thông tin từ nhà hóa học nói với tờ nhật báo Bandao Metropolis của Sơn Đông vào năm 2011, phoóc – môn còn được dùng để bảo quản con mực với màu sắc và hình dạng như lúc chúng còn tươi sống, và vì vậy các thương gia có thể bảo quản và buôn bán loại hải sản này một cách vô thời hạn.
Tôm ngâm hoá chất có vẻ ngoài bắt mắt hơn và vỏ dễ bóc ra hơn (Ảnh: Bandao Metropolis Daily)Mì tẩm thuốc phiện
Thuốc phiện có lịch sử phá hoại lâu dài ở xã hội Trung Quốc hiện đại, đã từng có hàng triệu người Trung Quốc là con nghiện. Gần đây, một số cửa hàng mì ở Trung Quốc đã thêm hạt anh túc vào thực phẩm của họ để khiến khách hàng bị nghiện.
Vào tháng 8/2015, anh Wang ở Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc, đang chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi ăn một bát mì vào ngày xét nghiệm nước tiểu, anh này rất ngạc nhiên khi thấy kết quả xét nghiệm của mình dương tính đối với moóc–phin, theo tờ tin tức Bắc Kinh đưa tin.
Tờ báo này còn mô tả gần 80 vụ các nhà hàng bỏ thuốc phiện vào thức ăn của khách hàng đã được phát hiện trên khắp 19 tỉnh thành từ năm 2011 đến năm 2015.
Theo ông Lu Lin, Viện trưởng Viện nghiên cứu về chứng nghiện ma túy của Đại học Bắc Kinh, người dùng có thể bị nghiện nếu ăn nhiều thực phẩm có chứa thuốc phiện.
(Ảnh minh hoạ: Alpha, Flickr)Chất tẩy trắng đậu hũ gây ung thư
Tàu hũ ky hay váng đậu là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc. Loại thực phẩm này có kết cấu khá độc đáo và thường được ăn như một món ăn lạnh hoặc om với nước tương.
Nhưng đồng thời, nó cũng là một đối tượng khác bị thêm hóa chất phụ gia nguy hiểm. Vào năm 2013, thương hiệu váng đậu Douqing của Trung Quốc đã bị phát hiện là có tẩm rongalite, một chất gây ung thư nguy hiểm để làm cho váng trắng hơn, tươi hơn và dai hơn.
Các chất khí sinh ra bởi rongalite có thể gây đau đầu, hôn mê và dẫn đến ung thư mũi và vòm họng.
Món tàu hũ ky (Ảnh: Xiachufang) Tàu hũ ky có chứa rongalite (Ảnh: Legal Evening News)Các chất bảo quản độc hại
Một quán mỳ ở thành phố Shishi đã bị phát hiện có thêm sodium borate vào đồ ăn vào tháng 9 năm ngoái, theo tin từ Nhật báo Strait Metropolis ở tỉnh Phúc Kiến.
Sodium borate, còn được gọi là hàn the, từng một thời được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thực phẩm, nhưng sau đó bị cấm ở Trung Quốc do được xác định là một chất độc hại có thể gây tử vong nếu tích tụ nhiều trong cơ thể. Nạn nhân có thể bị ói mửa, tiêu chảy, hoặc thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê. Hai mươi gram là đủ để gây tử vong cho một người lớn, và năm gram có thể giết chết một trẻ sơ sinh.
Quán mỳ ở Shishi bị phát hiện đã thêm hàn the vào mì từ năm 2014. Với sản lượng mỳ khoảng 136 kg/ngày, họ đã sử dụng ít nhất 23 kg hàn the.
Juliet Song, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Minh Tuệ biên dịch
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét