Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Hình phạt khủng khiếp dành cho tài xế xay xỉn tại Thái Lan

Chuyến viếng thăm Nhật Bản và Việt Nam của Tổng thống Obama tuần qua là bước đi mang tính lịch sử.

Đây là cơ hội để ông giải quyết hai mâu thuẫn tồn đọng từ lâu của Mỹ ở châu Á. Cuộc viếng thăm lần này giúp trấn an các đồng minh của Mỹ cũng như các đối tác chiến lược trong khu vực về những cam kết của nước này với khu vực châu Á, đặc biệt là trong bối cảnh quân sự hoá của Trung Quốc trên Biển Đông. Hơn hết, đây là cơ hội vàng để thể hiện sự thăm hỏi cũng như hoà giải giữa Mỹ với các nước này.

Xét trên khía cạnh quan điểm cá nhân của mình, một nhà sử học về Nhật Bản và khu vực Đông Á trong suốt 25 năm qua, và cũng là một giáo sư đại học về bộ môn lịch sử, nó khiến tôi chú ý đến sự hiện diện của ông Obama tại Hiroshima – tổng thống đương nhiệm đầu tiên và có lẽ là người được nhớ đến nhiều nhất ở cả hai bờ Thái Bình Dương.

Thăm hỏi, chứ không phải xin lỗi

Theo Cố vấn Phó An ninh quốc gia, Ben Rhodes, ông Obama sẽ không xem xét lại về quyết định sử dụng bom nguyên tử trong chuyến thăm Hiroshima cuối tuần này. Ông cho biết: “Sẽ chẳng có xin lỗi gì ở đây, mặc dù nhiều nhóm cựu chiến binh ở Nhật đã yêu cầu Mỹ phải có một lời xin lỗi”.

Tuy nhiên, một số lực lượng bảo thủ ở Mỹ lại cho rằng sự hiện diện của tổng thống Hoa Kỳ ở Hiroshima chỉ là để xin lỗi. Nhưng đây cũng là chưa đủ trong dự tính của Obama. Dẫn chứng là khi ông đoạt giải thưởng Nobel Hoà Bình và là người ủng hộ vũ khí hạt nhân, thì chuyến đi của ông nên được nhìn ở khía cạnh chỉ là tưởng nhớ những người đã hy sinh trong Chiến tranh Thái Bình Dương năm xưa. Là một nhà lãnh đạo của quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng vũ khí hạt nhân, thì sự hiện diện của ông Obama và bất kỳ bình luận nào về việc tưởng nhớ và ghi nhận những tổn thất lớn về người trong chiến tranh sẽ trở thành động thái mạnh mẽ giúp hòa giải hai nước.

Chuyến viếng thăm của tổng thống Obama gợi nhớ đến chuyến đi của Tổng thống Reagan thăm ngôi mộ Đức ở Bitburg năm 1985, đã không nhắc đến vấn đề phức tạp về việc quân đội SS bị chôn vùi nơi đó (SS là viết tắt của Schutzstaffel – tên gọi của đội cận vệ của Đức quốc xã trong thế chiến II). Khoảng 70-80 ngàn người Nhật đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Ngoài ra, một việc ít người biết đến đó là có hơn chục lính Mỹ trong nhà tù của Nhật cũng bị thiệt mạng trong vụ nổ ấy. Tôi tin rằng tất cả nạn nhân chiến tranh, dù người Nhật hay Mỹ, đều nên được tưởng nhớ.

Khắc phục điểm khác biệt

Những động thái này được xem là cực kỳ quan trọng bởi hai cường quốc Mỹ, Nhật đều không đồng tình với nhau trên nhiều khía cạnh về chiến tranh Thái Bình Dương, kể cả vấn đề bom nguyên tử. Bằng chứng là năm 1995, kế hoạch tổ chức buổi tưởng niệm chung nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh đã vỡ tan tành.

Cũng trong năm đó, triển lãm Smithsonian tựa đề: “Những ngã rẽ: Kết thúc Thế chiến II, Bom nguyên tử, và cuộc Chiến tranh Lạnh” cũng thất bại dưới áp lực của các nhóm và các cựu chiến binh, những nhà cầm quyền. Họ lập luận rằng việc đó không biện minh được cho vụ đánh bom. Họ cũng quả quyết rằng cuộc triển lãm được lên kế hoạch kia chỉ thể hiện rõ rằng Mỹ là kẻ xâm lược và Nhật là nạn nhân.

Nhật cũng vậy, cũng có “chiến tranh lịch sử” của riêng họ để tưởng nhớ đến cuộc chiến Thái Bình Dương cùng những người đã tham gia chiến đấu và hy sinh. Nhiều tranh cãi đã nổi lên về chuyến viếng thăm sắp tới đến Yasukuni Shrine của Obama. Kế hoạch để xây dựng một viện bào tàng dưới tên gọi “Đài tưởng niệm hoà bình những nạn nhân chiến tranh” đã gặp phải sự phản đối của phe chính trị còn lại ở Nhật và ở nước ngoài. Họ phản đối ý kiến xây dựng viện bảo tàng này với mục đích tưởng nhớ về chiến tranh. Cuối cùng, một đài tưởng niệm tên là Showa Hall đã được xây dựng. Nhưng nó chỉ là một triển lãm nhạt nhẽo về đời sống chiến tranh ở Nhật, và tránh việc tham chiếu trực tiếp với trận chiến Trân Châu Cảng, trận Hiroshima và kể cả hoạt động tiền tuyến của cuộc chiến.

Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương có lẽ là kẻ thù lớn nhất của Mỹ. Nhưng hai nước này sau đó đã khôi phục được mối quan hệ như trước khi xung đột xảy ra. Sau giai đoạn bị Hoa Kỳ chiếm đóng (1945-1952), Nhật vẫn là đối tác chiến lược của Mỹ ở châu Á. Nhưng thực tế mà nói, chỉ đến năm ngoái thì hai quốc gia này mới ký thoả ước “Hợp tác Quốc phòng”, giúp đưa quan hệ quân sự song phương lên một tầm mới, cho phép Nhật có thể bảo vệ Mỹ và các đối tác của họ ở châu Á.

Quan điểm quốc gia khác biệt về chiến tranh Thái Bình Dương, tuy vậy, vẫn tồn đọng. Nhưng bằng cách bày tỏ sự thương tiếc của mình trước những tổn thất về con người của hai quốc gia trong cuộc chiến và vận động chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân, thì Tổng thống Obama vẫn có thể chứng minh cho Nhật và các đồng minh khác rằng chúng ta có thể đối đầu lịch sử. Cuộc viếng thăm này là để ràng buộc việc thắt chặt quan hệ hai nước và cũng là một dấu hiệu cho người Nhật thấy rằng họ được trân trọng như là đối tác của Mỹ về tư duy chiến lược.

Phục hồi quan hệ với Việt Nam

Trong khi Obama là vị Tổng thống thứ ba đến Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, những vấn đề tồn đọng từ những mâu thuẫn với Mỹ có thể được giải quyết. Chẳng hạn, có rất nhiều nhận định cho rằng Obama sẽ thông báo về viện trợ cho nạn nhân chất độc da cam và cải thiện môi trường, như ở Hiroshima, đây là những vết sẹo chiến tranh công nghệ mà Mỹ đã gây ra.

Tuần rồi, Obama cũng đã chính thức thông báo dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Việc này sẽ giúp cải thiện quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Bước đi cuối cùng này được xem là một phần chiến lược cân bằng hoá quan hệ của Mỹ ở châu Á. Việc này cũng giúp đệm lót cho Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề thống trị biển Đông, một vấn đề rất quan trọng đối với nền thương mại chung toàn cầu.

Đến thăm Nhật Bản và Việt Nam lần này – hai quốc gia châu Á mà Mỹ đã có cuộc chiến tranh đẫm máu – tổng thống Obama có thể nhấn mạnh sức mạnh của sự thăm hỏi và hoà giải. Với bước đi này, ông đang kết nối với thông điệp mà ông đã phát biểu trong bài diễn thuyết ở Prague năm 2009 rằng: Hoa Kỳ có trách nhiệm đạo đức làm những gì có thể để hướng tới một thế giới hòa bình, một thế giới không còn vũ khí hạt nhân. Thật khó để nghĩ ra một di sản phù hợp hơn nữa dành cho ông, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất ổn hiện nay.

Constantine Nomikos Vaporis – Giáo sư môn lịch sử, đại học Maryland, Baltimore, đăng tải qua The Conversation

Bạch Như biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét