Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Chuyến đi châu Á của Obama đánh dấu số phận khó khăn của Hiệp định TPP

Chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến châu Á tuần này cảnh báo rằng di sản của ông trong tương lai đang được treo bằng một sợi chỉ mỏng manh: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đây là một thỏa thuận thương mại khổng lồ, bắc nhịp cầu nối hàng chục quốc gia giáp Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ, Canada đến Nhật Bản và Úc, mất bảy năm để đàm phán và sẽ giảm thuế quan cũng như các rào cản thương mại khác giúp việc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn.

Cơ hội của hiệp ước đã mờ đi rất nhiều khi vấn đề mậu dịch tự do đi vào trọng tâm của chiến dịch thanh cử, do Donald Trump, Bernie Sanders, kết hợp nhiều bên cánh hữu và cánh tả chống lại những hiệp ước có thể lấy đi công ăn việc làm của người Mỹ. Người tiên phong của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã phát biểu bây giờ bà cũng phản đối TPP. Như vậy, cơ hội cho hiệp định này không còn nhiều.

Tổng thống Obama đã thúc giục các đồng minh của ông phớt lờ những lời chỉ trích và nhanh chóng chấp thuận nó, bất chấp sự phản đối trong chính nước của họ.

Chúng tôi đã kiểm tra chặt chẽ TPP và tự do thương mại trong những tháng gần đây để giúp độc giả hiểu rõ hơn là nó bao gồm những gì và cái gì đang bị đe dọa. Dưới đây là phần điểm qua một số bài báo từ Hoa Kỳ và từ các đồng nghiệp của chúng tôi ở những nơi khác.

Mỹ chống mậu dịch

Tự do mậu dịch và TPP có thể sống sót khi “quyền mới” (new right) lên ngôi?

Theo Charles Hankla của bang Georgia, quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là một trong những thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama. Nó có thể tồn tại trước cơn thủy triều chống mậu dịch trong cuộc đua vào ghế tổng thống không?

Mậu dịch tự do một lần nữa chia rẽ đảng Cộng hòa

Năm 1872, những người chủ trương mậu dịch tự do không nhất trí với đảng Cộng hòa non trẻ, đã đề cử một ứng cử viên của bên thứ ba chống lại Ulysses S. Grant và khuấy động 100 năm chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước của đảng Cộng hòa. Marc-William Palen của Đại học Exeter tự hỏi: có phải lịch sử đang lặp lại?

Chúng tôi có thể đã thông qua TPP rồi, nhưng phải chăng mậu dịch của Hoa Kỳ là đã “hết thuốc chữa”?

Tomas Hult ở tiểu bang Michigan chỉ ra việc ký kết TPP đi ngược lại với việc thị phần thương mại của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giảm dần như thế nào.

Hiệp định gồm những gì và vấn đề là gì

Hiệp ước thương mại TPP vẫn cần được cải tiến để bảo vệ các chính phủ tránh kiện tụng từ nước ngoài

Peter Yu tại ĐH Texas A & M cho rằng các thỏa thuận thương mại có thể và cần được cải tiến để tạo ra những biện pháp bảo vệ tốt hơn trong cơ chế cho phép các nhà đầu tư khởi kiện chính quyền.

TPP được tiết lộ: cuối cùng chúng tôi đã có thông tin chi tiết – và cần điều chỉnh sự thiếu dân chủ

Jean-Paul Gagnon thuộc Đại học Canberra lập luận, các cuộc đàm phán TPP bị bao phủ trong bí mật, và bây giờ khi các chi tiết được tiết lộ, nó chỉ cho thấy sự thiếu dân chủ rộng lớn hơn.

Điểm sáng trong ngày: TPP có thể là tin tốt cho ngành thủy sản bền vững

Tuy TPP bị chỉ trích về các hệ quả xấu cho môi trường, Margaret Young của Đại học Melbourne nhìn thấy hy vọng cho cuộc chiến chống đánh bắt quá mức.

Nông dân trồng lúa ‘thiêng’ của Nhật Bản chuẩn bị cho bản án tử hình từ TPP

Nicole Freiner của Đại học Bryant, người đã dành thời gian với những người nông dân cho biết, nông dân Nhật Bản lo lắng rằng TPP sẽ mở cửa cho một cơn lũ gạo đến từ Hoa Kỳ và sẽ kết thúc đường mưu sinh của họ.

Các quốc gia khác tham gia cân nhắc

Ông Turnbull đã nói với các nhà lập pháp Mỹ: hãy nhìn vào ‘bức tranh lớn’ những lợi ích của TPP

Theo Michelle Grattan của Đại học Canberra, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã trực tiếp vận động các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua TPP.

Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc thông qua TPP sau khi thực hiện những nhượng bộ về gạo, thịt bò

Freiner của ĐH Bryant viết, quyết định giảm hoặc loại bỏ thuế quan của Nhật Bản đối với gạo, thịt lợn và thịt bò có thể sẽ làm cho Thủ tướng đau đầu khi ông cố gắng đạt được các hiệp định thương mại thông qua quốc hội.

Liệu Trung Quốc có quan tâm đến việc bị loại ra khỏi nhóm thương mại xuyên Thái Bình Dương?

Một số người nói rằng TPP được thiết kế đặc biệt để loại trừ hoặc thậm chí bao vây Trung Quốc. Yu của ĐH Texad  A&M hỏi, liệu lãnh đạo của họ có quan tâm không?

The Conversation.
Minh Tuệ biên dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét