Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

4 ‘màn ảo thuật’ khoa học thú vị trên chương trình giải trí Jimmy Kimmel Live

Một ông thầy tiểu học tên Bob đã có 4 màn trình diễn ảo thuật khoa học tuyệt vời trên show truyền hình giải trí ăn khách Jimmy Kimmel Live.

Bob Pflugfelder là một ông thầy dạy khoa học. Ông rất biết cách truyền cảm hứng cho học trò thông qua những thí nghiệm thú vị thay vì chỉ đơn thuần gói gọn quanh những con số, phép tính hay công thức. Thậm chí ông có thể biến nó thành một món ăn tinh thần khoái khẩu, một màn giải trí lôi cuốn người xem. Và ông đã làm được chính điều này trên show truyền hình giải trí ăn khách Jimmy Kimmel Live.

1) Dầu và kính Pyrex

jimmy kimmel thi nghiem khoa hoc science bob (2)(Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Một chiếc cốc Pyrex (hãng chuyên sản xuất dụng cụ thí nghiệm) được nhúng vào bể nước trong suốt. Từ bên ngoài chúng ta có thể nhìn thấy chiếc cốc. Tuy nhiên, khi nhúng chiếc cốc vào bể dầu, nó dường như biến mất. Tại sao vậy?

Nguyên nhân nằm ở hệ số khúc xạ ánh sáng. Vì dầu ăn và kính Pyrex có cùng hệ số này, nên ánh sáng chiếu đến chúng rồi khúc xạ đến mắt chúng ta là song song, khiến chiếc cốc dường như biến mất khi ngâm vào trong bể dầu.

Video (từ 0:50 đến 4:55)

2) Khí phốt pho dạ quang

jimmy kimmel thi nghiem khoa hoc science bob (4)(Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Như chúng ta đã biết, cần đến 3 thứ để tạo ra lửa: nhiên liệu đốt, nhiệt và khí ôxy. Trong thí nghiệm này, thầy Bob sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của khí ôxy, mức độ nhiều ít của nó sẽ tác động như thế nào đến ngọn lửa được tạo thành.

Nhiên liệu đốt là bột phốt pho đỏ, một loại bột dễ cháy. Khi cháy, nó sẽ nhả khói trắng. Hai khối cầu bịt kín lần lượt được bơm khí ôxy tinh khiết và khí ôxy trong không khí (chiếm tỷ lệ 20%). Trong video, ngay khi khối cầu được mở nắp và chụp lên cây nến phốt pho đang cháy, phốt pho bắt đầy bốc cháy dữ dội, phát sáng rực rỡ, lấp đầy không gian bên trong khối cầu bằng khói trắng phát quang. Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ phát hiện khối cầu với ôxy tinh khiết “bốc khói” nhanh hơn khối cầu còn lại. Điều này cũng dễ hiểu vì nó phụ thuộc vào lượng khí ôxy có nhiều hay ít  trong bình.

Video (từ 5:00 đến 6:46)

Thí nghiệm phốt pho này khá cổ điển, có từ thế kỷ 17 khi nhà khoa học người Đức Hennig Brand tình cờ tạo ra phốt pho trắng nhờ đun sôi hàng trăm ga lông nước tiểu để chế tạo vàng. Tất nhiên, ông không thể tạo ra vàng bằng cách này, nhưng ông nhận thấy phốt pho trắng ông tạo ra có thể phát sáng trong bóng tối.

3) Tạo “biển lửa” với khí Mêtan lỏng

jimmy kimmel thi nghiem khoa hoc science bob (1)(Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Video (từ 6:50 đến 8:50):

Màn này trông rất tuyệt trên camera. Khí mê tan (CH4) là một nhiên liệu hóa thạch dễ cháy, thành phần chính của khí tự nhiên, dùng trong nấu ăn và sưởi ấm. Trong video là một bình mêtan dạng lỏng, được tạo ra bằng cách bơm mêtan dạng khí vào một bình đồng rồi nhúng xuống bể chứa nitơ lỏng. Thao tác này hạ nhiệt khí mê tan xuống dưới nhiệt độ sôi (hay nhiệt độ bay hơi), biến nó thành một chất lỏng rất lạnh, và rất dễ cháy.

Nhiệt độ bay hơi của

Nitơ lỏng: -196 độ C

Mêtan lỏng: -161 độ C

Thí nghiệm còn kết hợp một thứ nữa gọi là hiệu ứng Leidenfrost. Một cách đơn giản để hiểu hiệu ứng này là nghĩ đến thao tác đổ nước lạnh lên một cái chảo cực nóng. Các giọt nước sẽ trượt khắp mặt chảo, thay vì nằm im một chỗ. Đó là vì nó được nâng đỡ bởi một lớp màng hơi ngay khi tiếp xúc với mặt chảo. Điều tương tự áp dụng với nitơ lỏng và mêtan lỏng – khi hai dung dịch cực lạnh này tiếp xúc với sàn sân khấu ấm áp, nó ngay lập tức bốc hơi và trượt khắp mặt sàn. Trong quá trình bay hơi, giọt nước mêtan vẫn tiếp tục bốc cháy, tạo nên hiệu ứng “trượt ván” tuyệt đẹp.

hieu-ung-leidenfrostHình minh họa giọt nước trong hiệu ứng Leidenfrost. Giọt nước “lơ lửng” trên mặt sàn (hay mặt chảo) nóng nhờ được nâng đỡ bởi một lớp màng hơi, nên có thể trượt khắp mặt sàn. (Ảnh: Internet)

Xem video minh họa sau đây để hiểu rõ hơn về hiệu ứng Leidenfrost:

4) Súng nòng xoay bắn vỏ cuộn phim kiểu cũ, chạy bằng ethanol, kích hoạt bằng cuộn Tesla

jimmy kimmel thi nghiem khoa hoc science bob (5)(Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Trong video, thầy Bob cho một lượng ethanol (có trong đồ uống chứa cồn) vào một vỏ hộp cuộn phim kiểu cũ và kích hoạt nó bằng thiết bị bắn tia lửa điện. Vỏ hộp sẽ phóng ra như tên lửa. Áp dụng trên quy mô rộng hơn, thầy Bob chế tạo một khẩu súng nóng xoay có thể bắn nhiều vỏ hộp cuộn phim cùng lúc, nhưng lần lượt theo từng hàng. Thiết bị này sử dụng một cuộn Tesla 6.000 vôn để tạo tia lửa điện và một bánh xe quay.

Video (từ 8:59 đến hết)

Cùng xem 4 thí nghiệm khoa học trong 1 video dưới đây:

Video hậu trường chế tạo súng nòng xoay:

Sau cùng, đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó thú vị.

Quý Khải (theo Science Bob)

Xem thêm:



from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2k1egdi
via máy cửa nhôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét