Những tháng trước khi diễn ra cuộc cải tổ chính trị 5 năm của giới lãnh đạo Trung Quốc là thời gian kích thích sự tò mò nhất đối với các nhà quan sát về sự cạnh tranh giữa các chính trị gia cấp cao của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc được thăng tiến hoặc bị dồn ép ra khỏi vị trí quan trọng [trong chính quyền]. Các tin tức – chủ yếu là nửa thật, nửa đồn đoán – về sự mặc cả giữa các phe phái chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bắt đầu lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông tiếng Hoa ở nước ngoài và Hồng Kông. Gần đến cuối mùa hè, các quan chức cấp cao của Đảng thường hội ý riêng với nhau tại một khu nghỉ mát bí mật ven biển, để dàn xếp các thỏa thuận và nhượng bộ cuối cùng. Kết quả của những điều này sẽ được hiện thực hóa tại Đại hội Đảng được tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11.
Hai sự cố nổi tiếng vào tháng 1 năm 2017 đã khiến cho một quan chức quốc phòng thẳng thắn đã nghỉ hưu của Trung Quốc nhận thấy một động thái chính trị quan trọng có thể sẽ xảy ra trước mùa thu. Ông Xin Ziling, cựu giám đốc của ban biên tập tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, dự đoán rằng các biện pháp quan trọng sẽ diễn ra xung quanh hội nghị chính trị then chốt đầu tiên của Trung Quốc vào tháng 3.
Ông Xin Ziling, cựu giám đốc của ban biên tập tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Ảnh: Weibo.com)
Trong một cuộc phỏng vấn với Đại Kỷ Nguyên, ông Xin cũng đã chia sẻ suy nghĩ của ông về vụ mất tích của doanh nhân Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), cũng như về những ý kiến gây tranh cãi của thẩm phán hàng đầu trong chính quyền Trung Quốc, và về việc bộ máy tư pháp Trung Quốc tái khẳng định cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, một trong những chiến dịch chính trị lớn nhất đang diễn ra tại Trung Quốc.
Bộ máy tư pháp và bộ máy chính trị và pháp luật của Trung Quốc đang điên cuồng chống lại Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Xin nhận định và đưa ra 2 ví dụ.
“Ông Tập Cận Bình đã yêu cầu rõ ràng rằng ông muốn vụ án Lei Yang phải được xử công khai và công bằng” ông Xin nói. Năm 2016, anh Lei Yang, một nhà hoạt động môi trường người Trung Quốc đã tử vong sau khi bị bắt sai trái và bị ngược đãi bởi 4 cảnh sát Bắc Kinh. Vụ việc này đã khiến công chúng chú ý và hết sức tức giận. Ông Tập đã công khai yêu cầu xét xử minh bạch về vụ việc của anh Lei Yang, theo tuyên bố của ông được tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin vào ngày 21/5 năm ngoái. Dù vậy, 4 cảnh sát vẫn thoát khỏi bị buộc tội. Sự thất bại của ngành tư pháp Trung Quốc trong viêc truy tố 4 sĩ quan này đã khiến công chúng tức giận.
Nhưng vụ việc liên quan đến anh Lei Yang cũng cho thấy ‘bàn tay’ của bộ máy chính trị và pháp luật Trung Quốc, ông Xin Ziling cho biết. Các quan chức trong bộ máy này “đã làm việc cùng nhau để chống lại ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn”, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Xin cho biết bộ máy tư pháp Trung Quốc cũng tìm cách ‘ngáng chân’ ông Tập Cận Bình vào tháng 1 bằng cách công bố một bản cập nhật diễn giải pháp lý chống lại Pháp Luân Công. Diễn giải này lần đầu tiên được đưa ra kể từ khi nó được sửa lại vào năm 2002, trong đó dường như ám chỉ rằng chính quyền Tập Cận Bình đang tiếp tục chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công mà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân khởi xướng vào năm 1999.
Tuy nhiên, ông Xin cho rằng hoàn cảnh thực tế là khác hẳn.
“Khi triệu tập một hội nghị về tôn giáo, ông Tập Cận Bình đã chỉ rõ quan điểm của mình về Pháp Luân Công tới các quan chức cấp cao của Đảng”, ông Xin cho biết. Gần ngày lễ kỷ niệm quan trọng có liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 4, ông Tập đã tổ chức một cuộc họp cấp cao về tôn giáo mà ở đó ông Tập đã đưa ra tín hiệu rằng Đảng sẽ áp dụng một cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong việc đối xử với các nhóm tôn giáo.
Vì vậy, bản diễn giải cập nhật của bộ máy tư pháp Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, cho thấy sự chống đối của họ đối với ông Tập, và rằng họ “vẫn muốn làm theo cách của ông Giang Trạch Dân; Quyết định và cách giải thích mới của ông Tập Cận Bình đã không được áp dụng”, ông Xin cho biết.
Ông Xin Ziling tin rằng bộ máy tư pháp của Trung Quốc bám theo mệnh lệnh của ông Giang, vì các nhà lãnh đạo tư pháp hàng đầu lo sợ bị trả đũa.
“Ông Tập Cận Bình muốn tất cả các vụ kiện và vụ án pháp lý phải được tiếp nhận [để đưa ra xét xử], và hiện nay có hơn 200.000 đơn kiện hình sự chống lại ông Giang Trạch Dân” đang chờ xử lý tại Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Xin cho biết. Và nếu các vụ kiện được xử lý, ông Giang và những thuộc hạ của ông ta trong ngành tư pháp, bộ máy chính trị và pháp luật của Trung Quốc (những kẻ đàn áp chính) sẽ phải đối mặt với tội ác chống lại nhân loại. “Vì vậy, để bảo vệ chính bản thân mình, họ đã bắt tay, dấn thân vào pha phản công cuối cùng điên cuồng này,” ông Xin nói thêm.
‘Nếu ông Tập Cận Bình lùi bước trước thách thức của ngành tư pháp, ông sẽ để mất niềm tin của người dân Trung Quốc và uy tín chính trị của mình,’ ông Xin Ziling nói.
Cho rằng ông Tập đang buộc phải đưa ra lập trường, ông Xin dự đoán rằng “sẽ có động thái lớn trước kỳ họp Lưỡng hội [Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc]. Rất có khả năng phe đối lập sẽ bị giáng một đòn, và người dân Trung Quốc sẽ có một điều gì đó để ăn mừng“. Lưỡng hội là một là kỳ họp chính trị quan trọng vào đầu tháng 3 tới, bao gồm trên 3.000 thành viên của cơ quan lập pháp và cơ quan tư vấn chính trị [cấp cao] của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Sẽ có một sự thay đổi trong bối cảnh liên quan đến ông Tiêu Kiến Hoa”, ông Xin cho biết khi đề cập đến tỷ phú người Trung Quốc, người mà gần đây đã biến mất khỏi nơi ở sang trọng của mình tại Hồng Kông. Ông Tiêu được biết đến là một nhà tài trợ cho gia đình các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cũng là nhân vật rửa tiền hàng đầu thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân.
“Trong các vấn đề quân sự, chúng ta nói ông tham gia cuộc chiến của ông, tôi tham gia cuộc chiến của tôi. Điều đó cũng như vậy trong chính trị: Nếu như ta ‘tóm được’ nhân vật đứng đầu của phe chống đối, họ sẽ buộc phải chuyển sang ‘thành thật’. Sau đó, ta có thể khoanh vùng và xử lý bản diễn giải pháp lý chống lại Pháp Luân Công”, ông Xin Ziling nói.
Ông Xin tin rằng ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn chỉ có thể thẳng thắn với chiến dịch chống tham nhũng và những cải cách khác của mình nếu như họ đưa ông Giang Trạch Dân và cánh tay phải của ông Giang là cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng, ra trước công lý.
“Vấn đề của các ông Giang – Tăng phải được giải quyết trước Đại hội 19, nó không thể không được giải quyết,” ông Xin nói. “Vấn đề này liên quan đến cải cách chính trị ở Trung Quốc, uy tín quốc tế của Trung Quốc, và tất cả các cam kết ở trong nước. Nó cũng liên quan đến sự an toàn của cá nhân ông Tập và ông Vương”.
Những quan điểm của ông Xin Ziling về tình trạng đối kháng của các quan chức cấp cao trong Đảng đã được thông báo qua các kênh liên lạc của ông tới các nhân vật có tiếng nói ôn hòa trong giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, ông Xin cho biết. Ông Xin từ lâu đã được biết đến như một nhà cải cách trong tổ chức Đảng, và trong nhiều năm qua ông đã liên tục phát biểu với giới truyền thông độc lập với Đảng, và đôi khi ông được xem là chỉ trích Đảng mà không bị trừng phạt. Điều này là không bình thường ở Trung Quốc, nơi mà các bài phát biểu của cán bộ nghỉ hưu thường bị hạn chế cẩn thận, đặc biệt là khi phát biểu trước các phương tiện truyền thông nước ngoài, chưa kể các hãng truyền thông mà các nhân vật cứng rắn trong Đảng coi là thù địch.
Ông Giang Trạch Dân là người lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1989 đến năm 2002. Thông qua phe phái chính trị của mình, ông Giang tiếp tục đóng vai trò là người lãnh đạo trên thực tế của chính quyền Trung Quốc cho 10 năm sau đó [2002-2012].
Triều đại của ông Giang được đặc trưng bởi chế độ tham nhũng tràn lan, các quan chức làm giàu cá nhân và gia tăng thế lực chính trị của bản thân.
Ông Giang cũng giám sát một trong những chiến dịch chính trị bạo lực nhất ở Trung Quốc đương đại, với việc đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công, một môn khí công với số lượng người tham gia từ 70 triệu đến 100 triệu người vào cuối những năm 1990, lần lượt theo ước tính của chính phủ Trung Quốc và Pháp Luân Công.
Ông Tập Cận Bình đã tìm cách loại bỏ phe cánh của ông Giang, và củng cố sự kiểm soát của họ đối với chính quyền kể từ khi nhậm chức vào năm 2012. Tuy nhiên, vì cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng là đầy nguy hiểm, ông Tập và ông Vương đã “củng cố vị thế ở từng bước, và tránh lộ rõ bàn tay của mình trừ khi họ đảm bảo có được chiến thắng,” ông Xin Ziling nói.
Việc bắt giữ doanh nhân Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa, một người cộng tác rất quan trọng với phe cánh của ông Giang, là một dấu hiệu cho thấy vấn đề Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng sẽ được “xử lý hoàn toàn”, ông Xin cho biết.
Ông Xin nói thêm: “Mọi thứ sẽ được sống động trước khi Hai Phiên họp”.
Larry Ong và Rona Rui, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Phạm Duy tổng hợp
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2ll4UIj
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét