Nhắc đến Hà Nội những ngày Tết, người ta không thể không nói tới nạn “chặt chém”. Ở Hà Nội mặc dù có nhiều hàng quán sang trọng mọc lên nhưng những quán ăn bình dân nơi hè phố vẫn tồn tại hết năm này qua năm khác. Nguyên nhân là gì?
Nếu hỏi người Hà Nội, phần lớn đều đưa ra câu trả lời hết sức đơn giản rằng bởi vì đồ ăn ở đó rất ngon, giá cả vừa phải lại thoải mái ăn uống, trò chuyện.
Vì quán có đồ ăn ngon nên người dân chấp nhận những bất tiện như xếp hàng dài chờ đợi. Diện tích quán nhỏ xíu mà đông thực khách nên ai tìm đến đều xác định tốn kém thời gian vì chủ quán vừa làm vừa phục vụ.
Cảnh đông đúc ở quán bún ốc cô Thêm, nhiều người phải ngồi ghế thấp, chen chúc, tay bưng bát bún để ăn.
Gánh bún ốc từng lên sóng CNN chỉ nhỏ vỏn vẹn như thế này thôi.
Chưa kể đến việc đông khách nên rác khắp nơi.
Dù vậy, đổi lại thực khách được thưởng thức những bát bún hấp dẫn khiến họ như trở thành “con nghiện” cứ đi đâu là lại ghé quán đã ăn bất chấp xa hay gần.
Nhiều người nước ngoài và ngay cả với ở các tỉnh thành khác cũng thấy kỳ lạ khi thấy người ta chấp nhận những bất tiện, thậm chí là thiếu văn hóa chỉ để thưởng thức món ăn ngon. Đây như một nét văn hóa của người Hà Nội, thể hiện rõ quan điểm “không ăn thì thôi nhưng khi đã ăn thì phải ăn ngon”.
Quán ăn này nằm ngay vỉa hè và ăn sâu vào trong ngõ hẻm. Khách hàng đến đây, vừa phải chịu cảnh bưng bát bún trên tay, ngồi trên ghế nhựa thấp tè bất tiện, vừa phải ăn uống nơi vỉa hè đông đúc, bụi bặm.
Ăn uống tăng giá gấp đôi thậm chí hơn
Tuy nhiên, xét về giá cả lại là vấn đề gây bàn cãi muôn thuở. Ngoài những quán ăn giá cả bình dân, hiện tượng “chặt chém” đã không còn xa lạ đối dân Hà thành.
Ở quán bún ngan Nhàn, một bát bún ngan đùi đã là 50.000 đồng. Nếu ăn thêm trứng, tiết hoặc gọi thêm thịt, giá có thể lên mức 70.000-80.000 đồng/bát là bình thường.
Vì mỗi quán sở hữu một bí kíp nấu nướng riêng biệt. Chẳng hạn như quán bún ốc cô Thêm được ca ngợi bởi nước dùng chuẩn vị truyền thống.
Ở Bạch Mai có một hàng xôi bán buổi đêm cũng rất đông khách và giá thì chẳng rẻ chút nào. Trung bình của một suất xôi có giá 35.000 đồng. Nếu gọi thêm, khách có thể phải trả tới 50.000 đồng/suất. Hàng ăn này tuy không quá nổi tiếng nhưng đêm nào cũng đông người xếp thành hai hàng chờ đợi.
Gần đây, thông tin về một quán ăn “chặt chém” khách du lịch đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng. Theo đó, một hóa đơn ăn sáng cho 22 bát phở, 22 cốc trà đá và 2 chai C2 có giá lên tới 5 triệu đồng.
Thông tin được đăng tải lên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Theo một số nguồn tin cho rằng hóa đơn này không chính xác và thông tin không biết có tồn tại thực sự hay không nhưng tình trạng chặt chém như thế này vẫn diễn ra hàng năm và có cả những hóa đơn còn kinh khủng hơn thế này nhiều.
Không chỉ mặt hàng ăn uống, các dịch vụ gắn liền với tín ngưỡng đi chùa cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Giữ xe Tết lên giá
Nhắc đến nạn chặt chém bãi gửi xe không thể không kể đến khu vực phố cổ – bờ hồ Hoàn Kiếm. Giá vé gửi xe ở đây trong thời điểm “hot” có thể lên tới 50.000 đồng/xe máy và 300.000 đồng/xe ô tô.
Đến chợ cóc cũng hét giá
Do nhu cầu đi chợ của người dân trong dịp Tết tăng, nhiều tiểu thương bán rau xanh, thịt, cá đã bắt đầu kinh doanh từ mùng 2 Tết.
Theo thông tin từ VTC News, ngày mùng 5 Tết tại chợ Hàng Da, Thành Công, Châu Long (Hà Nội), một số loại rau xanh có mức tăng 50% so với thời điểm trước Tết và “hạ nhiệt” một chút trước đó 3 ngày.
Khoảng mùng 6, chậm nhất là mùng 8, giá của tất cả các mặt hàng “chặt chém, hét giá” sẽ trở lại giá trị thật sự của nó. Sở dĩ, vào thời điểm mùng 6, các trường học, bệnh viện, công nhân viên chức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau nghỉ lễ. Một lý do khác là cùng vào khoảng thời gian mùng 6, các cửa hàng kinh doanh, các doanh nghiệp, xí nghiệp cũng bắt đầu kinh doanh trở lại.
Mai Nhi (TH)
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2kVXuuv
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét