Những ngày gần đây, vụ học sinh lớp 2 của trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị gãy xương đùi đang dấy lên nhiều vấn đề khiến dư luận đặt câu hỏi. Dưới dây là diễn biến câu chuyện.
Trước đó, vào lúc 10g30 ngày 1/12/2016, gia đình anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của cháu Trần Chí Kiên – học sinh lớp 2A4, Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được điện thoại từ cô Đỗ Thị Hòe, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của cháu Kiên và thông báo việc cháu bị ngã gãy chân trong giờ ra chơi và đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tuy nhiên, theo lời kể của cháu Kiên thì cháu và các bạn cùng lớp có ra sân sau của trường chơi, khi có tiếng chuông hết giờ, tất cả chạy về lớp thì có va chạm với một chiếc xe Huyndai màu xanh nước biển. Khi đó trên xe có cô Hiệu trưởng (bà Tạ Thị Bích Ngọc) và một cô giáo khác.
Hiện trường Trường tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội)
Ngoài ra, anh Dũng cho biết có ít nhất 2 phụ huynh học sinh khác cho rằng họ có nghe bạn của con mình nói lại là cháu Kiên bị ô tô đâm trong giờ ra chơi. Kết hợp với nhận xét của các bác sỹ, anh Dũng khẳng định con mình bị ô tô đâm vào đùi phải khiến xương gãy rồi ngã về phía sau gây xước hông trái.
Tới 11g hôm đó, anh Dũng nhận được điện thoại của cô Nhung mời tới làm việc với nhà trường về vụ việc.
Theo anh Dũng, tại buổi làm việc giữa anh với nhà trường, gồm 4 người: Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Trần Thị Tần (Khối trưởng khối 2), cô Đỗ Thì Hòe (giáo viên dạy lớp 1 của cháu Kiên) và cô Trần Thị Thu Nhung (giáo viên chủ nhiệm lớp cháu). Nhà trường vẫn khẳng định cháu Kiên tự ngã do chạy nhảy ở sân sau chứ không phải đâm vào xe.
Thấy vô lý, anh Dũng yêu cầu ban giám hiệu làm rõ sự thật nguyên nhân gây ra thương tích cho con mình. Song 1 tuần trôi qua mà nhà trường không có phản hồi. Đến tối ngày 20/12/2016, một số giáo viên của trường tới nhà trao đổi với anh Dũng và khẳng định cháu Kiên tự ngã chứ không có chuyện ô tô đâm. Anh Dũng quyết định phản ánh sự việc với báo chí và các cơ quan chức năng.
Cháu Trần Chí Kiên
Chiều ngày 21/12, theo thông tin từ Vietnamnet, bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên khẳng định, vào thời điểm xảy ra sự việc của cháu Kiên, bà không có mặt tại hiện trường mà đang làm việc tại phòng mình.
Bà Nguyễn Thị Hương, hiệu phó nhà trường cũng xác nhận điều này đồng thời cho biết, vào buổi sáng xảy ra sự việc, không có bất cứ chiếc xe nào trong số 3 chiếc xe của các giáo viên nhà trường ra vào sân trường.
Ông Nguyễn Quang Trung (người đã bế cháu K vào phòng y tế) cũng khẳng định, sáng ngày 1/12 không có bất cứ xe nào đi vào trong sân trường.
Sau đó, bà Nguyễn Thị Phương được hiệu trưởng cho tổ chức khảo sát lấy ý kiến của học sinh và nhân viên toàn trường về vụ tai nạn của cháu Kiên hôm 1/12 nhằm trả lời thắc mắc của phụ huynh. Từ phiếu khảo sát các học sinh, bà Ngọc tiếp tục khẳng định cháu Kiên chạy va vào đầu ô tô đậu trong sân trường rồi bật ra dẫn đến thương tích.
Tuy nhiên, trong vấn đề này, anh Dũng lại cho rằng, việc nhà trường tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh trong trường chứ không phải một vài cháu cùng lớp và chạy chơi cùng cháu Kiên trong giờ ra chơi hôm 1/12 là một hành động mang tính “đối phó” với gia đình anh và cho rằng, học sinh không dám nói ra sự thật vì đã có sự hướng dẫn.
Hiệu trưởng viết tâm thư cho báo chí
Trong bức thư gửi cơ quan báo chí đề ngày 13/2, bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên cho biết, do sức khỏe yếu nên vào 6g30 sáng 1/12/2016 (hôm xảy ra tai nạn với cháu Trần Chí Kiên) bà đã nhờ cô Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường gọi taxi Mỹ Đình đi bệnh viện khám bệnh.
Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên – Tạ Thị Bích Ngọc.
Trong quá trình ngồi taxi và đi vào trường từ cổng sau, bà khẳng định không có vụ ca chạm nào xảy ra và làm việc bình thường. Khi bà Ngọc đang làm việc ở phòng tài vụ thì cô Hòe, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 mới vào báo cáo có học sinh chạy nhảy nô đùa ngã ở sân sau, chính là cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4.
Đến ngày 19/12/2016, khi nhận được thông tin từ phòng giáo dục nói rằng có dư luận nói cô Hương lái xe chở bà Ngọc đâm vào học sinh trong sân trường, bà Ngọc cho rằng, do mình mải chạy theo giải thích việc này nên “vô tình không để ý đến chi tiết cô Ngọc và cô Hương có đi taxi vào trường”.
Trong bản “Báo cáo sự việc cần xem xét” gửi tới báo chí hôm 13/2/2017, bà Tạ Thị Bích Ngọc mà cô Tạ Thị Bích Ngọc có nói thêm: “Việc làm phiếu khảo sát cô Nhung đã tư vấn cho cấp ủy, ban giám hiệu, chúng tôi đã tiếp thu ý kiến của gia đình, thống nhất mẫu phiếu khảo sát và giao cho cô Hương chỉ đạo các cô giáo có liên quan làm rõ việc này”.
Tài xế taxi liên quan đến vụ việc lên tiếng
Theo anh Dũng, vào ngày 10/2, Công an Hà Nội đã tìm ra lái xe taxi gây tai nạn cho cháu Kiên là ông Trần Quốc Tuấn (sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Do ông Tuấn không được tiếp xúc với người ngoài theo yêu cầu của cơ quan chức năng nên vụ việc được bà Mạnh Thị Hoa, vợ của ông Tuấn kể lại.
Bà Mạnh Thị Hoa.
Bà Hoa chia sẻ, ngày 1/12/2016, chồng bà chở hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên và một cô giáo từ bệnh viện Việt Đức về trường.
Khi về tới trường, một trong 2 cô ngồi trê xe gọi cho bảo vệ mở cổng để ô tô đi vào. Khi xe đi vào đến sân trường thì đụng phải một học sinh, chính là cháu Kiên, con trai anh Dũng.
Sau đó, ông Tuấn xuống xe mở cửa cho cô giáo và cô này tới đỡ học sinh bị ngã còn cô hiệu trưởng thì đi thẳng vào trong. Sau đó, một cô giáo nói với ông Tuấn là không có việc gì cứ lái xe đi nên ông Tuấn đã lái xe đi.
Các giáo viên khác nói gì?
Sau khi biết sự việc, nhiều giáo viên khác cho rằng cố một số chi tiết liên quan đến vụ việc không chính xác.
Như báo Người lao động đưa tin, ngày 17/2, cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2 cho biết, hôm xảy ra tai nạn, cô được một số học sinh trong lớp chơi đùa với cháu Kiên kể lại chi tiết: “Con chạy sau bạn Kiên, thấy bạn bị xe taxi đâm vào và ngã ra. Cô Hiệu phó đi mở cửa bên này đi xuống xem bạn Kiên có sao không thì con chạy vòng sang cửa xe bên kia, chỗ cô Hiệu trưởng ngồi để mách cô là bạn Kiên bị xe đâm…”.
Cô Trần Thị Thu Nhung.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tú, một giáo viên lớp 5, cho biết buổi trưa khi phát phiếu khảo sát, bản thân cô Nhung và nhiều giáo viên không có mặt ở trường. Vì thế, không thể nói 100% giáo viên và học sinh được tham gia vào cuộc khảo sát được thực hiện trưa 15/12/2016.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tú
Khu xảy ra tai nạn ở vị trí sân sau là nhà để xe, cấm học sinh chơi ở khu đó. Vụ tai nạn chỉ có bảo vệ và cô giáo hiệu trưởng và hiệu phó biết”, cô Tú chia sẻ.
Trong khi đó, cô Hương và các cô giáo trong đoàn chỉ nói phát phiếu khảo sát về an toàn và an ninh trường học phục vụ cho việc thanh tra tháng 3 của Phòng Giáo dục và Đào tạo chứ không hề nói khảo sát về vụ việc cháu Kiên bị gãy chân.
Phiếu khảo sát.
Ngoài ra, việc cô Hòe – giáo viên lớp 1A5 báo cáo lại cho ban giám hiệu việc học sinh Trần Chí Kiên bị ngã cũng không đúng sự thật vì cô Hòe không biết sự việc cho đến khi cô Nhung xuống phòng giám hiệu.
Chia sẻ quanh câu chuyện này, cô Nhung cho biết: Hiện nay tập thể giáo viên rất tâm tư vì bị dư luận hiểu nhầm và họ sẵn sàng đứng lên nói đúng sự thật. Để xảy ra sự việc như này bản thân cô thấy có trách nhiệm với học sinh của mình. Không chỉ có tôi mà rất nhiều giáo viên trong trường bức xúc, nhất là khi dư luận cho rằng các cô giáo dối trá trong khi làm phiếu khảo sát về việc của cháu Kiên”, thông tin dẫn từ Trí Thức Trẻ.
Mai Nhi (TH)
Xem thêm:
from Đại Kỷ Nguyên http://ift.tt/2l5cicg
via máy cửa nhôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét