Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Giới luật sư Trung Quốc nói về Pháp Luân Công nhân kỷ niệm 17 năm “Sự kiện 25.4”

Sự kiện kháng nghị ôn hòa tại Bắc Kinh ngày 25/4/1999 của học viên Pháp Luân Công đã khiến cả thế giới chú ý, cũng là sự kiện mở màn cho hoạt động giảng chân tướng, nói rõ sự thật của học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới, tính cho đến nay đã được 17 năm.

Do đặc điểm nghề nghiệp, giới luật sư ở Trung Quốc Đại Lục có nhiều cơ hội tiếp xúc với học viên Pháp Luân Công, nhiều người vì được trải nghiệm tâm tính ôn hòa, thân thiện của học viên Pháp Luân Công mà thay đổi thái độ: Từ thờ ơ lạnh nhạt thành cảm phục tinh thần kiên trì theo đuổi con đường tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn của học viên Pháp Luân Công. Trong ngày kỷ niệm đặc biệt năm nay, giới luật sư đã chia sẻ sự trân trọng và biểu dương tinh thần của Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công giúp con người vững vàng hơn trên con đường theo đuổi chính nghĩa

Luật sư Cao Thừa Tài ở Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn truyền thông đã cho biết, ngày 25/4/1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh kháng nghị ôn hòa, giúp tinh thần của “phúc âm” Pháp Luân Công lan tỏa khắp nơi.

Trong cái nhìn của ông, Pháp Luân Công truyền bá giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, trong khi ông Giang Trạch Dân tôn sùng chủ nghĩa độc đoán, vì thế đã ra tay bức hại Pháp Luân Công. Việc ông Giang Trạch Dân huy động toàn cỗ máy quốc gia cuốn vào thanh trừng đoàn thể người tín ngưỡng lương thiện là không thể chấp nhận được.

Luật sư Cao Thừa Tài thẳng thắn thừa nhận, trước đây bị ảnh hưởng bởi hệ thống tuyên truyền một chiều của nhà nước, không tiếp xúc với học viên Pháp Luân Công nên không hiểu đúng vấn đề. Trước khi quen biết những học viên Pháp Luân Công vào năm 2013, ông luôn khinh thường những người theo tín ngưỡng Pháp Luân Công, trong tâm thức luôn cho rằng họ là những người không bình thường…

Ông xúc động nói: “Từ thực tiễn làm tôi thay đổi, nhờ tham gia biện hộ cho những học viên Pháp Luân Công gặp nạn khiến tôi cảm nhận được những người theo tín ngưỡng Pháp Luân Công rất đáng yêu, họ luôn sống chân thành và lương thiện với mọi người, luôn giữ được tinh thần khiêm tốn, nhẫn nhịn. Đây là những đức tính mà người Trung Quốc Đại Lục đang bị mai một”.

Hệ thống Tư pháp Trung Quốc Đại Lục thay đổi thái độ nhờ các vụ án Pháp Luân Công

Luật sư Cao Thừa Tài còn cho biết, học viên Pháp Luân Công còn làm thay đổi nhiều cán bộ xử án của hệ thống tư pháp, “cho dù hoạt động trấn áp Pháp Luân Công vẫn chưa nới lỏng, nhưng theo tôi được biết, nhiều nhân viên trong hệ thống tư pháp Trung Quốc Đại Lục đã có thay đổi nhận thức về Pháp Luân Công nhờ tham gia vào những vụ án Pháp Luân Công.”

“Học viên Pháp Luân Công khi ở trong lao tù hay trong phòng thẩm vấn vẫn luôn giữ được tâm thái quang minh chính đại. Bất cứ một người bình thường nào cũng nhận thấy họ không giống như những người phạm pháp, họ là những người lương thiện, hiền lành, kiên định trên con đường rèn luyện tâm tính mà họ lựa chọn”.

Ông nhận thấy, từ phong trào kiện Giang vào tháng 5/2015 đến nay, hệ thống Tư pháp Trung Quốc Đại Lục không còn mạnh tay đối với Pháp Luân Công nữa. Ông nói: “Thời đen tối đã qua đi, ánh sáng đã trở lại, tôi sẽ sánh bước cùng những người bị nạn để đấu tranh chống lại thói giả dối, tà ác, để ánh sáng được lan tỏa.”

Bức hại Pháp Luân Công làm đạo đức xã hội xuống cấp

Luật sư Nhậm Toàn Ngưu ở Hà Nam trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên đã cho biết:

Việc chính quyền Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công gây nguy cơ về tín ngưỡng trong xã hội, xã hội mà chỉ còn những con buôn chỉ biết đến lợi nhuận thì đạo đức cũng không còn! Vì chủ nghĩa sùng bái kim tiền khiến loài người làm hại lẫn nhau, ai cũng đề phòng nhau, họ chê cười người nghèo chứ không chê cười gái điếm! Đạo đức xã hội lao dốc, thương nhân vì lợi mà không từ thủ đoạn, phá hoại môi trường, việc cấu kết giữa thương nhân và quan chức cũng từ đây mà ra!”

Có luật sư bổ sung ý kiến cho rằng, bức hại Pháp Luân Công làm tinh thần pháp trị đi giật lùi.

Một luật sư Quảng Đông chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên: “Tự do tín ngưỡng là tự do đầu tiên, là quyền lợi chính trị quan trọng nhất, vì thế trấn áp tín ngưỡng là vi phạm quyền lợi chính trị của công dân; tín ngưỡng là một trong những trụ cột đạo đức quan trọng, đàn áp tôn giáo tín ngưỡng là phá hoại nền tảng đạo đức, vì thế làm đạo đức xã hội lao dốc.”

Ông còn cho biết: “Xưa nay tôi luôn xem Pháp Luân Công là tổ chức tiêu biểu nhất trong việc hóa giải đấu tranh.”

Tên tuổi những kẻ đàn áp Pháp Luân Công bị đóng đinh vào cây cột ô nhục của lịch sử

Hiện nay, ngày càng có nhiều luật sư ở Trung Quốc Đại Lục sẵn sàng biện hộ cho Pháp Luân Công, lên tiếng bênh vực cho Pháp Luân Công tại tòa. Luật sư Lưu ở Đại Lục là một trong số đó, ông đã chia sẻ công khai với giới truyền thông rằng Pháp Luân Công không có tội, “chỉ vì truyền bá Pháp Luân Công mà bị phán tội, tôi cho rằng đây là cách phán tội vô lý! Truyền bá Pháp Luân Công là truyền bá tín ngưỡng, là phù hợp quyền tự do tín ngưỡng, vì thế không thể xem là có tội.”

Còn luật sư Nhậm Toàn Ngưu nói thẳng: “Tín ngưỡng Pháp Luân Công là niềm hy vọng cuối cùng về mặt tín ngưỡng của người Trung Quốc, là niềm hy vọng của Trung Quốc!” Ông cũng chia sẻ lo lắng nhiều người bị ảnh hưởng vì chính quyền Trung Quốc tuyên truyền yêu ma hóa về Pháp Luân Công, khiến người ta hiểu sai đi, ông mong những người Trung Quốc hiểu được sự thật. Luật sư Nhậm Toàn Ngưu nói:

Đây là cuộc chiến giữa chính và tà, là cuộc chiến giữa tự do và chuyên chế, giữa bạo lực và phi bạo lực! Sự thật bao giờ cũng được ánh sáng chiếu rọi, những người theo tín ngưỡng thì không thể có tội, chỉ bạo lực mới là tội, vì nó chà đạp nhân quyền! Lịch sử sẽ chứng minh những người tu luyện Pháp Luân Công cần được bảo vệ, còn bạo lực trấn áp phải bị phán xét! Trong thực tế lịch sử đã chứng minh, những kẻ dùng bạo lực đàn áp tín ngưỡng luôn thất bại!”

Luật sư Cao Thừa Tài cho rằng, những kẻ đàn áp Pháp Luân Công khó thoát bị quả báo. Ông nói: “Trong suốt 17 năm qua, dù chính quyền Trung Quốc bạo hành Pháp Luân Công nhưng không thể làm các học viên Pháp Luân Công suy sụp, hiện những người tin theo Pháp Luân Công đã lan khắp năm châu bốn biển, phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Những kẻ đàn áp Pháp Luân Công đã bị đóng chặt vào cây cột ô nhục của lịch sử, chắc chắn sẽ bị ác báo; hệ quả rõ nhất mà ai cũng thấy là những kẻ hành ác như Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, Trương Việt, Mã Kiến… đều đã ngã ngựa”.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét