Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Chia sẻ gây bình luận sôi nổi trên mạng của nữ biên tập viên CCTV là sự kiện giả tạo?

Biên tập viên Thân Vũ Hồng của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) chia sẻ trên Weibo về vụ việc tiêu cực liên quan đến giới cảnh sát Trung Quốc. Có bình luận cho rằng thời buổi này mà dám công khai chia sẻ những chuyện này là phải có người giật dây phía sau. Truyền thông ngoài Trung Quốc tiết lộ, nữ biên tập viên này là người từng phụ trách chuyên mục liên quan đến vụ tự thiêu giả mạo ở quảng trường Thiên An Môn.

Chia sẻ của phóng viên Thân Vũ Hồng có mục đích chính trị?

Ngày 22/5 vừa qua, nữ biên tập viên Thân Vũ Hồng của đài CCTV chia sẻ trên mạng rằng, sém chút nữa cô đã biến thành Lôi Dương thứ hai (một thạc sỹ trên đường ra sân bay lại bị cảnh sát bắt vì tình nghi “mua dâm”, anh này chết ngay tối hôm đó với thân thể đầy thương tích). Cô kể khi vừa ra khỏi Đài Truyền hình chưa được 200 mét thì bị một nhóm cảnh sát chặn xe lại hỏi “Làm việc gì?” Cô đáp: “Đài Truyền hình Trung ương”. Cảnh sát hỏi tiếp: “Lại là Đài Truyền hình, nhưng làm việc gì?” Cô Thân Vũ Hồng trả lời: “Trước khi các anh làm việc phải trình giấy tờ cho tôi biết!” Cảnh sát vừa nghe liền quát: “Dám ngang bướng hả? Cho cô biết, chúng tôi có thể bắt cô nếu muốn!” Thân Vũ Hồng mạnh miệng: “Các anh thử xem, tôi sẽ bắt các anh phải quỳ gối thả tôi ra!” Một viên cảnh sát làm động tác rút súng ra, nhưng bị một cảnh sát khác ngăn lại.

Cuối cùng cô Thân Vũ Hồng nói: “Tôi không biến thành Lôi Dương! May quá!”

Chia sẻ của cô Thân Vũ Hồng đã gây bàn luận sôi nổi. Có người phản hồi: Đài Truyền hình Trung ương và cảnh sát đều cùng một loại mà thôi; “quản bút và báng súng” , hai kẻ đặc quyền trong thể chế thị uy lẫn nhau.

Có cư dân mạng cho biết: Phóng viên của CCTV kể câu chuyện này chắc chắn có giật dây phía sau, đây là màn kịch để chuyển hướng chú ý khiến mọi người không còn tập trung vào sự kiện Lôi Dương nữa.

Thân Vũ Hồng từng tạo giả sự kiện

Cùng thời điểm, nhiều cơ quan truyền thông hải ngoại tiết lộ cô Thân Vũ Hồng từng tham gia tạo giả sự kiện trong vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn.

Ngày 23/1/2001, tại Bắc Kinh đã xảy ra sự kiện “tự thiêu giả tại Thiên An Môn”, trong đó bé gái 12 tuổi tên Lưu Tư Ảnh đã “bị bỏng nặng” và được chuyển vào bệnh viện Tích Thủy Đàm ở Bắc Kinh. Chuyên mục do biên tập viên Thân Vũ Hồng phụ trách phỏng vấn bé Lưu Tư Ảnh bị truyền thông quốc tế nghi ngờ làm giả, còn toàn bộ vụ án tự thiêu tại Thiên An Môn đã được chứng minh là vụ án giả, mục đích để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Phóng viên phỏng vấn bé Lưu Tư Ảnh không mang đồ bảo hộ, bé Lưu Tư Ảnh được phẫu thuật khí quản nhưng lại có thể nói chuyện bình thường và ca hát (Ảnh chụp từ video).Phóng viên phỏng vấn bé Lưu Tư Ảnh không mang đồ bảo hộ, bé Lưu Tư Ảnh được phẫu thuật khí quản nhưng lại có thể nói chuyện bình thường và ca hát (Ảnh chụp từ video).

Ngày 1/3/2001, chương trình “Phỏng vấn tiêu điểm” đã phát sóng chuyên đề “Hãm hại trẻ em, tội không thể dung thứ” liên quan đến bé Lưu Tư Ảnh do cô Thân Vũ Hồng phụ trách. Nội dung chương trình nhắc đến việc bé Lưu Tư Ảnh sau khi được chuyển vào bệnh viện không những phải làm phẫu thuật cắt khí quản mà còn bị phỏng nặng phải cách ly. Nhưng trong đoạn clip do CCTV phát thì bé Lưu Tư Ảnh có thể nói chuyện lưu loát với phóng viên, và phóng viên thì không mặc đồ cách ly.

Trong sách “Đại thảm sát” (The Slaughter), ông Ethan Gutmann cũng đưa ra nghi vấn về vấn đề này. Ông cho biết, một phóng viên của CCTV không mặc quần áo vô trùng lại dẫn theo tổ làm phim mang vi trùng vào phòng bệnh của người bị bỏng nặng, như vậy sẽ gây nhiễm khuẩn cho người bị bỏng, còn bé Lưu Tư Ảnh vừa được làm phẫu thuật khí quản sao có thể trả lời phỏng vấn của phóng viên CCTV, thậm chí còn ca hát làm mọi người phải xúc động.

Phóng viên điều tra độc lập người Mỹ Ethan Gutmann, tác giả sách “Đại thảm sát” và “Mất Trung Quốc mới” (Ảnh: Lichen/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).Phóng viên điều tra độc lập người Mỹ Ethan Gutmann, tác giả sách “Đại thảm sát” và “Mất Trung Quốc mới” (Ảnh: Lichen/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Ông Danny Schechter, nhà sản xuất chương trình độc lập người Mỹ cũng đặt ra nghi vấn tương tự. Ông cho rằng đây là sự kiện không bình thường. Với chính quyền Trung Quốc, những vấn đề nhạy cảm thường không thể đưa tin nhanh chóng, vì phải qua điều tra một thời gian. Vậy mà chỉ trong vài tiếng sau sự kiện này, Tân Hoa Xã lại có thể đưa tin, cho thấy câu chuyện không bình thường.

Vào tháng 8/2001, Tổ chức Giáo dục Quốc tế (IED) đã chỉ ra, vụ tự thiêu tại Thiên An Môn là do chính quyền đạo diễn: “Theo một đĩa video chúng tôi có được về vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn, chúng tôi khẳng định vụ án này do chính quyền đạo diễn.”

Ông Ethan Gutmann nhận định, mục đích của vụ án này là để diệt trừ tận gốc Pháp Luân Công, được Phòng 610 bật đèn xanh, từ đây chính quyền Trung Quốc có thể thoải mái hơn trong việc ngược đãi những người theo Pháp Luân Công bị giam giữ.

Nhiều người cho rằng, lần này phóng viên Thân Vũ Hồng lại tiếp tục tạo ra một sự kiện giả tạo.

Theo Secretchina
Osla biên dịch

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét